Đề Thi HK 2 Sinh Vật Lớp 11- Đề 2

0
337

Đề Thi HK 2 Sinh Vật Lớp 11- Đề 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng.
D. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.
Câu 2. Trong các phát biểu sau:
(1) Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
(2) Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
(3) Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
(4) Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
A. (1), (2) và (4)                                      B. (1), (2), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4)                                      D. 1), (2) và (3)
Câu 3. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. Duỗi thẳng cơ thể.                                B. Co toàn bộ cơ thể.
C. Di chuyển đi chỗ khác.                          D. Co ở phần cơ thể bị kích thích.
Câu 4. Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh dễ; (2) Thân;(3) Chồi nách
(4) Chồi đỉnh;(5) Hoa;(6) Lá.
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và (3).                                     B. (2), (3) và (4).
C. (3), (4) và (5).                                     D. (2), (5) và (6).
Câu 5. Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. Do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra.
B. Do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra.
C. Do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra.
D. Do mô phân sinh lóng của cây tạo ra.
Câu 6. Cho các hoocmôn sau:
(1) Auxin; (2) Xitôkinin; (3) Gibêrelin; (4) Êtilen; (5) Axit abxixic.
Hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là
A. (1) và (2).               B. (4).                  C. (3).              D. (4) và (5).
Câu 7. Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
A. Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 8. Auxin chủ yếu sinh ra ở
A. Đỉnh của thân và cành.                                                B. Lá, rễ.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả .                          D. Thân, cành.
Câu 9. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể.                 B. Cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
C. Các mô trong cơ thể.                            D. Các cơ quan trong cơ thể.
Câu 10. Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là
A. Sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. Sinh trưởng và phân hóa tế bào.
C. Sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. Phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 11. Testosterone được sinh sản ra ở
A. Tuyến giáp.             B. Tuyến yên.              C. Tinh hoàn.               D. Buồng trứng.
Câu 12. Cho các loại hoocmôn sau:
(1) Testosterone; (2) Ơstrogen; (3) Ecđixơn
(4) Juvenin; (5) LH; (6) FSH.
Loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là
A. (3).            B. (3) và (4).             C. (1), (2) và (4).           D. (3), (4), (5) và (6).

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Nêu sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được? Cho ví dụ?
Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống?
Câu 3 (2,0 điểm). Thụ phấn là gì, có mấy hình thức thụ phấn ở thực vật?

—–HẾT—–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án C D B D B D A A B C C B

 

B. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu Ý đúng Điểm
Câu 1

(3đ)

Đặc điểm TẬP TÍNH BẨM SINH TẬP TÍNH HỌC ĐƯỢC  
 

Khái niệm

Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài. Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể.  

Cơ sở

thần kinh

– Là chuỗi phản xạ không điều kiện. Trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. – Là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron.  

 

Tính chất Thường bền vững và không thay đổi. Không bền vững, có thể thay đổi.
Ví dụ Ve sầu kêu vào mùa hè.

Ếch đực kêu vào mùa sinh sản…

Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy.

Người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại…

 

  (HS có thể không kẻ bảng, trình  bày đủ ý vẫn cho điểm tối đa)  
 

 

 

1,0đ

 

 

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

 

1,0đ

Câu 2

(2đ)

  Hai hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvenin………………………………………………………………………………………………………………..

– Ecđixơn: Do tuyến trước ngực sản xuất, gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm…………………………………………………………………………………………..

– Juvenin:

+ Do thể allata sản xuất…………………………………………………………………………………………

+ Phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm…………………………………………………………………………………………………….

 

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

Câu 3

(2đ)

– Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy, sau đó hạt phấn nẩy mầm trên núm nhụy…………………………………………………………………………………………………………….

– Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo (giao phấn)……………………….

+ Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn xảy ra trên một cây…………………………………………..

+ Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn xảy ra giữa 2 hay nhiều cây với nhau………………

 

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

  TỔNG ĐIỂM 10 điểm

 

 

Bài trướcĐề Thi HK 2 Môn Sinh Học Lớp 11- Đề 1
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kỳ 2 Môn Sinh Học Lớp 11- Đề 3

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây