Đề Thi Hoá 9 HK 1 Trường THCS Ái Quốc Hải Dương Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
146

Đề thi Hoá 9 hk 1 Trường THCS Ái Quốc Hải Dương có đáp án và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

PHÒNG GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THCS ÁI QUỐC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB):

a. Có mấy loại phân bón đơn? Đó là những loại nào?

b. Nêu hai biện pháp bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?

Câu 2 (TH): Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi cho:

a. Dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2.

b. Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.

Câu 3 (TH): Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi phản ứng sau:

$Al\xrightarrow{{\left( 1 \right)}}AlC{l_3}\xrightarrow{{\left( 2 \right)}}AlN{O_3}\xrightarrow{{\left( 3 \right)}}Al{\left( {OH} \right)_3}\xrightarrow{{\left( 4 \right)}}A{l_2}{O_3}$

Câu 4 (TH): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch không màu chứa trong hai lọ mất nhãn sau: dung dịch NaCl, dung dịch Na2SO4.

Câu 5 (VD): Hòa tan hoàn toàn 32,8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl 7,3%, vừa đủ thu được dung dịch B và 6,72 lít khí H2 ( ở đktc)

a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

c. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch B.

Đáp án

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

a. Có 3 loại phân bón đơn. Đó là:

+ phân đạm: (chứa N)

+ phân lân: (chứa P)

+ phân kali: (chứa K)

b. Hai biện pháp bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn

1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường:

+ sơn, mạ, bôi dầu mỡ… lên bề mặt kim loại. Các chất này bền, bám chắc vào bề mặt kim loại, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.

+ Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng.

2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

+ Cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken để làm tăng độ bền của thép với môi trường.

Câu 2: Đáp án

a. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan.

PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

b. Hiện tượng: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng

PTHH: Al(r)     +    O2 (k) $\xrightarrow{{{t^0}}}$ Al2O3(r)

(trắng)       (không màu)        (trắng)

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

Ghi nhớ tính chất hóa học của kim loại Al

Giải chi tiết:

$(1){\mkern 1mu} 2Al + 3C{l_2}\xrightarrow{{}}2AlC{l_3}$

$(2){\mkern 1mu} AlC{l_3} + 3AgN{O_3}\xrightarrow{{}}Al{(N{O_3})_3} + 3AgCl \downarrow $

$(3){\mkern 1mu} Al{(N{O_3})_3} + 3NaOH{\mkern 1mu} du\xrightarrow{{}}Al{(OH)_3} \downarrow + 3NaN{O_3}$

$(4){\mkern 1mu} 2Al{(OH)_3}\xrightarrow{{}}A{l_2}{O_3} + 3{H_2}O$

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

Dùng dung dịch BaCl2 hoặc dung dịch AgNO3

Giải chi tiết:

Lấy mỗi lọ 1 ít cho ra 2 ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

Cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm 1 ít dung dịch BaCl2

+ Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4 do xảy ra phản ứng hóa học sau:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

+ ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là NaCl.

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

${n_{{H_2}}}(dktc) = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3{\mkern 1mu} (mol)$

a. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑   (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O  (2)

b. Theo PTHH (1): nFe = nH2 = ? (mol)

=> Khối lượng của Fe là: mFe = nFe. MFe = ? (g)

Khối lượng của Fe2O3 là: mFe2O3 = mA – mFe = ? (g)

Từ đó tính được phần trăm khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu.

c. Theo PTHH (1): nFeCl2  = nH2 = ? (mol) => mFeCl2 = ? (g)

nHCl(1) = 2nH2 = ? (mol)

${n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}}}}}{{{M_{F{e_2}{O_3}}}}} = ?{\mkern 1mu} (mol)$

nHCl(2) = 6nFe2O3 = ? mol

∑ nHCl  = nHCl(1) + nHCl (2)

=> Khối lượng dung dịch HCl

Khối lượng dung dịch sau là: mdd sau = mA + mdd HCl – mH2 = 32,8 + 600 – 0,3.2 = 632,2 (g)

Dung dịch sau chứa muối FeCl2 và FeCl3

$C\% FeC{l_2} = \frac{{{m_{FeC{l_2}}}}}{{m{{\mkern 1mu} _{dd{\kern 1pt} sau}}}}.100\% = ?\% $

$C\% FeC{l_3} = \frac{{{m_{FeC{l_3}}}}}{{m{{\mkern 1mu} _{dd{\kern 1pt} sau}}}}.100\% = ?{\mkern 1mu} $

Giải chi tiết:

${n_{{H_2}}}(dktc) = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3{\mkern 1mu} (mol)$

a. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑   (1)

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O  (2)

b. Theo PTHH (1): nFe = nH2 = 0,3 (mol)

=> Khối lượng của Fe là: mFe = nFe. MFe = 0,3. 56 = 16,8 (g)

Khối lượng của Fe2O3 là: mFe2O3 = mA – mFe = 32,8 – 16,8 = 16 (g)

$\% mFe = \frac{{{m_{Fe}}}}{{{m_{hh}}}}.100\% = \frac{{16,8}}{{32,8}}.100\% = 51,22\% $

$ \Rightarrow \% F{e_2}{O_3} = 100\% – \% {m_{Fe}} = 48,78\% $

c. Theo PTHH (1): nFeCl2  = nH2 = 0,3 (mol) => mFeCl2 = 0,3. 127 = 38,1 (g)

nHCl(1) = 2nH2 = 2. 0,3 = 0,6 (mol)

${n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}}}}}{{{M_{F{e_2}{O_3}}}}} = \frac{{16}}{{160}} = 0,1{\mkern 1mu} (mol)$

Theo PTHH (2): nFeCl3 = 2nFe2O3 = 2.0,1 = 0,2 (mol) => mFeCl3 = 0,2. 162,5 = 32,5 (g)

nHCl(2) = 6nFe2O3 = 6.0,1 = 0,6 (mol)

∑ nHCl = nHCl(1)  + nHCl(2) = 0,6 + 0,6 = 1,2 (mol)

mHCl = nHCl. MHCl = 1,2. 36,5 = 43,8 (g)

$m{{\mkern 1mu} _{ddHCl}} = \frac{{{m_{HCl}}}}{{C\% }}.100\% = \frac{{43,8}}{{7,3\% }}.100\% = 600{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (g)$

Khối lượng dung dịch sau là: mdd sau = mA + mdd HCl – mH2 = 32,8 + 600 – 0,3.2 = 632,2 (g)

Dung dịch sau chứa muối FeCl2 và FeCl3

$C\% FeC{l_2} = \frac{{{m_{FeC{l_2}}}}}{{m{{\mkern 1mu} _{dd{\kern 1pt} sau}}}}.100\% = \frac{{38,1}}{{632,2}}.100\% = 6,03\% $

$C\% FeC{l_3} = \frac{{{m_{FeC{l_3}}}}}{{m{{\mkern 1mu} _{dd{\kern 1pt} sau}}}}.100\% = \frac{{32,5}}{{632,5}}.100\% = 5,14\% $

Bài trướcĐề Kiểm Tra Hoá 9 HK 1 Sở GD&ĐT Tỉnh Bến Tre Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Kiểm Tra Hoá 9 HK 1 Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Phúc Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây