Đề Thi HK 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11- Đề 10

0
380

Đề Thi HK 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11- Đề 10

I. Đọc – hiểu: (5đ)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

“Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là một nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.

Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này có hạn.  Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki-lô-met khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có ba tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?

Thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng(…). Trong khi đó công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngoài, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt….”.

( Theo Thanh Ba, báo nhân dân chủ nhật)

Câu 1: Đoạn trích diễn đạt theo phương thức biểu đạt nào là chính? Nêu nội dung của đoạn trích?(1.5đ)

Câu 2: Xác định câu văn thể hiện sự bác bỏ của tác giả trước ý thức của nhiều người “ nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết.” (0.5đ)

Câu 3: Theo tác giả, nguyên nhân nào làm cho nguồn nước bị hủy hoại? (1đ)

Câu 4: Theo anh(chị), cần có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước? (2đ)

( Trình bày thành một đoạn văn ngắn)

II. Tạo lập văn bản: (5đ)

Trình bày cảm nhận của anh(chị) về đoạn thơ trong “ Vội vàng’- Xuân Diệu.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.        Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.                 Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.                  Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,            Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian,                Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,                Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!                   Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,                Chẳng bao giờ, ôi!  Chẳng bao giờ nữa…

…………….HẾT…………….

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần Hướng dẫn chấm Biểu điểm
Đọc hiểu Câu 1: (1,5 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được các ý sau:

– PTBĐ chính: nghị luận.

– Nội dung chính: Nguồn nước là thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất ; nước ngọt trên trái đất này có hạn.

Mức chưa tối đa:

Mã 2: nêu chưa đủ ý.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc

Mã 9: Không trả lời

 

 

1.5

 

 

 

0.75

 

0.0

Câu 2: (0,5 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được các ý sau:

Câu văn thể hiện sự bác bỏ của tác giả trước ý thức của nhiều người “ nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết.”: Nhưng đó là một nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp.

Mức chưa tối đa:

Mã 2: Chỉ nêu được một trong những nội dung trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc

Mã 9: Không trả lời

 

 

0.5

 

 

 

0.25

 

0.0

Câu 3: (1,0 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được các ý sau:

Theo tác giả, nguyên nhân làm cho nguồn nước bị hủy hoại:

– Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết!

– Công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngoài, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt….”.

Mức chưa tối đa:

Mã 2: Chỉ nêu được một trong những nội dung trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc

Mã 9: Không trả lời

 

 

1.0

 

 

 

 

 

0.5

 

0.0

Câu 4: (2,0 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được các ý sau:

– Nội dung của đoạn văn: những biện pháp để bảo vệ nguồn nước.

– Kết hợp các thao tác nghị luận: bác bỏ, bình luận…

– Cách viết đoạn văn nghị luận.

cần có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước

Mức chưa tối đa:

Mã 2: Chỉ nêu được một trong những nội dung trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc

Mã 9: Không trả lời

 

2.0

 

 

 

 

 

1.0

 

0.0

Tạo lập văn bản Kĩ năng: Câu hỏi này yêu cầu HS:

– Vận dụng các kiến thức về văn nghị luận để tạo lập văn bản (kết hợp được các thao tác  bình luận, bác bỏ, phân tích,bình luận,chứng minh, so sánh… trong bài nghị luận).

– Văn viết có cảm xúc, kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp, rõ ràng.

2. Kiến thức: HS có thể linh hoạt trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau:

MB:

– Giới thiệu  khái quát về tác giả, tác phẩm.

– Vị trí của đoạn thơ trong tác phẩm.

TB:

– Sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian.

– Cuộc đời của con người ngắn ngủi so với dòng chảy của thời gian.

– Thời gian mang hương vị của sự chia phôi.

→ Sự tiếc nuối của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt trước qui luật của thiên nhiên.

KB:

  • Đoạn thơ như một lời giục giã: hãy sống có ý nghĩa, đừng phí hoài tuổi trẻ.

. TP Vội vàng đã khẳng định vị trí của Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới.

 

 

 

Bài trướcĐề Thi Học Kỳ 2 Môn Ngữ Văn 11- Đề 9
Bài tiếp theoĐề Thi HK 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11- Đề 11

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây