Đề Thi Hoá 9 Học Kì 1 Trường THCS Phan Đình Phùng Đông Hà Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
164

Đề thi Hoá 9 học kì 1 Trường THCS Phan Đình Phùng Đông Hà có lời giải và đáp án chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

PHÒNG GD&ĐT TP ĐÔNG HÀ

TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Hãy chọn các chất thích hợp điền vào dấu ? sau đó hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) K2SO+ ? → KCl + ?

b) Fe2O3 + ? → ? + CO2

c) Na2S + HCl → ? + ?

d) ? + H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O

e)  ? + Cu(NO3)2 → Al(NO3)3 + ?

Câu 2 (VD): Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ riêng biệt, không nhãn sau: Al, Al2O3, Fe, Ag. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có)

Câu 3 (TH): 1. Viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

$Mn{O_2}\xrightarrow{{\left( 1 \right)}}C{l_2}\xrightarrow{{\left( 2 \right)}}NaCl\xrightarrow{{\left( 3 \right)}}NaOH$ $\xrightarrow{{\left( 4 \right)}}$ Nước Gia – Ven

2. Viết phương trình hóa học điều chế:

a) CuSO4 từ Cu

b) Fe(OH)3 từ Fe

Câu 4 (VD): Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Cu bằng dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch A; 4,4 gam chất rắn B và 17,92 lít khí C (đktc).

a. Viết các phương trình hóa học xảy ra và xác định thành phần của A, B, C.

b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 5 (VDC): Cho 10 gam dung dịch muối sắt clorua 32,5%, phản ứng hoàn toàn với dung dịch bạc nitrat dư, sau phản ứng thu được 8,61 gam kết tủa. Tìm công thức hóa học của muối sắt clorua đã dùng.

(Biết Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Ag = 108; N = 14; O = 16; Cu = 64; H = 1; Cl = 35,5)

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào các chất tham gia phản ứng và sản phẩm để điền các chất còn thiếu

Các nguyên tố nào có mặt trong các chất tham gia phản ứng thì có mặt ở các chất trong sản phẩm và ngược lại.

Giải chi tiết:

a) K2SO3 + BaCl2 → 2KCl + BaSO3

b) Fe2O3 + 3CO $\xrightarrow{{t^\circ }}$ 2Fe + 3CO2

c) Na2S + 2HCl → 2NaCl H2S

d) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

e) 2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của Al và Fe được học trong sgk hóa 9 trang 55-59

Giải chi tiết:

– Lấy mỗi chất rắn 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

– Cho dd NaOH dư lần lượt vào các ống nghiệm trên

+ ống nghiệm nào chất rắn tan dần và có khí không màu thoát ra là Al

PTHH: 3Al + 3NaOH + 3H2O → 3NaAlO2 + 2H2

+ ống nghiệm nào chất rắn tan dần đến hết là Al2O3

PTHH: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

+ ống nghiệm còn lại chất rắn không tan là Fe và Ag (nhóm I)

– Cho dd HCl dư vào các ống nghiệm ở nhóm I

+ chất rắn trong ống nghiệm nào tan và có khí không màu thoát ra là Fe, còn lại không có hiện tượng gì là Ag

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

1. Dựa vào bài clo sgk hóa 9 – trang 77

2. Dựa vào kiến thức về muối và kim loại sgk hóa 9

Giải chi tiết:

  1. $(1){\mkern 1mu} Mn{O_2} + 4HCl\xrightarrow{{t^\circ }}MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O$

$(2){\mkern 1mu} C{l_2} + 2Na\xrightarrow{{t^\circ }}2NaCl$

$(3){\mkern 1mu} 2NaCl + 2{H_2}O\xrightarrow[{{\text{co}}\,{\text{mang}}\,{\text{ngan}}}]{{{\text{dien}}\,\,{\text{phan}}}}2NaOH + {H_2} + C{l_2}$

$(4){\mkern 1mu} 2NaOH + C{l_2}\xrightarrow[{}]{{30^\circ C}}\underbrace {NaCl + NaClO + {H_2}O}_{Nuoc{\kern 1pt} Javen}$

2. a) $2Cu + {O_2}\xrightarrow{{t^\circ }}2CuO$

$CuO + {H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}CuS{O_4} + {H_2}O$

b)$2Fe + 3C{l_2}\xrightarrow{{t^\circ }}2FeC{l_3}$

$FeC{l_3} + 3NaOH\xrightarrow{{}}Fe{(OH)_3} + 3NaCl$

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

Cho hỗn hợp Al, Mg, Cu vào dd HCl dư chỉ có Al và Mg phản ứng, Cu không phản ứng

→ 4,4 gam chất rắn B là Cu

Đặt số mol của Mg và Al lần lượt là x và y (mol)

Viết PTHH xảy ra, lập hệ phương trình với khối lượng 20 g hỗn hợp và số mol H2

Từ đó giải ra được x, y = ? → Tính được phần trăm khối lượng mỗi kim loại.

Giải chi tiết:

a) Cho hỗn hợp Al, Mg, Cu vào dd HCl dư chỉ có Al và Mg phản ứng, Cu không phản ứng

→ 4,4 gam chất rắn B là Cu

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑              (1)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑            (2)

Dung dịch A thu được gồm MgCl2 và AlCl3.  Khí C là H2

${n_{{H_2}(dktc)}} = \frac{{{V_{{H_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{17,92}}{{22,4}} = 0,8{\mkern 1mu} (mol)$

b) Khối lượng hỗn hợp Mg và Al là: 20 – 4,4 = 15,6 (g)

Đặt số mol của Mg và Al lần lượt là x và y (mol)

→ mhh = 24x + 27y = 15,6 (I)

Theo PTHH (1): nH2(1) = nMg = x (mol)

Theo PTHH (2): ${n_{{H_2}(2)}} = \frac{3}{2}.nAl = \frac{3}{2}.y = 1,5y{\mkern 1mu} (mol)$

→ ∑ nH2 = x + 1,5y = 0,8 (II)

Giải hệ phương trình (I) và (II) ta được x = 0,2 và y = 0,4

=> nMg = 0,2 (mol) và nAl = 0,4 (mol)

mMg = nMg × MMg = 0,2 × 24 = 4,8 (g)

mAl = nAl × MAl = 0,4 × 27 = 10,8 (g)

Phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:

$\% {m_{Mg}} = \frac{{{m_{Mg}}}}{{{m_{hh}}}}.100\% = \frac{{4,8}}{{20}}.100\% = 24\% $

$\% {m_{Al}} = \frac{{{m_{Al}}}}{{{m_{hh}}}}.100\% = \frac{{10,8}}{{20}}.100\% = 54\% $

$\% {m_{Cu}} = 100\% – \% {m_{Mg}} – \% {m_{Al}} = 22\% $

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

Chia 2 trường hợp để giải hoặc muối FeCl2 hoặc muối FeCl3

Trường hợp nào thỏa mãn 2 dữ kiện ra 8,61 gam kết tủa và 3,25 gam muối sắt clorua ban đầu thì chọn.

Giải chi tiết:

TH1: Muối sắt clorua là muối FeCl2 →  8,61 gam kết tủa gồm Fe và AgCl

${m_{FeC{l_2}}} = \frac{{{m_{dd{\kern 1pt} FeC{l_2}}}}}{{100\% }}.C\% = \frac{{10}}{{100\% }}.32,5\% = 3,25{\mkern 1mu} (g)$

$ \Rightarrow {n_{FeC{l_2}}} = \frac{{{m_{FeC{l_2}}}}}{{{M_{FeC{l_2}}}}} = \frac{{3,25}}{{127}} \approx 0,0256{\mkern 1mu} (mol)$

PTHH: FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

0,0256                  →  0,0256 → 0,0512    (mol)

Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag↓

0,0256                          →  0,0256 → 0,0256    (mol)

→ mkết tủa = mAgCl + mAg = 0,0512×143,5 + 0,0245×108 = 9,9932 (g) #8,61 (g) → Loại

TH2: Muối sắt clorua là FeCl3 →  8,61 gam kết tủa chỉ chứa AgCl

${m_{FeC{l_2}}} = \frac{{{m_{dd{\kern 1pt} FeC{l_2}}}}}{{100\% }}.C\% = \frac{{10}}{{100\% }}.32,5\% = 3,25{\mkern 1mu} (g)$

PTHH: FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl↓

${n_{AgCl}} = \frac{{{m_{AgCl}}}}{{{M_{AgCl}}}} = \frac{{8,61}}{{143,5}} = 0,06{\mkern 1mu} (mol)$

Theo PTHH: ${n_{FeC{l_3}}} = \frac{1}{3}.{n_{AgCl}} = \frac{1}{3}.0,06 = 0,02{\mkern 1mu} (mol) \Rightarrow {m_{FeC{l_3}}} = 0,02 \times 162,5 = 3,25{\mkern 1mu} (g)$

→ Khớp với mFeCl3 đề bài cho → Thỏa mãn

Vậy công thức muối là FeCl3

Bài trướcĐề Thi Hoá 9 Học Kì 1 Trường THCS Nguyễn Trãi TP Châu Đốc Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Hoá 9 Học Kì 1 Trường THCS Trường Sa Biên Hoà Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây