Đề Thi Hoá 11 Học Kì 1 Trường THPT Ngô Văn Cấn- Bến Tre Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
193

Đề thi Hoá 11 học kì 1 Trường THPT Ngô Văn Cấn- Bến Tre có lời giải và đáp án chi tiết gồm 40 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT BẾN TRE

TRƯỜNG THPT NGÔ VĂN CẤN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 11

Thời gian làm bài: 60 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng dư, thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là

A. NO2 B. N2C. N2 D. NO

Câu 2 (VD): Hoà tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 448 ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là

A. Mg B. Zn C. Al D. Ca

Câu 3 (NB): Hợp chất có tính lưỡng tính là

A. Al(OH)3 B. Ba(OH)2 C. Fe(OH)2 D. Cr(OH)2

Câu 4 (NB): Phương trình hoá học nào sau đây sai?

A. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2 ↑ B. CO2 + Na2SiO3 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3 ↓

C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2D. Fe2O3 + 8HNO→ 2Fe(NO3)3 + 2NO↑ + 4H2O

Câu 5 (VD): Cho 44,0 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sản phẩm thu được và khối lượng tương ứng lần lượt là

A. Na3PO4 và 50,0 gam B. NaH2PO4 và 49,2 gam; Na2HPO4 và 14,2 gam

C. Na2HPO4 và 15,0 gam D. Na2HPO4 và 14,2 gam; Na3POvà 49,2 gam

Câu 6 (VDC): Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO1,5M, thu được dung dịch chứa 174,04 gam muối và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai khí không màu không hóa nâu ngoài không khí. Tỉ khối của X so với Hbằng 18,8. Giá trị của V là

A. 1,90. B. 1,75. C. 1,14. D. 1,15.

Câu 7 (TH): Cho các phản ứng sau:

(1) 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.

(2) 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O.

(3) 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl.

(4) 3NH3 + 3H2O + Al(NO3)3 → Al(OH)+3NH4NO3.

(5) 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O.

(6) 2NH3 + 3CuO 3Cu + 3N2 + 3H2O

Các phản ứng trong đó NHcó tính khử là

A. 1, 4 B. 2, 3, 4, 5, 6 C. 2, 3, 5, 6 D. 2, 3, 4, 5

Câu 8 (NB): Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch HCl B. Dung dịch KOH C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch H2SO4

Câu 9 (NB): Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ chứa hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A. Al2O3, Cu, Mg, Fe. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe.

C. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO. D. Al, Fe, Cu, Mg.

Câu 10 (TH): Một dung dịch có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42- và d mol HCO3. Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d là

A. a + b = 2c + d B. a + b = c + d C. a + 2b = c + d D. a + 2b = 2c + d

Câu 11 (NB): Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà (NH4NO2). Khí X là

A. NO B. N2 C. N2D. NO2

Câu 12 (NB): Theo Arenius, dung dịch có tính axit là

A. NaCl B. K2SO4 C. H2SO4 D. KOH

Câu 13 (TH): Hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng,… Tác nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong không khí quyển của chất nào sau đây?

A. O3 B. N2 C. NO2 D. CO2

Câu 14 (TH): Cho phương trình phản ứng: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O, phương trình ion thu gọn ứng với phản ứng trên là

A. Na+ + Cl → NaCl. B. Na2CO+ 2H→ 2Na+ CO2 + H2O.

C. 2H+ + CO32- → CO2 + H2O. D. Na2CO3 → 2Na+ CO32-.

Câu 15 (TH): Tiến hành các thí nghiệm sau:

1. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.

2. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4.

3. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

4. Cho dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.

5. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch NaOH đun nhẹ.

6. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)đun nhẹ.

7. Cho dung dịch Fe2(SO4)3 vào dung dịch Ba(OH)2.

8. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. B. C. D. 4

Câu 16 (NB): Cho các kim loại sau: Mg, Al, Cu, Ag, Fe, Au, Zn, Ca. Số kim loại tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. B. C. D. 6

Câu 17 (VD): Hòa tan m gam H2SO4 vào nước được 600 ml dung dịch X có pH = 2. Giá trị của m là

A. 0,490 B. 0,588 C. 0,245 D. 0,294

Câu 18 (TH): Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO→ Mg(NO3)2 + NO + H2O.

Tổng hệ số cân bằng (số nguyên tối giản) của các chất trong phản ứng trên là

A. 18 B. 16 C. 20 D. 22

Câu 19 (VD): Trộn 200 ml dung dịch HNO3 0,1M vào 200 ml dung dịch NaOH 0,3M thu được 400 ml dung dịch X có giá trị pH là

A. 12 B. C. D. 13

Câu 20 (TH): Dung dịch Na3PO4 1M, nồng độ (mol/l) của ion Na+ và PO43- lần lượt là

A. 1 và 3 B. 3 và 1 C. 2 và 3 D. 3 và 2

Câu 21 (TH): Trên bề mặt của vỏ trứng gia cầm có những lỗ nhỏ nên vi khuẩn có thể xâm nhập được và hơi nước, cacbon đioxit có thể thoát ra làm trứng nhanh hỏng. Để bảo quản trứng lâu hỏng, người ta thường nhúng trứng vào dung dịch Ca(OH)2, phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình này là

A. Ca(OH)2 + Na2CO→ CaCO↓ + 2NaOH. B. Ca(OH)2 + 2CO→ Ca(HCO3)2.

C. Ca(OH)2 + CO→ CaCO3 ↓ + H2O. D. CaCO3 + CO+ H2O → Ca(HCO3)2.

Câu 22 (VDC): Cho 23,82 gam hỗn hợp X gồm bột Zn và Mg (tỉ lệ mol theo thứ tự là 5:3) tan vừa đủ trong hỗn hợp dung dịch gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,704 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Tỉ khối của Z so với H2 là 13. Giá trị m gần nhất là

A. 140. B. 176. C. 270. D. 147.

Câu 23 (VD): Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl(0,3 mol), SO42- (x mol). Giá trị của x là

A. 0,50 B. 0,60 C. 0,25 D. 1,00

Câu 24 (VD): Dung dịch X có chứa 0,3 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,2 mol Cl và x mol NO3. Khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 35,0 gam B. 28,8 gam C. 37,4 gam D. 31,2 gam

Câu 25 (TH): Các hình vẽ bên dưới mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành ở phòng thí nghiệm. Cho biết từng phương pháp (1), (2), (3) có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau: O2, Cl2, HCl, NH3, SO2, H2(biết rằng một chất khí có thể thu bằng nhiều phương pháp)?

A. (1) thu O2, HCl; (2) thu SO2, NH3; (3) thu N2 Cl2, H2

B. (1) thu NH3, H2; (2) thu HCl, SO2, Cl2, O2; (3) thu O2, H2

C. (1) thu NH3, H2; (2) thu SO2 Cl2,O2; (3) thu NH3, HCl

D. (1) thu NH3, H2, Cl2; (2) thu SO2, O2; (3) thu O2, HCl, H2

Câu 26 (NB): Muối nào dưới đây là muối axit?

A. Na3PO4 B. KOH C. KNO3 D. Ca(HCO3)2

Câu 27 (NB): Phương trình điện li nào dưới đây viết đúng?

A. CH3COOH ⇄ H+ + CH3COO B. H2SO→ H2+ + SO42-

C. Na3PO4 → 3Na3+ + PO43- D. MgCl→ Mg2+ + 2Cl2-

Câu 28 (TH): Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là

A. 12 B. C. D. 13

Câu 29 (VD): Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được tổng thể tích khí là 5,376 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của m là

A. 18,048 B. 45,120 C. 30,080 D. 22,560

Câu 30 (VD): Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 3,36 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 8,10. B. 5,40. C. 4,05. D. 10,80.

Câu 31 (NB): Khi nhiệt phân hoàn toàn muối KNO3 thu được sản phẩm là

A. KNO2, N2 và O2 B. KNO2 và O2 C. KNO2, N2 và CO2 D. KNO2 và NO2

Câu 32 (NB): Các mức số oxi hóa có thể có của cacbon là

A. -4; 0; +4 B. -4; 0; +2; +4 C. -4; -2; 0; +2; +4 D. -4; +2; +4

Câu 33 (TH): Cho các sơ đồ phản ứng sau:

1. C + O2 CO2. 4. C + H2 CH4.

2. C + CuO Cu + CO. 5. C + H2SO4 (đặc) SO2 + CO2 + H2O.

3. C + Ca CaC26. C + H2O CO + H2.

Các phản ứng cacbon thể hiện tính oxi hóa là

A. 1, 2, 5, 6 B. 3, 4 C. 1, 5, 6 D. 1, 5

Câu 34 (VD): Hòa tan 32 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 loãng, dư, thoát ra 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 1,2 B. 19,2 C. 28,8 D. 3,2

Câu 35 (NB): Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh?

A. HClO B. NaCl C. H2D. CH3COOH

Câu 36 (TH): Khử hoàn tàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 3,36 gam B. 1,68 gam C. 2,52 gam D. 1,44 gam

Câu 37 (TH): Vào mùa lạnh người ta thường sử dụng than để sưởi ấm, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc dẫn đến tử vong do hít phải một hàm lượng đủ lớn khí X (không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí). Chất khí X và biện pháp tránh bị ngộ độc khi sử dụng than để sưởi ấm lần lượt là

A. khí CO2, không dùng trong phòng kín mà phải để cửa thoáng

B. khí NH3, không dùng trong phòng kín mà phải để cửa thoáng

C. khí CO, dùng trong phòng kín để khí CO không thoát ra môi trường

D. khí CO, không dùng trong phòng kín mà phải để cửa thoáng

Câu 38 (NB): Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng nào dưới đây?

A. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + CO2 B. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

C. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2 D. SiO2 + Mg → 2MgO + Si

Câu 39 (NB): Chất nào dưới đây không dẫn điện khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2 B. NaOH C. HCl D. C6H12O(glucozơ)

Câu 40 (VD): Cho 10 lít N2 tác dụng với lượng dư khí hiđro, đun nóng hỗn hợp với xúc tác thích hợp thu được V lít NH3 với hiệu suất phản ứng là 75%. Biết các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giá trị của V là

A. 15,0 B. 6,0 C. 20,0 D. 7,5

Đáp án

1-A 2-A 3-A 4-D 5-D 6-A 7-C 8-C 9-B 10-D
11-B 12-C 13-D 14-C 15-C 16-C 17-D 18-C 19-A 20-B
21-C 22-B 23-C 24-A 25-B 26-D 27-A 28-A 29-A 30-C
31-B 32-B 33-B 34-D 35-B 36-A 37-D 38-B 39-D 40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

X là khí có màu nâu đỏ → X là NO2

Câu 2: Đáp án A

Phương pháp giải:

Đặt số oxi hóa của M khi phản ứng với HNO3 là +n (1 ≤ n ≤ 3)

QT cho – nhận e:

M → M+n + n e

2N+5 + 10e → N2

Bảo toàn electron: n.nM = 10nN2 => nM => Mối liên hệ giữa R và n.

Biện luận với n = 1, 2, 3 để tìm giá trị R, n phù hợp.

Giải chi tiết:

Đặt số oxi hóa của M khi phản ứng với HNO3 là +n (1 ≤ n ≤ 3)

QT cho – nhận e:

M → M+n + n e

2N+5 + 10e → N2

Bảo toàn e: n.nM = 10.nN2 → $n.\frac{{2,4}}{M} = 10.\frac{{0,448}}{{22,4}}$ → M = 12n

Với n = 2 và M = 24 (Mg) thỏa mãn.

Câu 3: Đáp án A

Phương pháp giải:

Một số hidroxit lưỡng tính thường gặp: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3

Giải chi tiết:

Hợp chất có tính lưỡng tính là Al(OH)3.

Câu 4: Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Phương trình hoá học sai là: Fe2O3 + 8HNO→ 2Fe(NO3)3 + 2NO↑ + 4H2O

Sửa lại: Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp giải:

Xét tỉ lệ nNaOH : nH3PO4 = a

NaOH + H3PO4 → NaH2PO4 + H2O

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

+ Nếu a ≤ 1 thì phản ứng chỉ tạo ra NaH2PO4

+ Nếu 1 < a < 2 thì phản ứng tạo 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4

+ Nếu a = 2 thì phản ứng chỉ tạo Na2HPO4

+ Nếu 2 < a < 3 thỉ phản ứng tạo 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4

+ Nếu a ≥ 3 nên phản ứng tạo muối Na3PO4

Giải chi tiết:

nNaOH = 1,1 mol và nH3PO4 = 0,4 mol

Ta thấy: nNaOH : nH3PO4 = 2,75 nên phản ứng tạo 2 muối Na3PO4 và Na2HPO4

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 +3 H2O

3x x x mol

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

2y y y mol

Ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{NaOH}} = 3x + 2y = 1,1}\\{{n_{{H_3}P{O_4}}} = x + y = 0,4}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,3}\\{y = 0,1}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m_{N{a_3}P{O_4}}} = 0,3.164 = 49,2{\mkern 1mu} gam}\\{{m_{N{a_2}HP{O_4}}} = 0,1.142 = 14,2{\mkern 1mu} gam}\end{array}} \right.$

Câu 6: Đáp án A

Phương pháp giải:

X có hai khí không màu không hóa nâu ngoài không khí và M= 37,6 nên X có 2 khí là N2 và N2O

→ Số mol N2O và N2

Nếu phản ứng không tạo ra NH4+:

QT nhận e: 2N+5 + 8e → 2N+1 2N+5 + 10e → N2

→ nNO3 (muối) = ne nhận = 8nN2O + 10nN2

→ mmuối = mKL + mNO3(muối) ≠ mmuối thực tế

=> Phản ứng có tạo muối NH4+

Đặt số mol của NH4NO3 là x mol

QT nhận e:

2N+5 + 8e → 2N+1

2N+5 + 10e → N2

N+5 + 8e → N-3

Bảo toàn e có ne nhận = ne nhường = nNO3(muối kim loại)

→ mmuối = mKL + mNH4NO3 + mNO3 (kim loại) = 174,04 → x

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3(muối kim loại) + 2nNH4NO3 + 2nN2 + 2nN2O

Giải chi tiết:

X có hai khí không màu không hóa nâu ngoài không khí và M= 37,6 nên X có 2 khí là N2 (a mol) và N2O (b mol)

Ta có: a + b = 0,25 và 28a + 44b = 0,25.37,6 => a = 0,1 và b = 0,15

Nếu phản ứng không tạo ra NH4+:

QT nhận e:

2N+5 + 8e → 2N+1

2N+5 + 10e → N2

→ nNO3 (muối) = ne nhận = 8nN2O + 10nN2 = 8.0,15 + 10.0,1 = 2,2 mol

→ mmuối = mKL + mNO3(muối) = 29 + 2,2.62 = 165,4 gam ≠ 174,04 gam

=> Phản ứng có tạo muối NH4+

Đặt số mol của NH4NO3 là x mol

QT nhận e:

2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)

2N+5 + 10e → N2 (N2)

N+5 + 8e → N-3 (NH4+)

Bảo toàn e: ne nhận = ne nhường = nNO3(muối kim loại) = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4+ = 8x + 2,2 (mol)

→ mmuối = mKL + mNH4NO3 + mNO3 (kim loại) → 29 + 80x + 62(8x + 2,2) = 174,04 → x = 0,015

Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 = nNO3(muối kim loại) + 2nNH4NO3 + 2nN2 + 2nN2O = 2,85 mol

→ V = 2,85 : 1,5 = 1,9 lít

Câu 7: Đáp án C

Phương pháp giải:

Chất khử là chất nhường electron → Số oxi hóa tăng

Giải chi tiết:

(1) sai vì số oxi hóa của nguyên tố N không đổi (trước và sau pư đều là -3)

(2) đúng vì N-3 → N0

(3) đúng vì N-3→ N0

(4) sai vì số oxi hóa của nguyên tố N không đổi (trước và sau pư đều là -3)

(5) đúng vì N-3 → N+2

(6) đúng vì N-3 → N0

Câu 8: Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Dùng dd AgNO3:

+ Kết tủa vàng => Na3PO4

PTHH: AgNO3 + H3PO4 → Ag3PO4

+ Không hiện tượng => NaNO3

Câu 9: Đáp án B

Phương pháp giải:

CO chỉ khử được các oxit của KL đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

Giải chi tiết:

CO chỉ khử được các oxit của KL đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

Như vậy, khi dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ chứa hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 đun nóng các phản ứng xảy ra là:

3CO + Fe2O3 →3CO2 + 2Fe

CO + CuO →CO2 + Cu

Al2O3 và MgO không phản ứng

→ Chất rắn thu được sau phản ứng gồm: Fe, Cu, MgO, Al2O3

Câu 10: Đáp án D

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích: Trong một dung dịch ta luôn có n(+) = n(-)

Giải chi tiết:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: n(+) = n(-) => nNH4+ + 2nMg2+ = 2nSO42- + nHCO3- => a + 2b = 2c + d

Câu 11: Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

PTHH: NH4NO2 N2 + H2O → Khí X là N2

Câu 12: Đáp án C

Phương pháp giải:

Theo Arenius, dung dịch có tính axit là dung dịch có khả năng phân li ra ion H+.

Giải chi tiết:

Ta có: H2SO4 → 2H+ + SO42-

→ Theo thuyết Arenius thì H2SO4 phân li ra H+ nên H2SO4 là axit.

Câu 13: Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tác nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của CO2.

Câu 14: Đáp án C

Phương pháp giải:

Cách chuyển đổi các phương trình phân tử sang phương trình ion rút gọn:

+ Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.

+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.

Giải chi tiết:

Phương trình ion thu gọn ứng với phản ứng trên là: 2H+ + CO32- → CO2 + H2O.

Câu 15: Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

1. 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)→ Kết tủa Al(OH)3

2. AgNO3 + Na3PO4 → Ag3PO4 + NaNO3 → Kết tủa Ag3PO4

3. AgNO3 + H3PO4 → không phản ứng

4. 2NaOH + Ca(HCO3)2 → Na2CO3+ CaCO3 + H2O → Kết tủa CaCO3

5. (NH4)2SO4 + 2NaOH → 2Na2SO4 + 2NH3 + H2O

6. (NH4)2SO4 + Ba(OH)→ BaSO4 + 2NH3 + H2O → Kết tủa BaSO4

7. Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Fe(OH)3 → Kết tủa BaSO4 và Fe(OH)3

8. H2SO4 + Ba(HCO3)2 → BaSO4 + 2H2O + 2CO→ Kết tủa BaSO4

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là 6

Câu 16: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Au không tác dụng với cả HNO3 đặc nguội và đặc nóng

– Fe, Al, Cr không tác dụng với HNO3 đặc nguội vì bị thụ động

Giải chi tiết:

Kim loại tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội là Mg, Cu, Ag, Zn, Ca.

Câu 17: Đáp án D

Phương pháp giải: pH = -log[H+]

Giải chi tiết:

Ta có: pH = 2 → [H+] = 0,01 M → nH+ = 0,6.0,01 = 0,006 mol

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,003 ← 0,003 (mol)

→ mH2SO4 = 0,003.98 = 0,294 gam

Câu 18: Đáp án C

Phương pháp giải:

Cân bằng phương trình oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

Giải chi tiết:

$\begin{array}{*{20}{c}}{3 \times }\\{2 \times }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{Mg \to M{g^{2 + }} + 2e}\\{{N^{ + 5}} + 3e \to {N^{ + 2}}}\end{array}} \right.$

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

Tổng hệ số cân bằng (số nguyên tối giản) của các chất trong phản ứng trên là 20.

Câu 19: Đáp án A

Phương pháp giải:

Vì HNO3 và NaOH đều là chất điện li mạnh nên ta có: nH+ = nHNO3 và nOH- = nNaOH

PT ion: OH + H+ → H2O

Tính theo PT ion.

Giải chi tiết:

Vì HNO3 và NaOH đều là chất điện li mạnh nên ta có: nH+ = nHNO3 = 0,02 mol và nOH- = nNaOH = 0,06 mol

PTHH: OH + H+ → H2O

Bđ: 0,02 0,06 mol

Pư: 0,02 → 0,02 mol

Sau: 0 0,04 mol

→ [OH] = 0,04 : 0,4 = 0,01 mol → pOH = – log[OH] = 2 → pH = 14 – pOH = 12

Câu 20: Đáp án B

Phương pháp giải:

Na3PO4 là chất điện li mạnh nên khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành ion.

Viết phương trình phân li của Na3PO4. Từ nồng độ của Na3PO4 suy ra nồng độ Na+ và PO43-.

Giải chi tiết:

Na3PO4 là chất điện li mạnh nên khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành ion.

PT phân li: Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

1 → 3 → 1 (M)

Vậy [Na+] = 3M và [PO43-] = 1M

Câu 21: Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ca(OH)2 có thể phản ứng với CO2 trong không khí tạo CaCO3 lấp đầy những lỗ nhỏ li ti đó.

PTHH: Ca(OH)2 + CO→ CaCO3 ↓ + H2O.

Câu 22: Đáp án B

Phương pháp giải:

Từ tỉ lệ mol và khối lượng hỗn hợp ta tính được số mol của Zn, Mg.

X + NaNO3 + NaHSO4 → muối trung hòa + khí Z

Khí Z chứa khí không màu hóa nâu là NO. Dựa vào tỉ khối của Z so với H2 suy ra khí còn lại là H2

→ tìm số mol từng khí trong Z

Các bán phản ứng:

4H+ + NO3 + 3e → NO + 2H2O Zn → Zn+2+ 2e

2H+ + 2e → HMg → Mg+2 + 2e

So sánh: ne nhường = 2nZn + 2nMg và ne nhận = 3nNO + nH2 nếu bằng thì không tạo NH4+

Nếu e nhường nhiều hơn e nhận thì còn phản ứng tạo ra NH4+: 10H+ + NO3 + 8e → NH4++ 3H2O → nNH4+

Bảo toàn H+ tìm số mol NaHSO4

Bảo toàn N thì tìm nNaNO3

Giải chi tiết:

Đặt nZn = x mol và nMg = y mol thì ta có hệ phương trình sau:

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{65x + 24y = 23,82}\\{x:y = 5:3}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,3{\mkern 1mu} mol}\\{y = 0,18{\mkern 1mu} mol}\end{array}} \right.$

X + NaNO3 + NaHSO4 → muối trung hòa + khí Z

Xét khí Z có nZ = 0,21 mol và Z có 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí → Z có khí NO

Vì MZ = 13.2 = 26 < MNO nên Z còn 1 khí không màu có M < 26 → khí này là H2

Ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{{H_2}}} + {n_{NO}} = 0,21}\\{2{n_{{H_2}}} + 30{n_{NO}} = {n_Z}.M_Z^{} = 0,21.26 = 5,46}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{{H_2}}} = 0,03{\mkern 1mu} mol}\\{{n_{NO}} = 0,18{\mkern 1mu} mol}\end{array}} \right.$

Các bán phản ứng:

4H+ + NO3 + 3e → NO + 2H2O Zn → Zn+2+ 2e

2H+ + 2e → HMg → Mg+2 + 2e

Vì ne nhường = 2nZn + 2nMg = 2.0,3 + 2.0,18 = 0,96 mol > ne nhận = 3nNO + nH2 = 3.0,18 + 2.0,03 = 0,6 mol

→ còn phản ứng tạo ra NH4+: 10H+ + NO3 + 8e → NH4++ 3H2O

→ nNH4+ = (0,96 – 0,6) : 8 = 0,045 mol

Vì dung dịch thu được toàn muối trung hòa nên: nNaHSO4 = nH+phản ứng = 4.0,18 + 2.0,03 + 10.0,045 = 1,23 mol

Bảo toàn N: nNaNO3 = nNH4+ + nNO = 0,045 + 0,18 = 0,225 mol

→ Dung dịch thu được sau phản ứng có $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{Z{n^{2 + }}:0,3}\\{M{g^{2 + }}:0,18{\mkern 1mu} mol}\\{N{a^ + }:1,23 + 0,225 = 1,455{\mkern 1mu} mol}\\{NH_4^ + :0,045{\mkern 1mu} mol}\\{SO_4^{2 – }:1,23{\mkern 1mu} mol}\end{array}} \right.$

→ mmuối = mion = 176,175 gam

→ mmuối gần nhất với 176 gam

Câu 23: Đáp án C

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích: 2nFe2+ + 3nAl3+ = nCl- + 2nSO42-

Giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích: 2nFe2+ + 3nAl3+ = nCl + 2nSO4 2- → 2.0,1 + 3.0,2 = 0,3 + 2x → x = 0,25

Câu 24: Đáp án A

Phương pháp giải:

Bảo toàn điện tích: nNa+ + 2nMg2+ = nCl- + nNO3-

Khối lượng muối sau khi cô cạn: mmuối = ∑mion

Giải chi tiết:

Bảo toàn điện tích: nNa+ + 2nMg2+ = nCl- + nNO3- → 0,3 + 2.0,1 = 0,2 + x → x = 0,3 mol

Ta có mmuối = ∑mion = 0,3.23 + 0,1.24 + 0,2.35,5 + 0,3.62 = 35 gam

Câu 25: Đáp án B

Phương pháp giải:

Một số cách thu khí trong phòng thí nghiệm:

– Thu bằng cách đẩy không khí úp bình với khí nhẹ hơn không khí

– Thu bằng đẩy không khí ngửa bình với khí nặng hơn không khí

– Thu bằng cách đẩy nước với các khí cần không tan trong nước/không phản ứng với nước

Giải chi tiết:

(1) thu bằng cách đẩy không khí úp bình với khí nhẹ hơn không khí

(2) thu bằng đẩy không khí ngửa bình với khí nặng hơn không khí

(3) thu bằng cách đẩy nước nên khí cần không tan trong nước và không phản ứng với nước

A. sai vì khí thu bình (1) là O2 nặng hơn không khí

B. đúng

C. sai vì khí thu bằng cách (3) là NH3 và HCl tan nhiều trong nước

D. sai vì khí thu bằng cách (3) có HCl tan nhiều trong nước

Câu 26: Đáp án D

Phương pháp giải:

Muối axit là muối chứa nguyên tử H có khả năng phân li ra ion H+.

Giải chi tiết:

Muối axit là muối Ca(HCO3)2

Câu 27: Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

A. đúng

B. sai vì tạo ra 2H+ không phải H2+

C. sai vì tạo ra 3Na+ không phải Na3+

D. sai vì tạo ra 2Cl không phải Cl2-

Câu 28: Đáp án A

Phương pháp giải:

Từ CM NaOH → [OH] → pOH = – log[OH] → pH = 14 – pOH

Giải chi tiết:

NaOH là chất điện li mạnh, tan trong nước điện li hoàn toàn thành ion:

NaOH → Na+ + OH­-

0,01M → 0,01M

→ [OH ] = 0,01M → pOH = -log[OH] = 2

→ pH = 14 – pOH = 14 – 2 = 12

Câu 29: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: 2Cu(NO3)\overset{t^{o}}{\rightarrow} 2CuO + 4NO2 + O2

Giải chi tiết:

Ta có: nkhí = 0,24 mol

PTHH: 2Cu(NO3)2 \overset{t^{o}}{\rightarrow}2CuO + 4NO2 + O2

x   2x      0,5x

→ nkhí = nNO2 + nO2 → 2x + 0,5x = 0,24 → x = 0,096 mol

→ mCu(NO3)2 = 188.0,096 = 18,048 gam

Câu 30: Đáp án C

Phương pháp giải:

Viết các quá trình cho – nhận electron. Áp dụng định luật bảo toàn electron.

Giải chi tiết:

QT cho – nhận electron:

Al → Al3+ + 3e N+5 + 3e → N+2

Áp dụng định luật bảo toàn e: 3.nAl = 3.nNO

→ nAl = nNO = 0,15 mol

→ m = 0,15.27 = 4,05 gam

Câu 31: Đáp án B

Phương pháp giải:

Nhiệt phân muối nitrat M(NO3)n

– Nếu M là [K, …, Ca] thì nhiệt phân thu được muối M(NO2)n và O2

– Nếu M là [Mg, …, Cu] thì nhiệt phân thu được M2On, NO2, O2

Ngoại lệ: 2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 0,5O2

– Nếu M là [Ag, …] thì nhiệt phân thu được M, NO2, O2

Giải chi tiết:

Khi nhiệt phân hoàn toàn muối KNO3 thu được sản phẩm là KNO2 và O2.

PTHH: 2KNO3 →2KNO2 + O2

Câu 32: Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Các mức số oxi hóa có thể có của cacbon là: -4; 0; +2; +4.

Câu 33: Đáp án B

Phương pháp giải:

Chất thể hiện tính oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm).

Giải chi tiết:

(1) sai vì số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4

(2) sai vì số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +2

(3) đúng vì số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống -1

(4) đúng vì số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống -4

(5) sai vì số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4

(6) sai vì số oxi hóa của C tăng lên từ 0 đến +2

Câu 34: Đáp án D

Phương pháp giải:

Bảo toàn e: 3nNO = 2nCu → mCuO

Giải chi tiết:

Ta có: nNO = 0,3 mol

Bảo toàn e: 3nNO = 2nCu → nCu = 0,3.3 : 2 = 0,45 mol

→ mCuO = mhỗn hợp – mCu = 32 – 0,45.64 = 3,2 gam

Câu 35: Đáp án B

Phương pháp giải:

Chất điện li mạnh là chất là axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.

Giải chi tiết:

Chất điện li mạnh là chất là axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối.

Trong các chất đề bài cho thì NaCl là một chất điện li mạnh.

Câu 36: Đáp án A

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố Fe.

Giải chi tiết:

nFe2O3 = 0,03 mol

Bảo toàn Fe ta có: nFe = 2nFe2O3 = 0,06 mol → m = 0,06.56 = 3,36 gam

Câu 37: Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Chất khí độc dẫn đến tử vong nhẹ hơn không khí là CO do CO có ái tính với hemoglobin trong máu mạnh hơn, ngăn cản hemoglobin vận chuyển oxi trong máu.

→ Biện pháp: Không dùng trong phòng kín mà phải để cửa thoáng.

Câu 38: Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

HF có thể ăn mòn SiO2 là thành phần chính của thủy tinh nên được dùng để khắc chữ lên thủy tinh.

PTHH: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.

Câu 39: Đáp án D

Phương pháp giải:

Chất không dẫn điện là chất khi hòa tan trong nước không điện li ra ion.

Chất điện li gồm có axit, bazo, muối.

Giải chi tiết:

Chất không dẫn điện khi hòa tan trong nước là C6H12O(glucozơ).

Câu 40: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: N2 + 3H2 2NH3

→ Tỉ lệ về thể tích tương tự về số mol → VNH3 lý thuyết

H = Vtt : Vtt . 100% → Vtt

Giải chi tiết:

PTHH: N2 + 3H2 2NH3

Lý thuyết 10 → 20 lít

Thể tích NHthực tế thu được là: VNH3 = 20.(75/100) = 15 lít

Bài trướcĐề Thi Hoá 11 Học Kì 1 Trường THPT Yên Lạc 2- Vĩnh Phúc Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Hoá 11 Học Kì 1 Trường THPT Gia Nghĩa Đắk Nông Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây