Đề Thi Học Kì 1 Hoá 12 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Thái Bình Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
203

Đề thi Hoá 12 học kì 1 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Thái Bình có đáp án và lời giải chi tiết gồm 40 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): 0,1 mol một a-amino axit X tác dụng vừa hết với 0,1 mol HCl vào ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287% (theo khối lượng). Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3-CH(NH2)-COOH B. H2N-CH2-COOH

C. CH3CH2CH2-COOH D. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 2 (VD): 1 phân tử poli(vinyl clorua) có khối lượng phân tử bằng 62500u. Hệ số polime hóa của phân tử poli(vinyl clorua) này là:

A. 1000 B. 2000 C. 1500 D. 15000

Câu hỏi số 3 VDC

Thể tích dung dịch Br2 0,2M cần dùng để điều chế 6,6 gam 2,4,6-tribromanilin là:

A. 0,6 lít B. 0,3 lít C. 1 lít D. 1,2 lít

Câu 4 (VD): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozo, tinh bột, glucozo và saccarozo cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là:

A. 3,60 gam B. 3,15 gam C. 6,20 gam D. 5,25 gam

Câu 5 (NB): Đâu là hợp chất hữu cơ tạp chức trong các chất sau đây?

A. C3H5(OH)3 B. CH3NH2 C. H2NCH2COOH D. CH3COOC2H5

Câu 6 (VD): Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với Br2 (tan trong CCl4), người ta nhận thấy cứ 1,575 gam cao su đó có thể tác dụng với 1,2 gam brom. Tỉ lệ số mắt xích butadien và stiren trong loại cao su trên là:

A. 3:2 B. 1:3 C. 2:3 D. 3:1

Câu 7 (VDC): Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25,5 B. 24,5 C. 26,5 D. 27,5

Câu 8 (NB): Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:

A. saccarozo B. glucozo C. tinh bột D. xenlulozo

Câu 9 (TH): Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế?

A. Khi tóc bị cháy thấy có mùi khét.

B. Khi cho dầu ăn vào trong nước thấy dầu ăn nổi lên trên mặt nước.

C. Hòa tan lòng trắng trứng gà vào nước sau đó đun sôi thấy xuất hiện kết tủa màu xanh đặc trưng.

D. Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm chứa 1-2 ml hồ tinh bột thấy có màu xanh tím.

Câu 10 (NB): Tơ tằm và tơ nion-6,6 đều:

A. có cùng phân tử khối.

B. thuộc loại tơ tổng hợp.

C. thuộc loại tơ thiên nhiên.

D. chứa các loại nguyên tố giống nhau ở trong phân tử.

Câu 11 (VDC): Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với I = 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở 2 điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là:

A. 2,40 gam và 1,848 lít B. 2,40 và 1,400 lít

C. 1,28 gam và 2,744 lít D. 1,28 gam và 1,400 lít

Câu 12 (NB): Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là:

A. Phương pháp nhiệt luyện B. Phương pháp thủy luyện

C. Phương pháp điện phân D. Phương pháp thủy phân

Câu 13 (TH): Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:

A. B. C. D. 1

Câu 14 (NB): Trùng hợp monome nào sau đây sẽ thu được PE?

A. CH2=CH-CH3 B. CH3-CH3 C. CH2=CHCl D. CH2=CH2

Câu 15 (NB): Phân tử khối của alanin có giá trị bằng

A. 75u B. 75 gam C. 89 gam D. 89u

Câu 16 (TH): Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả thu được ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
Y Quỳ tím Quỳ chuyển sang xanh
X, Z Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag
T Dung dịch Br2 Kết tủa trắng
Z Cu(OH)2 Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Lysin, etyl fomat, glucozo, anilin B. Etyl fomat, lysin, glucozo, axit acrylic

C. Etyl fomat, lysin, glucozo, phenol D. Glucozo, lysin, etyl fomat, anilin

Câu 17 (VD): Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 21,8 B. 12,5 C. 15,5 D. 5,7

Câu 18 (NB): Xenlulozo không thuộc loại:

A. polisaccarit B. gluxit C. đisaccarit D. cacbohidrat

Câu 19 (VD): Cho 5,5 gam hỗn hợp Al, Fe (được trộn theo tỉ lệ mol lần lượt là 2:1) vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:

A. 20,35 B. 35,20 C. 32,50 D. 25,50

Câu 20 (VD): Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este etyl axetat trong dung dịch KOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 8,2 B. 9,6 C. 9,8 D. 11,2

Câu 21 (VD): Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag tối đa thu được là:

A. 21,6 gam B. 10,8 gam C. 32,4 gam D. 64,8 gam

Câu 22 (VD): Để hiđro hóa hoàn toàn m gam triolein cần 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 89,0 B. 86,6 C. 88,4 D. 87,8

Câu 23 (TH): Phân tử peptit chứa 11 gốc a-amino axit được gọi là:

A. đipeptit B. polipeptit C. pentapeptit D. oligopeptit

Câu 24 (TH): Ứng với công thức C3H6O2 có bao nhiêu este là đồng phân của nhau?

A. B. C. D. 5

Câu 25 (NB): Chất nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?

A. benzyl axetat B. axit axetic C. metylamin D. ancoletylic

Câu 26 (NB): Chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là:

A. propyl axetat B. metyl propionat C. etyl axetat D. metyl axetat

Câu 27 (TH): Cho dãy các chất: tinh bột, protein, vinylfomat, anilin, glucozo. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các chất trong dãy trên:

A. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc

B. Có 2 chất có tính lưỡng tính

C. Có 1 chất làm mất màu nước brom

D. Có 2 chất bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng

Câu 28 (NB): Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là thức ăn quan trọng của người

B. Chất béo không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước

C. Triolein là chất lỏng ở nhiệt độ thường

D. Chất béo thuộc loại hợp chất este

Câu 29 (TH): Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là:

A. B. C. D. 1

Câu 30 (TH): Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozo và triolein đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom

(b) Có thể phân biệt được glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc

(c) Este tạo bởi axit no ở điều kiện thường luôn ở thể rắn

(d) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOC2H5 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O

(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh

(f) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo

(i) Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm 1 muối axit cacboxylic Y và 1 ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số CTCT phù hợp với X là 4.

Số phát biểu đúng là:

A. B. C. D. 2

Câu 31 (NB): Chất nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm sẽ thu được sản phẩm là natri stearat và glixerol ?

A. (C17H35COO)3C3H5 B. (C17H33COO)3C3H5 C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C17H29COO)3C3H5

Câu 32 (NB): Cho dãy các chất: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH, C3H5(OH)3, C6H5NH2 (anilin), CH3COOH. Chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl là:

A. CH3COOH B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH

C. C6H5NH2 D. C3H5(OH)3

Câu 33 (NB): Trong các chất cho sau đây, chất nào không làm xanh quỳ tím ẩm ?

A. C6H5NH2 (anilin) B. NaOH C. CH3CH2NH2 D. NH3

Câu 34 (TH): Trong số những hợp chất: HCOOH, CH3COOCH3, ClH3NCH2COOH, o-HOCH2C6H4OH, CH3COOC6H5 (phenyl axetat). Số hợp chất tác dụng với NaOH chỉ xảy ra theo tỉ lệ mol 1 : 1 là:

A. B. C. D. 3

Câu 35 (NB): Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất?

A. Đồng B. Vàng C. Nhôm D. Bạc

Câu 36 (NB): Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozo là

A. mật mía B. mật ong C. đường phèn D. đường kính

Câu 37 (VDC): Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH; CxHyCOOCH3 và CH3OH thu được 2,688 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác cho 5,52 gam hỗn hợp X phản ứng với vừa đủ 30 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1,92 gam CH3OH. Lấy lượng CxHyCOOH có trong 2,76 gam X tác dụng với hỗn hợp chứa 0,04 mol CH3OH và 0,06 mol C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc nóng. Giả sử 2 ancol phản ứng với khả năng như nhau thì khối lượng este thu được là:

A. 1,62 B. 8,6 C. 0,88 D. 0,944

Câu 38 (VD): Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6, R thuộc chu kỳ:

A. B. C. D. 4

Câu 39 (TH): Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc 3?

A. (CH3)2NH B. C6H5NH2 C. (CH3)3N D. CH3NH2

Câu 40 (NB): Trong các polime sau, polime nào không được dùng làm chất dẻo?

A. polietilen B. polivinylclorua C. poli(metyl metacrylat) D. polibuta-1,3-dien

Đáp án

1-A 2-A 3-B 4-B 5-C 6-C 7-A 8-B 9-C 10-D
11-C 12-B 13-B 14-D 15-D 16-C 17-B 18-C 19-A 20-C
21-D 22-C 23-B 24-C 25-A 26-C 27-A 28-C 29-D 30-D
31-A 32-B 33-A 34-D 35-D 36-B 37-D 38-C 39-C 40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Phương pháp giải:

Phản ứng với axit – bazo

Với amino axit X có CT là: R(NH2)x(COOH)y

→ nH+ = x.nX; nOH- = y.nCOOH

Giải chi tiết:

Ta thấy: nX = nHCl → X có 1 nhóm NH2

Cách 1: BTNT “Cl”: nCl(muối Y) = nHCl = 0,1 mol

Trong Y, hàm lượng Cl theo khối lượng là 28,287% → mY = 0,1.35,5.(100/28,287) = 12,55 (g)

Ta có: X + HCl → Muối

BTKL: mX = m muối – mHCl = 12,55 – 0,1.36,5 = 8,9 (g)

→ MX = 8,9 : 0,1 = 89 → X là CH3-CH(NH2)-COOH

Cách 2: Gọi CT của X là: H2N-R-(COOH)x

H2N-R-(COOH)x + HCl → ClH3N-R-(COOH)x

%mClo = $\frac{{35,5}}{{R + 45x + 52,5}}$.100% = 28,287% → R + 45x = 73

Thấy các phương án đều có 1 nhóm COOH → x = 1 → R = 28

→ X là CH3-CH(NH2)-COOH

Câu 2: Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Poli(vinyl clorua) có CT là: (-CH2-CHCl-)n

→ Mpolime = 62500 = Mmắt xích . n = 62,5n → n = 1000

Câu 3: Đáp án B

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: C6H5NH2 + 3Br2 → H2NC6H2Br3 + 3HBr

Giải chi tiết:

PTHH: C6H5NH2 + 3Br2 → H2NC6H2Br3 + 3HBr

ntribromanilin = 6,6 : 330 = 0,02 mol

Theo PTHH → nBr2 = 3.nH2NC6H2Br3 = 0,06 mol

→ Vdd Br2 = 0,06 : 0,2 = 0,3 lít

Câu 4: Đáp án B

Phương pháp giải:

Các cacbohiđrat đều quy được về dạng Cn(H2O)m

Khi đốt cháy: Cn(H2O) + nO2 → nCO2 + mH2O

→ nCO2 = nO2

Giải chi tiết:

Ta thấy: Xenlulozo và tinh bột đều có CT (C6H10O5)n, glucozo (C6H12O6) và saccarozo (C12H22O11)

→ Quy hỗn hợp về dạng Cn(H2O)m

Khi đốt cháy: Cn(H2O) + nO2 → nCO2 + mH2O

→ nCO2 = nO2 = 2,52 : 22,4 = 0,1125 mol

BTKL cho pư cháy: m = mCO2 + mH2O – mO2 = 0,1125.44 + 1,8 – 0,1125.32 = 3,15 gam

Câu 5: Đáp án C

Phương pháp giải:

Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất hữu cơ có nhiều hơn 1 loại nhóm chức.

Giải chi tiết:

Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất hữu cơ có nhiều hơn 1 loại nhóm chức.

Trong 4 đáp án ta thấy chỉ có H2NCH2COOH là có 2 loại nhóm chức (NH2 và COOH)

Chú ý: C3H5(OH)3 là hợp chất đa chức vì có nhiều hơn 1 nhóm chức cùng loại, không phải tạp chức

Câu 6: Đáp án C

Phương pháp giải:

Ghi nhớ CT cao su buna-S có dạng: [(-CH2-CH=CH-CH2-)n(-CH2-CHC6H5-)m]

Dựa vào phản ứng với Brom → Số mol các mắt xích trong phân tử cao su → Tỉ lệ mắt xích

Giải chi tiết:

Cao su buna-S có dạng: [(-CH2-CH=CH-CH2-)n(-CH2-CHC6H5-)m]

Cao su phản ứng được với nước Brom là do liên kết đôi trong phần butadien

→ nBr2 = nbutadien = 1,2 : 160 = 0,0075 mol

Mặt khác: mcao su = mbutadien + mstiren → nStiren = 0,01125 mol

→ n : m = nbutadien : nstiren = 0,0075 : 0,01125 = 2 : 3

Câu 7: Đáp án A

Phương pháp giải:

Ta có: nNaOH = 0,18 mol; nBa(OH)2 = $\frac{{0,93m}}{{171}}$ mol; nKOH = $\frac{{0,044m}}{{56}}$ mol

Đặt nH2O pư = a mol

BTKL → PT (1) ẩn m, a

BTNT “H” → PT (2) ẩn m, a

Giải hệ → m → nOH-

Khi cho CO2 hấp thụ vào dung dịch Y ta tính được số mol của CO32-

Ba2++ CO32- → BaCO3 ↓

→ mBaCO3

Giải chi tiết:

Ta có: nNaOH = 0,18 mol; nBa(OH)2 = $\frac{{0,93m}}{{171}}$ mol; nKOH = $\frac{{0,044m}}{{56}}$ mol

Đặt nH2O pư = a mol

BTKL: m + 18a = 7,2 + 0,93m + 0,044m + 0,14.2 (1)

BTNT “H”: 2a = 0,18 + 2. $\frac{{0,93m}}{{171}}$ + $\frac{{0,044m}}{{56}}$ + 0,14.2 (2)

Giải hệ trên được m = 25,5 (g)

Vậy nNaOH = 0,18 mol; nBa(OH)2 = 0,1387 mol; nKOH = 0,02 mol

→ nOH- = 0,4774 mol và nCO2 = 0,348 mol

Tính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,4774 : 0,348 = 1,37 →  tạo 2 muối CO32- (x mol) và HCO3 (y mol)

Ta có: nCO2 = x + y = 0,348 và nOH- = 2x + y = 0,4774

→ x = 0,1294 và y = 0,2186

Ba2++         CO32- →     BaCO3 ↓

0,1387          0,1294        0,1294 mol

→ mBaCO3 = 0,1294.197 = 25,4918 gam ≈ 25,5 gam

Câu 8: Đáp án B

Phương pháp giải:

Các monosaccarit không có phản ứng thủy phân.

Giải chi tiết:

Vì glucozo là monosaccarit nên không có phản ứng thủy phân.

Câu 9: Đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết tổng hợp hóa học hữu cơ

Giải chi tiết:

A. Khi tóc bị cháy thấy có mùi khét

→ Đúng. Vì tóc bản chất là protein, khi đốt protein sẽ có mùi khét.

B. Khi cho dầu ăn vào trong nước thấy dầu ăn nổi lên trên mặt nước

→ Đúng. Vì dầu ăn là este không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ (dầu hỏa, toluen,…).

C. Hòa tan lòng trắng trứng gà vào nước sau đó đun sôi thấy xuất hiện kết tủa màu xanh đặc trưng

→ Sai. Khi đun sôi lòng trắng trứng gà (bản chất là protein) sẽ có hiện tượng đông vón tạo kết tủa màu trắng

D. Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm chứa 1-2 ml hồ tinh bột thấy có màu xanh tím

→ Đúng. Phản ứng hồ tinh bột sẽ tạo ra sản phẩm có màu tím đặc trưng.

Câu 10: Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các loại tơ (polime)

Giải chi tiết:

A sai

B, C sai vì tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp, tơ tằm là tơ thiên nhiên

D đúng vì 2 loại tơ này đều chứa các nguyên tố C, H, N, O

Câu 11: Đáp án C

Phương pháp giải:

Ta có: Fe3+8/3 → Fe+3 + 1e                N+5 + 3e → N+2

Áp dụng bảo toàn e → nFe3O4 = 3nNO

Từ khối lượng hỗn hợp → nCuO

BTNT tính được nFe(NO3)3 = 3nFe3O4; nCu(NO3)2 = nCuO

BTNT “N” → nHNO3 pứ = 3nFe(NO3)3 + 2nCu(NO3)2 + nNO → nHNO3 dư

→ Thành phần dung dịch Y chứa: Fe3+; H+; Cu2+ và NO3

Theo đề bài tính được ne trao đổi = It/F

Từ đó tính toán sự điện phân tại các điện cực.

$\begin{array}{l}F{e^{3 + }} + 1e \to F{e^{2 + }}\\C{u^{2 + }} + 2e \to Cu\\2{H^ + } + 2e \to {H_2}\\F{e^{2 + }} + 2e \to Fe\end{array}$ $2{H_2}O \to 4{H^ + } + {O_2} + 4e$

→ Khối lượng catot tăng và thể tích khí thoát ra ở 2 cực.

Giải chi tiết:

Ta có: Fe3+8/3 → Fe+3 + 1e                          N+5 + 3e → N+2

Áp dụng bảo toàn e: nFe3O4 = 3nNO = 0,03 mol

Ta có: mCuO = mX – mFe3O4 = 8,56 – 0,03.232 = 1,6 (g) → nCuO = 0,02 mol

BTNT “Fe”: nFe(NO3)3 = 3nFe3O4 = 0,09 mol

BTNT “Cu”: nCu(NO3)2 = nCuO = 0,02 mol

BTNT “N”: nHNO3 pứ = 3nFe(NO3)3 + 2nCu(NO3)2 + nNO = 0,32 mol → nHNO3 dư = 0,4 – 0,32 = 0,08 mol

→ Dung dịch Y chứa: Fe3+ (0,09 mol); H+ (0,08 mol); Cu2+ (0,02 mol) và NO3

ne trao đổi = It/F = 5.4825 : 96500 = 0,25 mol

$\begin{array}{l}F{e^{3 + }}\,\,\,\, + \,\,\,\,\,1e\,\,\, \to \,\,F{e^{2 + }}\\0,09 \to 0,09 \to 0,09\\C{u^{2 + }}\,\,\,\, + \,\,\,2e\,\, \to \,\,\,\,Cu\\0,02 \to 0,04 \to 0,02\\2{H^ + }\,\,\, + \,\,\,\,\,2e\,\,\, \to {H_2}\\0,12 \leftarrow 0,12 \to 0,06\end{array}$

(H+ chưa điện phân hết)

$F{e^{2 + }} + 2e \to Fe$ (chưa bị đp)

$\begin{array}{l}2{H_2}O \to 4{H^ + }\,\,\, + \,\,\,{O_2} + \,\,4e\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,0625 \leftarrow 0,25\end{array}$

→ mcatot tăng = mCu = 0,02.64 = 1,28 gam

→ V khí 2 cực = VH2 + VO2 = 22,4.(0,06 + 0,0625) = 2,744 lít

Câu 12: Đáp án B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các phương pháp điều chế kim loại

Giải chi tiết:

Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là phương pháp thủy luyện

Câu 13: Đáp án B

Phương pháp giải:

Số liên kết peptit = Số mắt xích – 1

Giải chi tiết:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala

→ X là một tetrapeptit có 4 mắt xích amino axit

→ Số liên kết peptit = Số mắt xích – 1 = 4 – 1 = 3

Câu 14: Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Monome của PE (polietilen) là CH2=CH2.

Câu 15: Đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Alanin có CTCT là: H2NCH(CH3)COOH có M = 89u

Câu 16: Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

– X có phản ứng tráng bạc → Loại A (vì Lysin không tráng bạc)

– Z có phản ứng tráng bạc và phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam → Loại D

(vì etyl fomat không hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam)

– T + Br2 tạo kết tủa trắng → Loại B (vì axit acrylic không tạo ↓ trắng với Br2)

Câu 17: Đáp án B

Phương pháp giải:

Muối nitrat của amin

Muối CxHyO3N2 có thể là (RNH3)2CO3 hoặc RNH3NO3 (amin có thể là bậc 2, bậc 3).

Giải chi tiết:

X có CTPT C2H8O3N2 → X là C2H5NH3NO3 hoặc (CH3)2NH2NO3

Như vậy: X + NaOH → Amin + NaNO3 + H2O

Tỉ lệ mol: 1        1             1            1             1

Vậy chất rắn sau phản ứng gồm: 0,1 mol NaNO3 và 0,1 mol NaOH dư

→ mrắn = 0,1.85 + 0,1.40 = 12,5 gam

Câu 18: Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Xenlulozo không phải là đisaccarit.

Câu 19: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH.

Giải chi tiết:

nAl = 2nFe; mhh = 27nAl + 56nFe = 5,5 gam → nAl = 0,1; nFe = 0,05 mol

nAgNO3 = 0,15.1 = 0,15 mol

Thứ tự phản ứng là:

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

0,05  ← 0,15           →         0,15 mol

Vậy chất rắn sau phản ứng gồm: 0,15 mol Ag; 0,05 mol Fe và 0,05 mol Al dư

→ mrắn = 0,15.108 + 0,05.56 + 0,05.27 = 20,35 gam

Câu 20: Đáp án C

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: CH3COOC2H5 + KOH → CH3COOK + C2H5OH (nhiệt độ)

Giải chi tiết:

CH3COOC2H5 + KOH → CH3COOK + C2H5OH (nhiệt độ)

neste = 8,8 : 88 = 0,1 mol = nmuối

→ mmuối = 0,1.98 = 9,8 gam

Câu 21: Đáp án D

Phương pháp giải:

Glucozo → 2Ag => nAg = 2nGlucozo

Giải chi tiết:

Glucozo → 2Ag

nAg = 2nGlucozo = 2.54 : 180 = 0,6 mol

→ mAg = 0,6.108 = 64,8 gam

Câu 22: Đáp án C

Phương pháp giải:

Tính toán theo PTHH: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5

Giải chi tiết:

PTHH: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5

→ ntriolein = 1/3nH2 = 1/3.6,72/22,4 = 0,1 mol

→ m = 0,1.884 = 88,4 gam

Câu 23: Đáp án B

Phương pháp giải:

Oligopeptit là các peptit có 2-10 gốc a-amino axit

Polipeptit là các peptit có trên 10 đến 50 gốc a-amino axit

Giải chi tiết:

Oligopeptit là các peptit có 2-10 gốc a-amino axit

Polipeptit là các peptit có trên 10 đến 50 gốc a-amino axit

Theo đều bài peptit có 11 gốc a-amino axit → Polipeptit

Câu 24: Đáp án C

Có 2 CTCT thỏa mãn: HCOOC2H5; CH3COOCH3

Câu 25: Đáp án A

Phương pháp giải:

Một số este có mùi đặc biệt

(1) Isoamyl axetat có mùi dầu chuối. CH3COO-CH2CH2CH(CH3)2

(2) Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài. CH3COO-CH2C6H5

(3) Etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa. CH3CH2CH2COO-C2H5 và CH3CH2COO-C2H5

(4) Etyl isovalerat có mùi táo. (CH3)2CHCH2COO-C2H5

(5) Geranyl axtat có mùi thơm hoa hồng. CH3COO-C10H17

(6) Metyl salixylat có mùi dầu gió. HO-C6H4-COOCH3

(7) Amyl fomat có mùi mận. HCOO-C5H11

(8) Octyl axetat có mùi cam. CH3COOC8H17

Giải chi tiết:

Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.

Câu 26: Đáp án C

Phương pháp giải:

Tên gọi của este RCOOR’ = Tên gốc R’ + tên gốc axit (đuôi “at”)

Giải chi tiết:

CH3COOCH2CH3 gọi là etyl axetat.

Câu 27: Đáp án A

Phương pháp giải:

 Tính chất hóa học hữu cơ

Giải chi tiết:

A. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc

→ Đúng. Vinylfomat (HCOOCH=CH2), glucozo đều có nhóm CHO trong phân tử nên có phản ứng tráng bạc 

B. Có 2 chất có tính lưỡng tính 

→ Sai. Không có chất nào

C. Có 1 chất làm mất màu nước Brom

→ Sai. Có 3 chất: vinylfomat (HCOOCH=CH2), glucozo (vì có nhóm CHO) và anilin    (phản ứng thế vào vòng benzen)

D. Có 2 chất bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng

→ Sai. Có 3 chất là tinh bột, vinyl fomat và protein

Câu 28: Đáp án C

Phương pháp giải:

 Lý thuyết về chất béo

Giải chi tiết:

A. Chất béo là thức ăn quan trọng của người

→ Đúng

B. Chất béo không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước

→ Sai. Chất béo không tan trong nước do không tạo được liên kết hiđro với nước    

C. Triolein là chất lỏng ở nhiệt độ thường

→ Đúng

D. Chất béo thuộc loại hợp chất este

→ Đúng

Câu 29: Đáp án D

Phương pháp giải:

(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

– Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)

– Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

– Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

Ăn mòn hóa học không thỏa mãn các điều kiện trên (không phát sinh dòng điện)

Giải chi tiết:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3

→ Đúng. Vì không có đủ 2 điện cực khác bản chất (chỉ có 1 điện cực Cu) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm

→ Sai. Xảy ra cả ăn mòn điện hóa (Fe và Sn là 2 điện cực nhúng vào dung dịch điện li chính là không khí ẩm)

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4

→ Sai. Xảy ra cả ăn mòn điện hóa. Cu tạo ra bám vào Zn là 2 điện cực cùng nhúng vào dung dịch CuSO4, H2SO4

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối

→ Sai. Xảy ra cả ăn mòn điện hóa. Cu và Fe gắn với nhau cùng nhúng vào dung dịch điện li là nước muối

Vậy chỉ có 1 thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học

Câu 30: Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về hóa học hữu cơ

Giải chi tiết:

(a) Glucozo và triolein đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom

→ Sai. Glucozo là hợp chất no, tác dụng được với Br2 do chứa -CHO.

(b) Có thể phân biệt được glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc

→ Sai. Cả 2 chất đều có phản ứng tráng bạc (Fructozo trong môi trường bazo chuyển thành glucozo có nhóm CHO nên có phản ứng tráng bạc)

(c) Este tạo bởi axit no ở điều kiện thường luôn ở thể rắn

 Sai. Chất béo no trong điều kiện thường ở thể rắn, còn các este no khác có thể ở trạng thái lỏng

(d) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOC2H5 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O

→ Đúng. Các este no đơn chức mạch hở CTTQ CnH2nO2 khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol H2O

(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh

→ Sai. Amilozo có mạch không phân nhánh

(f) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo

→ Sai. Tơ visco và tơ axetat là tơ nhân tạo, còn tơ nilon-6,6, tơ nitron là tơ tổng hợp

(i) Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm 1 muối axit cacboxylic Y và 1 ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số CTCT phù hợp với X là 4.

→ Đúng.  X có 2 gốc este nên có thể có 2 trường hợp: axit 2 chức – ancol đơn chức; axit đơn chức – ancol 2 chức

Các CTCT có thể có  là: (COOC2H5)2; (CH3COO)2C2H4; (CH2COOCH3)2; CH3CH(COOCH3)2

→ 2 phát biểu đúng

Câu 31: Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

(C17H35COO)3C3Hkhi thủy phân trong môi trường kiềm sẽ thu được sản phẩm là natri stearat (C17H35COONa) và glixerol (C3H5(OH)3)

Câu 32: Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ta thấy: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH vừa phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl

PTHH: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH + 2HCl + H2O → ClH3NCH2COOH + ClH3NCH(CH3)COOH

H2NCH2CONHCH(CH3)COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + H2NCH(CH3)COONa + H2O

Câu 33: Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

C6H5NH2 là là 1 amin yếu nên không làm đổi màu quỳ tím

Câu 34: Đáp án D

Phương pháp giải:

 Tính chất hóa học các chất hữu cơ

Giải chi tiết:

HCOOH + NaOH  → HCOONa + H2O

CH3COOCH3 + NaOH →CH3COONa + CH3OH

ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O

o-HOCH2C6H4OH + NaOH → o-HOCH2C6H4ONa + H2O

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

Vậy có 3 chất thỏa mãn

Câu 35: Đáp án D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ khả năng dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe

Giải chi tiết:

Trong tất cả các KL, bạc (Ag) có tính dẫn điện tốt nhất.

Câu 36: Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Trong mật ong chứa nhiều fructozo chứ không phải là saccarozo.

Câu 37: Đáp án D

Phương pháp giải:

Bảo toàn nguyên tố

– Từ phản ứng cháy → số mol các nguyên tố C,H trong X → số mol O trong X

Lập hê phương trình mối quan hệ của số mol 3 chất trong X với số mol NaOH, số mol ancol sau phản ứng và số mol Oxi trong X → số mol các chất trong X

→ CTPT của axit

– Khi 2 ancol phản ứng với khả năng như nhau với axit thì số mol các chất phản ứng tuân theo tỉ lệ:

nCH3OH pứ: nC2H5OH pứ = 0,04: 0,06 = 2: 3

→ Số mol este sau phản ứng → m

Giải chi tiết:

Giả sử X gồm CxHyCOOCH3 (a mol); CxHyCOOH (b mol); CH3OH (c mol)

Xét phần 2 cho 2,76 gam X + NaOH:

CxHyCOOH + NaOH → CxHyCOONa + H2O

CxHyCOOCH3 + NaOH → CxHyCOONa + CH3OH

nNaOH = a + b = 0,03 (1) (nNaOH pứ = ½ nNaOH = ½ .0,03.2 = 0,03 mol)

nCH3OH sau pứ = a + c = 0,3 (2) (nCH3OH sau pứ = ½ nCH3OH = ½ .1,92 : 32 = 0,3 mol)

Xét phần 1 ta có:

nCO2 = 2,688 : 22,4 = 0,12 mol; nH2O = 1,8 : 18 = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố: nC(X) = nCO2 = 0,12 mol; nH(X) = 2nH2O = 0,2 mol

mX = mC + mH + mO → mO = 1,12 gam → nO = 0,07 mol = 2a + 2b + c (3)

Từ (1), (2), (3) → a = 0,02; b = c = 0,01 mol

Ta có: mX = mCH3OH + mCxHyCOOCH3 + mCxHyCOOH

→ mCxHyCOOCH3 + mCxHyCOOH = 2,44 gam

→ 0,02.(MCxHy + 59) + 0,01.(MCxHy + 45)  = 2,44 gam

→ MCxHy = 27 (C2H3)

→ Công thức của axit là C2H3COOH

Axit + 2 ancol có khả năng phản ứng như nhau

→ nCH3OH pứ : nC2H5OH pứ = 0,04 : 0,06 = 2 : 3 = 2x : 3x

PTHH: C2H3COOH + ROH → C2H3COOR + H2O

→ naxit = nancol → 0,01 = 2x + 3x → x = 0,002 mol

Vậy este thu được là: 0,004 mol C2H3COOCH3; 0,006 mol C2H3COOC2H5

→ meste = 0,944 gam

Câu 38: Đáp án C

Phương pháp giải:

Từ cấu hình R+ → cấu hình của R → Biện luận vị trí của R trong bảng tuần hoàn hóa học

Giải chi tiết:

R+ có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6

→ R có cấu hình e là 1s22s22p63s1

Do R có 3 lớp e nên R thuộc chu kì 3

Câu 39: Đáp án C

Phương pháp giải:

Bậc amin = số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N.

Giải chi tiết:

(CH3)3N là amin bậc 3

Câu 40: Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết về polime

Giải chi tiết:

Chất dẻo là các polime sau: polietilen, polivinylclorua, poli(metyl metacrylat)

Còn polibuta-1,3-dien là cao su

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Hoá 12 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Thừa Thiên Huế Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 12 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Nam Định Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây