Đề Thi HK 2 Môn Địa Lý 12- Đề 7

0
338

Đề Thi HK 2 Môn Địa Lý 12- Đề 7

I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm ): Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là do
A. vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc.
C. chiều dài lãnh thổ và gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí.
Câu 2: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?
A. Tín phong bán cầu Bắc. B. Tín phong bán cầu Nam.
C. Gió Tây Nam. D. Gió mùa Đông Bắc.
Câu 3: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật ở nước ta là do
A. chiến tranh tàn phá các khu rừng. B. biến đổi khí hậu.
C. săn bắt động vật hoang dã. D. ô nhiễm môi trường.
Câu 4: Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm
A. 1996. B. 1976. C. 1986. D. 2016.
Câu 5: Nơi có nhiều bão nhất ở Việt Nam là
A. miền Nam. B. miền Bắc. C. Tây Nguyên. D. miền Trung.
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đồng bằng duyên hải miền Trung ngập lụt trên diện rộng?
A. Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.
B. Sông ngắn, dốc.
C. Có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển.
D. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.
Câu 7: Độ che phủ rừng vào năm 1943 của nước ta là (%):
A. 43,0. B. 44,0. C. 41,0. D. 42,0.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có các cao nguyên nào sau đây?
A. Sín Chải. B. Kun Tum. C. Mộc Châu. D. Tà Phình.
Câu 9: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc độ cao từ 600 – 700m, còn miền Nam lên đến 900 – 1000m mới có, vì
A. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
B. địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
C. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
D. nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
Câu 10: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ năm
A. 1994. B. 1986. C. 2007. D. 1995.
Câu 11: Mục tiêu chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam là
A. chú trọng việc bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
B. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
C. đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
D. bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường khỏi bị ô nhiễm.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Có nhiều cao nguyên đá badan xếp tầng.
B. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.
C. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.
D. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.
Câu 13: Nguyên nhân gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là do
A. Tín phong bán cầu Bắc. B. Tín phong bán cầu Nam.
C. Gió mùa Đông Bắc. D. Gió Tây khô nóng.
Câu 14: Để phòng chống khô hạn lâu dài , cần
A. sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp. B. bố trí nhiều trạm bơm nước.
C. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí. D. thực kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
Câu 15: Biện pháp nào sau đây không liên quan trực tiếp đến bảo vệ tài nguyên đất ở đồng bằng?
A. Bảo vệ rừng và đất rừng. B. Bón phân cải tạo đất thích hợp.
C. Canh tác hợp lí. D. Chống nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Câu 16: Biện pháp nào sau đây không liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia.
B. Ban hành Sách đỏ Việt Nam.
C. Quy định việc khai thác.
D. Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

II. Phần tự luận: ( 6điểm )
Câu 1. ( 1,0đ ): Trình bày hậu quả và biện pháp phòng chống bão ở nước ta?
Câu 2. ( 1,0đ ): Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?
Câu 3. ( 1,0đ ): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào?
Câu 4. ( 3,0đ ): Cho bảng số liệu sau:

Diện tích đất hoang, đồi trọc nước ta giai đoạn 1975 – 2003        ( Đơn vị: triệu ha)

Năm 1975 1983 1990 1995 1999 2003

 

Diện tích 10,6

 

13,8 10,0 9,8 8,3 6,8

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi diện tích đất hoang, đồi trọc nước ta giai đoạn 1975 – 2003.

b. Nhận xét và giải thích   ( HS được sử dụng Átlat trong khi làm bài )

———– HẾT ———-

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM –  ĐỊA LÍ 12

Câu Nội dung Điểm
  I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ’

Mã đề 485
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đ.án C C B C D D A B D D B A C C A D
4,0đ’

 

 

 

 

  II. Phần tự luận: 6,0đ’
Câu 1

(1,0đ’)

* Hậu quả và biện pháp phòng chống bão:

– Hậu quả:

+ Mưa lớn trên diện rộng (300 – 400mm), gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông. . . Thủy triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.

+ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện cao thế…

+ Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.

– Biện pháp phòng chống bão:

+ Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của cơn bão.

+ Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất liền.

+ Củng cố hệ thống đê kè ven biển.

+ Sơ tán dân khi có bão mạnh.

+ Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.

1,0 đ’    

0,5 đ’

 

 

 

 

0,5đ’

Câu 2

(1,0đ’)

* Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao.

– Biểu hiện rõ ở sự thay đổi khí hậu.

– Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C→ TV và đất cung thay đổi theo.

* Sự phân hóa theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở sự thay đổi khí hậu, thổ nhưỡng và sinh vật:

0,5đ’

 

 

0,5đ’

 

Câu 3

(1,0đ’)

* Sử dụng Átlat: Miền khí hậu phía Bắc có những vùng khí hậu nào.

– Tây Bắc.

– Đông Bắc Bộ.

– Trung và Nam Bắc Bộ.

– Bắc Trung Bộ.

 

1,0đ’

0,25đ’

0,25đ’

0,25đ’

0,25đ’

Câu 4

(3,0đ’)

* Vẽ biểu đồ cột đơn:  chính xác, đầy đủ, thẩm mĩ và vẽ đúng khoảng cách năm.

( Nếu không có bảng chú giải hoặc tên biểu đồ trừ 0,25đ)

2,0đ’
* Nhận xét và giải thích:

– Diện tích đất hoang, đồi trọc nước ta giai đoạn 1975 – 1983 tăng 3,2 tr ha, do nạn phá rừng ở nhiều nơi, việc canh tác không hợp lí.

–  Diện tích đất hoang, đồi trọc nước ta giai đoạn 1983 – 2003 giảm mạnh ( 7tr ha ) do chính sách phủ xanh đất trống đồi trọc, khuyến khích định canh, định cư…

 

1,0đ’

0,5

 

0,5

  Điểm toàn bài = Phần I + Phần II 10,0đ’
Bài trướcĐề Thi HK 2 Địa Lý 12- Đề 6
Bài tiếp theoĐề Thi HK 2 Môn Địa 12- Đề 8

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây