Đề Kiểm Tra Hoá 9 HK 1 Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Phúc Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
140

Đề kiểm tra Hoá 9 hk 1 Phòng GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Phúc có đáp án, trắc nghiệm và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): Oxit nào sau đây phản ứng được với nước (ở điều kiện thường) tạo ra dung dịch bazơ?

A. Na2O.  B. PbO. C. FeO.  D. FeO.

Câu 2 (NB): Chất tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

A. Ag. B. Cu.  C. ZnO.  D. SO2.

Câu 3 (NB): Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy?

A. KOH. B. NaOH. C. Cu(OH)2.  D. Ba(OH)2.

Câu 4 (TH): Cặp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. CuSO4, Fe(OH)3.  B. CO2, SO2.  C. KOH, CuCl2.  D. CuO, SO2.

Câu 5 (TH): Chất dùng để khử chua đất trồng trọt trong nông nghiệp là

A. CaO.  B. CaSO4C. Ca(NO3)2.  D. CaCl2.

Câu 6 (VD): Cho 5,4 gam kim loại Al tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được V lít H2(đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.  B. 4,48.  C. 0,672.  D. 0,448.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 7 (VD): Cho các chất sau: SO2, CuCl2, MgO, Mg, Ba(OH)2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các chất trên tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH

b) Dung dịch H2SO4 loãng

Câu 8 (TH): Cho 4 dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl, Ba(OH)2, NaCl được đựng trong 4 lọ mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết dung dịch trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có)

Câu 9 (VD): Hòa tan x gam Al2O3 bằng 400 ml dung dịch H2SO4 0,3M vừa đủ (D = 1,2 g/ml).

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính x.

c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng.

(Cho: Al = 27, O = 16, H = 1,S = 32)

Đáp án

1-A 2-C 3-C 4-B 5-A 6-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học về oxit sgk hóa 9 – trang 4

Giải chi tiết:

Na2O tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dd bazo

PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

Câu 2: Đáp án C

Phương pháp giải:

Các oxit bazơ và các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa sẽ phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng.

Giải chi tiết:

A,B loại vì Ag, Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa

C. Thỏa mãn: PTHH: ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

D. Loại vì SO2 là oxit axit

Câu 3: Đáp án C

Phương pháp giải:

Các bazơ không tan trong nước dễ bị nhiệt phân hủy

Giải chi tiết:

KOH, NaOH, Ba(OH)2 là các dd bazo tan nên không bị nhiệt phân

Cu(OH)2 là bazo không tan nên bị phân hủy theo PTHH: $Cu{(OH)_2}\xrightarrow{{{t^0}}}CuO + {H_2}O$

Câu 4: Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của dd NaOH

+ Tác dụng được oxit axit, dd axit, dd muối (điều kiện: tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi)

Giải chi tiết:

A. Loại Fe(OH)3 không có pư

B. Thỏa mãn

PTHH minh họa: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

C. Loại KOH

D. Loại CuO

Câu 5: Đáp án A

Phương pháp giải:

Đất bị chua là đất có môi trường axit → chọn chất cho thêm vào đất để trung hòa bớt lượng axit

Giải chi tiết:

Chọn CaO cho vào đất, CaO sẽ tan vào trong nước tạo ra dd kiềm Ca(OH)2; dd kiềm này sẽ trung hòa bớt lượng axit có trong đất, từ đó làm cho đất bớt chua.

PTHH minh họa: CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 6: Đáp án A

Phương pháp giải:

Đối số mol Al theo công thức: ${n_{Al}} = \frac{{{m_{Al}}}}{{{M_{Al}}}} = ?$

Viết PTHH xảy ra, tính toán mol H2 theo số mol Al. Từ đó tính được ${V_{{H_2}}}(dktc) = {n_{{H_2}}} \times 22,4 = ?$

Giải chi tiết:

nAl = mAl MAl = 5,427=0,2(mol)

PTHH: 2Al + 6HCl ⟶ 2AlCl3 + 3H2↑

Theo PTHH: nH2 = 32     nAl=32 × 0,2 = 0,3(mol)

⇒ VH2 (dktc) = nH2 × 22,4 = 0,3 × 22,4 = 6,72(l)

nAl = mAl MAl = 5,427=0,2(mol)

PTHH: 2Al + 6HCl ⟶ 2AlCl3 + 3H2↑

Theo PTHH: nH2 = 32     nAl = 32×0,2=0,3(mol)

⇒ VH2 (dktc) = nH2 × 22,4 = 0,3×22,4=6,72(l)

${n_{Al}} = \frac{{{m_{Al}}}}{{{M_{Al}}}} = \frac{{5,4}}{{27}} = 0,2{\mkern 1mu} (mol)$

$PTHH:{\mkern 1mu} 2Al + 6HCl\xrightarrow{{t^\circ }}2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow $

${\text{Theo}}{\mkern 1mu} {\text{PTHH:}}{n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}{n_{Al}} = \frac{3}{2} \times 0,2 = 0,3{\mkern 1mu} (mol)$

$ \Rightarrow {V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}} \times 22,4 = 0,3 \times 22,4 = 6,72{\mkern 1mu} (l)$

Câu 7: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Dựa vào tính chất hóa học của dd NaOH

+ Tác dụng với oxit axit

+ Tác dụng với dd axit

+ Tác dụng với dd muối (điều kiện: sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc bay hơi)

b) Dựa vào tính chất hóa học của dd H2SO4 loãng

+ Tác dụng được với oxit bazơ

+ Tác dụng được với muối (điều kiện: axit tạo thành yếu hơn axit H2SO4 hoặc muối tạo thành không tan)

+ Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa học của kim loại.

Giải chi tiết:

a) Các chất phản ứng với dung dịch NaOH là: SO2; CuCl2

PTHH:  SO2 + NaOH → NaHSO3 hoặc SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

b) Các chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng: MgO, Mg, Ba(OH)2

PTHH: MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

Câu 8: Đáp án

Phương pháp giải:

Bước 1: Lấy mỗi chất 1 ít ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

Bước 2: Chọn thuốc thử phù hợp để phân biệt các chất.

Ta thấy các chất ở đây thuộc axit, bazo, muối => Chọn chỉ thị phổ biến nhất để phân biệt axit – bazo; chọn thuốc thử để phân biệt ion Ba2+

Viết các PTHH xảy ra (nếu có)

Giải chi tiết:

Lấy mỗi dung dịch 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

– Cho quỳ tím lần lượt vào các ống nghiệm trên

+ quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì dd trong ống nghiệm là dd HCl

+ quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dd trong ống nghiệm là dd NaOH và Ba(OH)2 (dãy I)

+ quỳ tím không chuyển màu thì dd trong ống nghiệm là NaCl

– Cho dd H2SO4 lần lượt vào các dung dịch ở dãy I

+ xuất hiện kết tủa trắng thì dd trong ống nghiệm đó là Ba(OH)2

PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ (trắng)+ 2H2O

+ không có hiện tượng gì thì dd trong ống nghiệm là dd NaOH

PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Câu 9: Đáp án

Phương pháp giải:

a) oxit bazo + axit → muối + nước

b) Đổi số mol H2SO4 theo công thức: n = V×CM = ? (Chú ý: V tính ở đơn vị lít)

Dựa vào PTHH, tính mol Al2O3 theo mol H2SO4. Từ đó tính được mAl2O3 = nAl2O3× MAl2O3 = ?

c) Tính khối lượng dd H2SO4.

Tính khối lượng dd sau = mAl2O3 + mddH2SO4 = ?

Nồng độ phần trăm muối tính theo công thức: $C\% muoi = \frac{{{m_{muoi}}}}{{{m_{dd{\kern 1pt} sau}}}}.100\% = ?$

Giải chi tiết:

a) PTHH: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

b) $400{\mkern 1mu} ml = 0,4{\mkern 1mu} (lit)$

${n_{{H_2}S{O_4}}} = {V_{{H_2}S{O_4}}} \times {C_M}_{{H_2}S{O_4}} = 0,4 \times 0,3 = 0,12{\mkern 1mu} (mol)$

${\text{Theo}}\,\,{\mkern 1mu} {\text{PTHH:}}{n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{1}{3}{n_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{1}{3} \times 0,12 = 0,04{\mkern 1mu} (mol)$

$ \Rightarrow {m_{A{l_2}{O_3}}} = {n_{A{l_2}{O_3}}} \times {M_{A{l_2}{O_3}}} = 0,04 \times 102 = 4,08{\mkern 1mu} (g)$

Vậy x = 4,08 (g)

c) dung dịch muối thu được sau phản ứng là Al2(SO4)3

${\text{Theo}}{\mkern 1mu} \,\,{\text{PTHH:}}{n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = \frac{1}{3}{n_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{1}{3} \times 0,12 = 0,04{\mkern 1mu} (mol)$

$ \Rightarrow {m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = {n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} \times {M_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,04 \times 342 = 13,68(g)$

${m_{dd}}_{{H_2}S{O_4}} = {V_{{H_2}S{O_4}}} \times {D_{{H_2}S{O_4}}} = 400 \times 1,2 = 480{\mkern 1mu} (g)$

Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

${m_{dd{\kern 1pt} sau}} = {m_{A{l_2}{O_3}}} + {m_{dd}}_{{H_2}S{O_4}} = 4,08 + 480 = 484,08{\mkern 1mu} (g)$

Nồng độ phần trăm của muối Al2(SO4)3 sau phản ứng là:

$C\% A{l_2}{(S{O_4})_3} = \frac{{{m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}}}}{{{m_{dd{\kern 1pt} sau}}}}.100\% = \frac{{13,68}}{{484,08}}.100\% = 2,83\% $

Bài trướcĐề Thi Hoá 9 HK 1 Trường THCS Ái Quốc Hải Dương Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Hoá 9 HK 1 Sở GD&ĐT Tỉnh Khánh Hoà Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây