Đề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Việt Đức Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
182

Đề thi học kì 1 Hoá 10 Trường THPT Việt Đức Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết gồm có phần chung, phần riêng lý thuyết và bài tập. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 10

Thời gian làm bài: 60 phút; không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH

Câu 1 (VD): Cho nguyên tử A. Ở trạng thái cơ bản, A có 7 electron p.

Viết cấu hình electron của A. Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn (có giải thích).

Câu 2 (VD): Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1. Tìm Z, A của X. Viết kí hiệu nguyên tử nguyên tố X.

Câu 3 (VD): Đồng là hỗn hợp của hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54.

a) Tính % số nguyên tử mỗi đồng vị.

b) Tính % khối lượng của đồng vị 63Cu trong muối CuSO4.

Câu 4 (VD): Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính kim loại tăng dần (có giải thích):

20Ca; 19K; 12Mg

Câu 5 (VD): Công thức hợp chất khí với hiđro của R là RH3. Trong oxit cao nhất của R, R chiếm 25,926% về khối lượng. Xác định nguyên tố R.

Câu 6 (VD): Cho các chất có công thức phân tử như sau: NaCl; P2O5; K2O; NH3. Hãy chỉ ra chất nào có liên kết cộng hóa trị? Chất nào có liên kết ion? Giải thích sự hình thành liên kết ion của một chất trong những chất có liên kết ion đó.

Câu 7 (VD): Hỗn hợp X gồm A2CO3 và B2CO3 có khối lượng 3,13 gam. Hòa tan X vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M vừa đủ, thu được V lít khí CO2 (đktc). Biết A và B ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA. Xác định công thức phân tử các chất trong X và tính V.

Câu 8 (VD): Cho hai nguyên tử M và X. Tổng các hạt mang điện trong X nhiều hơn trong M là 10. M tác dụng với X theo sơ đồ: M + X2 → MaXb. Tổng số proton trong MaXb là 46. Biết trong 0,2 mol MaXb chứa 0,6 mol ion (mỗi ion đều chỉ chứa một nguyên tử). Xác định tên của M và X.

II. PHẦN RIÊNG

A. Theo chương trình chuẩn

Câu 9 (VD): Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: CO2, C2H2.

Câu 10 (VD): Xác định số oxi hóa của Cl trong các phân tử và ion sau, sắp xếp các phân tử và ion theo thứ tự tăng dần số oxi hóa: Cl2; $ClO_2^ – $; HCl; $ClO_4^ – $; KClO3

B. Theo chương trình nâng cao

Câu 11 (VD): Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: C2H2; H3PO4

Câu 12 (VD): Cho phương trình phản ứng:

Al + HNO3 loãng → Al(NO3)3 + N2 + H2O

a) Xác định vai trò của từng chất tham gia phản ứng và nêu sự oxi hóa, sự khử.

b) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

– Từ số electron p của nguyên tử A, ta viết được cấu hình electron nguyên tử của A.

– Từ cấu hình electron nguyên tử của A, ta xác định được vị trí của A trong bảng tuần hoàn:

+ Số thứ tự của ô = Số electron trong nguyên tử

+ Số thứ tự của chu kì = Số lớp electron trong nguyên tử

+ Số thứ tự của nhóm = Số electron ở lớp ngoài cùng (với nguyên tố nhóm A).

Giải chi tiết:

– Ở trạng thái cơ bản, A có 7 electron p nên A có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1.

– Vị trí của A trong bảng tuần hoàn:

+ Ô số 13 (vì có 13 e trong nguyên tử).

+ Chu kì 3 (vì có 3 lớp e).

+ Nhóm IIIA (vì có 3 e ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng điền vào phân lớp p).

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

– Giả sử X có: số p = số electron = Z và số n = N.

Từ đề bài lập phương trình liên quan N và Z. Từ đó tìm được Z, A của X

– Kí hiệu nguyên tố X có dạng ZAX.

Giải chi tiết:

Giả sử X có: số p = số electron = Z và số n = N.

+ Tổng số hạt cơ bản là 34 => 2Z + N = 34 (1)

+ Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1 => N – Z = 1 (2)

Giải hệ (1) và (2) thu được: Z = 11; N =12.

=> Số khối: A = Z + N = 11 + 12 = 23.

Kí hiệu nguyên tử nguyên tố X là  $_{11}^{23}X$

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Gọi % số nguyên tử của đồng vị 63Cu là x%, khi đó % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là (100-x)%.

Nguyên tử khối trung bình của đồng là: ${\bar A_{Cu}} = \frac{{63x + 65(100 – x)}}{{100}} = 63,54$

Giải phương trình trên tìm được % số đồng vị.

b) Xét 1 mol CuSO4, ta tính được khối lượng của 63Cu và khối lượng của CuSO4. Từ đó tính được % khối lượng của 63Cu trong CuSO4.

Giải chi tiết:

a) Gọi % số nguyên tử của đồng vị 63Cu là x%, khi đó % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là (100-x)%.

Nguyên tử khối trung bình của đồng là ${\bar A_{Cu}} = \frac{{63x + 65(100 – x)}}{{100}} = 63,54$

Giải phương trình trên ta được x = 73.

Vậy % số nguyên tử của đồng vị 63Cu là 73%, khi đó % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là 27%.

b) Xét 1 mol CuSO4 ta có: nCu = nCuSO4 = 1 mol n63Cu = 1.73% = 0,73 mol

→ m63Cu = 0,73.63 = 45,99 (gam)

Vậy % khối lượng của đồng vị 63Cu trong muối CuSOlà:

%m63Cu = $\frac{{{m_{63Cu}}}}{{{m_{CuS{O_4}}}}} \times 100\% = \frac{{45,99}}{{(63,54 + 32 + 16.4).1}}.100\% $ = 28,83%

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

– Viết cấu hình electron để xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

– Vận dụng quy luật biến đổi tính kim loại trong 1 chu kì và 1 nhóm A để sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng tính kim loại.

Giải chi tiết:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

20Ca: 1s22s22p63s23p64s2 → Ca ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA

19K: 1s22s22p63s23p64s→ K ở ô số 19, chu kì 4, nhóm IA

12Mg: 1s22s22p63s→ Mg ở ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA

Vậy có thể viết các nguyên tố vào bảng tuần hoàn dạng rút gọn như sau:

Nhóm IA Nhóm IIA
Chu kì 3 Mg
Chu kì 4 K Ca

– Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm nên ta có tính kim loại:

K > Ca.

– Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng nên ta có tính kim loại:

Mg < Ca.

Vậy từ đó ta có tính kim loại Mg < Ca < K.

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

– Công thức hợp chất khí với hiđro của R là RH3 suy ra R thuộc nhóm VA.

=> Công thức oxit cao nhất của R là R2O5.

– Từ % khối lượng R trong oxit cao nhất để tìm MR, từ đó xác định được tên nguyên tố R.

Giải chi tiết:

– Công thức hợp chất khí với hiđro của R là RH3 suy ra R thuộc nhóm VA.

=> Công thức oxit cao nhất của R là R2O5.

– Trong oxit cao nhất của R, R chiếm 25,926% về khối lượng nên ta có biểu thức:

$\% {m_R} = \frac{{2R}}{{2R + 16.5}}.100\% = 25,926\% $

Giải phương trình trên ta được R = 14. Vậy R là nguyên tố Nitơ, kí hiệu: N

Câu 6: Đáp án

Phương pháp giải:

– Các chất có liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa các phi kim.

– Các chất có liên kết ion thường là liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Giải chi tiết:

– Chất có liên kết cộng hóa trị là P2O5 và NH3 (liên kết giữa các phi kim).

– Chất có liên kết ion là NaCl và K2O (vì là liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình)

– Giải thích sự hình thành liên kết ion NaCl:

Na → Na+ + 1e

Cl2 + 2e → 2Cl

Ion Na+ và Cl hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.

Vậy 2Na + Cl2 → 2Na+ + 2Cl → 2NaCl

Câu 7: Đáp án

Phương pháp giải:

Giả sử công thức trung bình của A và B là R.

Viết và tính theo PTHH: R2CO3 + 2HCl → 2RCl + CO2 + H2O

Đặt mol của HCl vào phương trình ta tìm được mol của R2CO3 và CO2.

+ Tìm MR2CO3 từ đó suy ra MR và xác định được tên của hai chất trong X.

+ Tính được thể tích của CO2 dựa vào số mol tính được từ phương trình hóa học.

Giải chi tiết:

Ta có: nHCl = 0,1.0,5 = 0,05 mol

Giả sử công thức trung bình của A và B là R.

PTHH: R2CO3 + 2HCl → 2RCl + CO2 + H2O

0,025 ← 0,05            →    0,025          (mol)

→ MR2CO3 = 3,13 : 0,025 = 125,2 → 2MR + 60 = 125,2 => MR = 32,6

Vì hai nguyên tố A và B ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA (giả sử M< MB) nên MA < 32,6 < MB.

Suy ra A và B là Na (23) và K (39).

Vậy công thức phân tử của các chất trong X là Na2CO3 và K2CO3.

Thể tích khí CO2 là: V = 0,025.22,4 = 0,56 (lít)

Câu 8: Đáp án

Phương pháp giải:

Giả sử: X có số p = số e = ZX và số n = NX

M có số p = số e = ZM và số n = NM

– Tổng các hạt mang điện trong X nhiều hơn trong M là 10 => 2Z– 2ZM = 10 (1)

– Tổng số proton trong MaXb là 46 => a.ZM + b.ZX = 46 (2)

– Biết trong 0,2 mol MaXb chứa 0,6 mol ion => a + b = 0,6 : 0,2 = 3

Xét 2 trường hợp để tìm ZX và ZM:

+ a = 1 và b = 2

+ a = 2 và b = 1

Giải chi tiết:

Giả sử: X có số p = số e = ZX và số n = NX

M có số p = số e = ZM và số n = NM

– Tổng các hạt mang điện trong X nhiều hơn trong M là 10 => 2Z– 2ZM = 10 (1)

– Tổng số proton trong MaXb là 46 => a.ZM + b.ZX = 46 (2)

– Biết trong 0,2 mol MaXb chứa 0,6 mol ion => a + b = 0,6 : 0,2 = 3

Xét 2 trường hợp:

+ a = 1 và b = 2

Ta có hệ phương trình: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{Z_X} – 2{Z_M} = 10}\\{{Z_M} + 2{Z_X} = 46}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_X} = 17}\\{{Z_M} = 12}\end{array}} \right.$ (thỏa mãn)

Vậy: X là Clo (kí hiệu Cl);      M là Magie (kí hiệu Mg).

+ a = 2 và b = 1

Ta có hệ phương trình: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{Z_X} – 2{Z_M} = 10}\\{2{Z_M} + {Z_X} = 46}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{Z_X} = 18,67}\\{{Z_M} = 13,67}\end{array}} \right.$ (loại)

Câu 9: Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố C, H, O để viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử.

Giải chi tiết:Câu 10: Đáp án

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố dựa vào các quy tắc sau:

Quy tắc 1: Số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất bằng 0.

Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của H bằng +1, trừ 1 số trường hợp như hiđrua, kim loại (NaH, CaH2 ….). Số oxi hóa của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2, …).

Quy tắc 3: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.

Quy tắc 4: Trong 1 phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0.

Giải chi tiết:

Số oxi hóa của Cl trong các phân tử và ion: $\mathop {Cl}\limits_2^0 ;\mathop {Cl}\limits^{ + 3} {O_2}^ – ;H\mathop {Cl}\limits^{ – 1} ;\mathop {Cl}\limits^{ + 7} {O_4}^ – ;K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3}$

Sắp xếp các phân tử và ion theo thứ tự tăng dần số oxi hóa: HCl; Cl2; ClO2; KClO3;ClO4

Câu 11: Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố C, H, O, P để viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử.

Giải chi tiết:Câu 12: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng)

Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm)

Quá trình khử là quá trình nhận electron

Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron

b) Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron:

– Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá (có số oxi hóa giảm) và chất khử (có số oxi hóa tăng).

– Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

– Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

– Đặt hệ số của các chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác.

Giải chi tiết:

a) Xác định vai trò của từng chất tham gia phản ứng và nêu sự oxi hóa, sự khử:

$\mathop {Al}\limits^0 + H\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} {O_3}{{\mkern 1mu} _{loang}} \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} {\left( {N{O_3}} \right)_3} + \mathop {{\rm{ }}N}\limits_2^0 + {H_2}O$

– Số oxi hóa của Al tăng từ 0 lên +3 => Al là chất khử

– Số oxi hóa của N giảm từ +5 xuống 0 => HNO3 là chất oxi hóa

– Sự oxi hóa: Al → Al+3 + 3e

– Sự khử: 2N+5 + 10e → N2

b) Cân bằng phản ứng trên theo phương pháp thăng bằng electron.

$\mathop {Al}\limits^0 + H\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} {O_3}{{\mkern 1mu} _{loang}} \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} {\left( {N{O_3}} \right)_3} + \mathop {{\rm{ }}N}\limits_2^0 + {H_2}O$

$\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {x10}\limits^{} }\\{\mathop {x3}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {Al}\limits^0 \to \mathop {Al}\limits^{ + 3} + 3e}\\{2\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} + 10e \to \mathop {{N_2}}\limits^0 }\end{array}} \right.$

10Al + 36HNO3 loãng → 10Al(NO3)3 + 3N2 +18 H2O

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Đầm Dơi Cà Mau Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây