Đề Kiểm Tra Hoá 9 HK 1 Sở GD&ĐT Tỉnh Bến Tre Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
147

Đề kiểm tra Hoá 9 hk 1 Phòng GD&ĐT Tỉnh Bến Tre có đáp án và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẾN TRE

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (TH): Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau: (Ghi rõ điều kiện nếu có)

$Zn\xrightarrow{{\left( 1 \right)}}ZnC{l_2}\xrightarrow{{\left( 2 \right)}}Zn{(OH)_2}\xrightarrow{{\left( 3 \right)}}ZnO\xrightarrow{{\left( 4 \right)}}ZnS{O_4}\xrightarrow{{\left( 5 \right)}}Zn$

Câu 2 (TH): Viết phương trình hóa học và cho biết hiện tượng khi làm các thí nghiệm sau:

a) Cho nhôm vào dung dịch axit sunfuric loãng.

b) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natri clorua.

Câu 3 (TH): Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ bị mất nhãn sau: H2SO4, Na2SO4, NaNO3. Viết phương trình hóa học (nếu có).

Câu 4 (VD): Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với dung dịch Ba(OH)2 0,5M, sản phẩm là BaCO3 và H2O.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng kết tủa thu được.

c) Tính thể tích của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

Câu 5 (VD): Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và CuO tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl thu được 3,36 lít H2(đktc).

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu

c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại, bazo, muối để viết được phương trình.

Giải chi tiết:

$\begin{gathered}(1){\mkern 1mu} Zn + 2HCl\xrightarrow{{}}ZnC{l_2} + {H_2} \hfill \\(2){\mkern 1mu} ZnC{l_2} + NaO{H_{{\mkern 1mu} vua{\mkern 1mu} du}}\xrightarrow{{}}Zn{(OH)_2} \downarrow  + 2NaCl \hfill \\\end{gathered}$

$\begin{gathered}(3){\mkern 1mu} Zn{(OH)_2}\xrightarrow{{t^\circ }}ZnO + {H_2}O \hfill \\(4){\mkern 1mu} ZnO + {H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}ZnS{O_4} + {H_2}O \hfill \\(5){\mkern 1mu} ZnS{O_4} + Mg\xrightarrow{{}}Zn + Mg{(N{O_3})_2} \hfill \\\end{gathered}$

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

Hiện tượng là những gì quan sát được bằng mắt thường như sự thay đổi về màu sắc dung dịch, có xuất hiện kết tủa hay không, có khí thoát ra hay không, kết tủa hay khí màu gì, có mùi không….?

Giải chi tiết:

a) Hiện tượng: nhôm tan dần và có khí không màu thoát ra

PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

b) Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng

PTHH: AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng quỳ tím và thuốc thử đặc trưng để nhận ra nhóm SO42-

Giải chi tiết:

– Lấy mỗi chất một ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

– Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch trên

+ quỳ chuyển đỏ: H2SO4

+ quỳ không đổi màu: Na2SO4 và NaNO3

– Cho dd Ba(NO3)2 vào các dung dịch quỳ tím không đổi màu

+ Xuất hiện kết tủa trắng là: Na2SO4

PTHH: Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓ + 2NaNO3

+ Không có hiện tượng gì là NaNO3

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

a) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

b), c) Đổi số mol CO2, dựa vào PTHH tính toán BaCO3 ; HCl theo số mol CO2

Giải chi tiết:

${n_{C{O_2}}}_{(dktc)} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1{\mkern 1mu} (mol)$

a) PTHH: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

b) Theo PTHH: nBaCO3 = nCO2 = 0,1 (mol)

Khối lượng kết tủa: mBaCO3 = nBaCO3×MBaCO3 = 0,1×197 = 19,7 (mol)

c) Theo PTHH: nBa(OH)2 = nCO2 = 0,1 (mol)

Thể tích dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là: VBa(OH)2 = nBa(OH)2 : CM = 0,1 : 0,5 = 0,2 (lít)

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

b) Đổi số mol H2, dựa vào PTHH tính số mol Fe theo số mol H2

Từ đó tính được khối lượng Fe và CuO

c) Tính số mol HCl theo số mol của Fe và CuO

Giải chi tiết:

a) PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑  (1)

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O  (2)

b) ${n_{{H_2}(dktc)}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15{\mkern 1mu} (mol)$

Theo PTHH (1): nFe = nH2 = 0,15 (mol)

Khối lượng của Fe là: mFe = nFe×MFe = 0,15×56 = 8,4 (g)

Khối lượng của CuO là: mCu­O = mhh – mFe = 10 – 8,4 = 1,6 (g)

c) nCuO = mCuO : MCuO = 1,6 : 80 = 0,02 (mol)

Theo PTHH (1): n­HCl = 2nFe = 2×0,1 = 0,2 (mol)

Theo PTHH (2): nHCl = 2nCuO = 2×0,02 = 0,04 (mol)

Tổng mol HCl là: 0,2 + 0,04 = 0,24 (mol)   200 (ml) = 0,2 (l)

Nồng độ mol của dd HCl đã dùng là: ${C_M}HCl = \frac{{\sum {{n_{HCl}}} }}{{{V_{HCl}}}} = \frac{{0,24}}{{0,2}} = 1,2{\mkern 1mu} (M)$

Bài trướcĐề Thi Hoá 9 HK 1 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Gò Vấp Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Hoá 9 HK 1 Trường THCS Ái Quốc Hải Dương Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây