Đề Thi HK 2 Sinh Vật 10- Đề 5

0
468

Đề Thi HK 2 Sinh Vật 10- Đề 5

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24):

Câu 1: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại và không đổi theo thời gian ở pha:
A. Suy vong.                 B. Lũy thừa.                  C. Cân bằng.                    D. Tiềm phát.
Câu 2: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì:
A. nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
C. nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi sinh vật có hại trong thức ăn bị ức chế.
Câu 3: Ta có thể làm sữa chua, làm dưa chua là nhờ sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật nhân sơ.       B. Virut.                       C. Vi khuẩn lactic.             D. Nấm.
Câu 4: Nguồn năng lượng và nguồn các bon chủ yếu của vi sinh vật hóa tự dưỡng là:
A. Chất vô cơ và CO2.                                        B. Hóa học và chất hữu cơ.
C. Ánh sáng và chất hữu cơ.                               D. Ánh sáng và CO2.
Câu 5: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là:
A. 104 25                     B. 104 24                      C. 104 26                         D. 104 23
Câu 6: Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự đúng là:
A. Hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích → lắp ráp.
B. Hấp phụ → lắp ráp → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích.
C. Hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → sinh tổng hợp → phóng thích.
D. Hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
Câu 7: Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với vỏ prôtêin của chủng virut A sau đó cho xâm nhập vào vật chủ, các virut mới được sinh ra có đặc điểm:
A. Vỏ giống A, lõi giống B.                                B. Giống chủng B.
C. Giống chủng A.                                            D. Vỏ giống chủng A và B, lõi giống B.
Câu 8: Cho vào môi trường nuôi cấy 900 vi khuẩn. Sau 2 giờ thu được 230400 vi khuẩn. Thời gian thế hệ là:
A. 15 phút.                   B. 40 phút.                   C. 30 phút.                         D. 20 phút.
Câu 9: Muốn gây bệnh truyền nhiễm phải có đủ 3 điều kiên, ngoại trừ:
A. Số lượng nhiễm đủ lớn.                            B. Môi trường hệ gen của đối tượng gây bệnh.
C. Con đường xâm nhập thích hợp.               D. Độc lực của tác nhân gây bệnh.
Câu 10: Tính chuyên hóa của virut được thể hiện ở:
A. Tính đặc hiệu của ADN.                           B. Sự có mặt của lông nhung.
C. Sự hấp phụ.                                           D. Tính đặc hiệu của ARN.
Câu 11: Trật tự đúng của quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục là:
A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.
B. pha tiềm phát → pha cân bằng→ pha lũy thừa→ pha suy vong.
C. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng.
D. pha cân bằng → pha lũy thừa → pha cân bằng.
Câu 12: …………….. là kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng là ánh sáng mặt trời, nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ. Đáp án đúng điền vào khoảng trống trên là:
A. Quang dị dưỡng.        B. Hóa tự dưỡng.         C. Hóa dị dưỡng.          D. Quang tự dưỡng.
Câu 13: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 (0,2); KH2PO4 (0,1); MgSO4 (0,2); CaCl2 (0,1); NaCl (0,5). Đây là môi trường:
A. Bán tổng hợp.           B. Tự nhiên.                 C. Bán tự nhiên.           D. Tổng hợp.
Câu 14: Hoá chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Phênol.                    B. Prôtêin.                    C. Pôlisaccarit.             D. Mônôsaccarit.
Câu 15: Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật:
A. Tấn công khi vật chủ đã chết.
B. Lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
C. Kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.
D. Tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.
Câu 16: Hệ gen của virut là:
A. ARN.                       B. ADN và ARN.              C. ADN.                     D. ADN hoặc ARN.
Câu 17: Ở pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục, nhiều tế bào bị chết và phân hủy vì:
A. Thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ôxi, thừa chất độc hại.  B. Thừa chất dinh dưỡng, thiếu ôxi.
C. Thiếu chất dinh dưỡng, thừa chất độc hại.                D. Thừa chất độc hại, thiếu ôxi.
Câu 18: Vi khuẩn nào sau đây thuộc nhóm quang tự dưỡng:
A. vi khuẩn nitrat hóa.                     B. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và màu tía.
C. vi khuẩn hiđrô.                           D. vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
Câu 19: Intefêron có bản chất là:
A. Axit Nuclêic.           B. Prôtêin.                     C. Lipit.                       D. Cacbohiđrat.
Câu 20: Trong nuôi cấy liên tục không có pha nào sau đây?
A. Pha lũy thừa.                             B. Pha lũy thừa và cân bằng.
C. Pha suy vong.                            D. Pha tiềm phát, pha lũy thừa.
Câu 21: Ứng dụng nào sau đây là của lên men Lactic:
A. Làm tương.           B. Làm mắm.                 C. Muối dưa.                 D. Làm xirô.
Câu 22: Nuôi cấy liên tục bao gồm các pha chính là:
A. pha tiềm phát, pha lũy thừa và pha cân bằng.             B. pha tiềm phát và pha lũy thừa.
C. pha cân bằng và pha suy vong.                                  D. pha lũy thừa và pha cân bằng.
Câu 23: Đối với người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở:
A. Nước bọt, mồ hôi, cơ quan sinh dục.                       B. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
C. Nước bọt, máu, nước tiểu.                                     D. Nước tiểu, mồ hôi, máu.
Câu 24: Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch:
A. Không đòi hỏi sự tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.     B. Mang tính bẩm sinh.
C. Mang tính tập nhiễm.                                    D. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

B. PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần (Phần I hoặc Phần II)

Phần I. Theo chương trình Cơ bản (6 câu, từ câu 25 đến câu 30)

Câu 25: Câu khẳng định nào dưới đây liên quan đến một tế bào người có (22 + X) nhiễm sắc thể?
A. Đó là tế bào vừa trải qua nguyên phân.            B. Đó là tế bào trứng đã được thụ tinh
C. Đó là tế bào vừa trải qua giảm phân.                D. Đó là tế bào sinh dưỡng
Câu 26: Nếu ở tinh trùng của một loài động vật có số lượng nhiễm sắc thể là 19 thì tế bào sinh dưỡng (2n) của loài đó có:
A. 19 nhiễm sắc thể     B. 56 nhiễm sắc thể      C. 76 nhiễm sắc thể     D. 38 nhiễm sắc thể
Câu 27: Ở gà có 2n = 78, quá trình nguyên phân từ một hợp tử của gà tạo ra được 16 tế bào mới. Sau pha S cả 16 tế bào này có số nhiễm sắc thể kép là:
A. 16                       B. 1248                      C. 2496                     D. 624
Câu 28: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là:
A. 32                       B. 16                          C. 128                       D. 64
Câu 29: Giai đoạn chiếm thời gian dài nhất của chu kì tế bào là:
A. Kì trung gian                                                    B. Các kì nguyên phân
C. Pha S                                                              D. Pha G1
Câu 30: Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào một loài sinh vật lưỡng bội đang phân bào thì thấy, trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở
A. Kì đầu của giảm phân I                                     B. Kì cuối của giảm phân II
C. Kì đầu của nguyên phân                                    D. Kì đầu của giảm phân II

Phần II. Theo chương trình Nâng cao (6 câu, từ câu 31 đến câu 36)

Câu 31: Hợp chất canxi đipicôlinat tìm thấy ở :
A. Bào tử đốt xạ khuẩn.                                         B. Bào tử nấm.
C. Ngoại bào tử vi khuẩn.                                       D. Nội bào tử vi khuẩn.
Câu 32: Trong hô hấp kị khí, số phân tử ATP được tạo ra từ quá trình này là khoảng:
A. 38 ATP                   B. 36 ATP                       C. 25 ATP                     D. 2 ATP
Câu 33: Sơ đồ chuyển hóa CH3CH2OH + O2 → X + H2O + Năng lượng. Chất X có tên là:
A. Êtanol                    B. Axit axêtic                  C. Axit xitric                 D. Axit lactic
Câu 34: Các bào tử sinh sản của vi khuẩn có đặc điểm:
A. Không có vỏ, màng, hợp chất canxi đipicôlinat
B. Có màng, không có vỏ và hợp chất canxi đipicôlinat
C. Có màng, không có vỏ, có hợp chất canxi đipicôlinat
D. Có vỏ, màng, hợp chất canxi đipicôlinat
Câu 35: Biểu hiện ở người bệnh vào giai đoạn thứ 2 khi bị nhiễm HIV là :
A. Tế bào limphô T-CD4 giảm dần                      B. Không có triệu chứng rõ rệt
C. Trí nhớ bị giảm sút                                        D. Xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội
Câu 36: Hóa dị dưỡng là phương thức dinh dưỡng của dạng vi sinh vật nào sau đây?
A. Các vi sinh vật lên men                                 B. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
C. Vi khuận nitrat hóa                                       D. Tảo đơn bào

—————–HẾT—————–

ĐÁP ÁN

Câu 1 A B C D
Câu 2 A B C D
Câu 3 A B C D
Câu 4 A B C D
Câu 5 A B C D
Câu 6 A B C D
Câu 7 A B C D
Câu 8 A B C D
Câu 9 A B C D
Câu 10 A B C D
Câu 11 A B C D
Câu 12 A B C D
Câu 13 A B C D
Câu 14 A B C D
Câu 15 A B C D
Câu 16 A B C D
Câu 17 A B C D
Câu 18 A B C D
Câu 19 A B C D
Câu 20 A B C D
Câu 21 A B C D
Câu 22 A B C D
Câu 23 A B C D
Câu 24 A B C D

 

Câu 25 A B C D
Câu 26 A B C D
Câu 27 A B C D
Câu 28 A B C D
Câu 29 A B C D
Câu 30 A B C D

 

Câu 31 A B C D
Câu 32 A B C D
Câu 33 A B C D
Câu 34 A B C D
Câu 35 A B C D
Câu 36 A B C D

 

Bài trướcĐề Thi Học Kỳ 2 Môn Sinh Học 10- Đề 4
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kỳ 2 Môn Sinh Học Lớp 10- Đề 6

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây