Đề Thi Học Kì 1 Hoá 8 Phòng GD&ĐT Quận Thủ Đức Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
159

Đề thi học kì 1 Hoá 8 Phòng GD&ĐT Quận Thủ Đức có đáp án và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

UBND QUẬN THỦ ĐỨC

PHÒNG GD&ĐT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Cho các công thức hóa học sau: K2O3, AlCl3, Fe2O3, Ca2SO4, Ba2NO3, K3PO4

a) Hãy chọn ra các công thức hóa học đúng.

b) Hãy sửa những công thức sai lại cho đúng

Câu 2 (TH): Cân bằng các phương trình hóa học sau:

a) K2O + H2O → KOH b) Fe + Cl2 → FeCl3

c) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O d) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

Câu 3 (TH): a) Đọc thông tin sau:

– Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

– Quang hợp của cây xanh.

Em hãy cho biết hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.

b) Hãy cho biết, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây:

– Quả chanh có vị chua là do có chứa axit xitric.

– Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

Câu 4 (VD):

a) Tính khối lượng của 0,4 mol CaCO3

b) Tính thể tích của 1,8.1023 phân tử SO3(đktc)

c) Tính khối lượng mol của khí A, biết A có tỉ khối so với khí oxi là 2

Câu 5 (VD):

Kẽm tác dụng với dung dịch axit clohidric HCl theo sơ đồ phản ứng: Zn + HCl → ZnCl2 + H2

Nếu có 1,95 gam kẽm tham gia phản ứng, em hãy:

a) Hoàn thành phương trình hóa học trên.

b) Tính thể tích khí hidro thoát ra sau phản ứng (đktc)

c) Tính khối lượng muối kẽm clorua (ZnCl2) tạo thành sau phản ứng

Câu 6 (VD): Phân đạm là phân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitơ cho cây trồng. Có một số loại phân đạm như Urê (NH2)2CO, amoni nitrat NH4NO3. Nếu sử dụng 300 gam Urê và 200 gam phân đạm amoni nitrat bón cho cây trồng, hãy tính khối lượng nguyên tố dinh dưỡng bón cho cây trồng.

(Cho biết: H = 1; O = 16; Zn = 65; Cl = 35,5; S = 32; N = 14; C = 12; Ca = 40)

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào hóa trị của mỗi nguyên tố, nhóm nguyên tử trong bảng 1 và 2 sgk hóa 8 trang 43

Dựa vào quy tắc hóa trị. Từ đó xác định được công thức hóa học nào đúng, sai

Giải chi tiết:

a) Các công thức hóa học đúng: AlCl3, Fe2O3, K3PO4.

b) Những công thức chưa đúng:

K2O3 → sửa lại: K2O

Ca2SO4 → sửa lại: CaSO4

Ba2NO3 → sửa lại: Ba(NO3)2

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp cân bằng chẵn – lẻ; phương pháp nguyên tử – nguyên tố

Phương pháp kim loại – phi kim; Phương pháp hệ số thập phân…

Giải chi tiết:

a) K2O + H2O → 2KOH

b) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

c) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

d) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Dựa vào dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học

b) Dựa vào khái niệm chất, vật thể

Giải chi tiết:

a) Hiện tượng vật lí: Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh vì đây chỉ là sự thay đổi về mặt kích thước (từ lớn thành nhỏ) còn các tính chất khác của sắt vẫn giữ nguyên.

Hiện tượng hóa học: Quang hợp của cây xanh vì cây xanh lấy vào khí cacbonic thải ra khí oxi

b)- Quả chanh có vị chua là do có chứa axit xitric: chất ở đây là axit xitric

– Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao: chất ở đây là canxi photphat

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Công thức m = n× M

b) Công thức: số mol = số phân tử : số Avogadro

Công thức: V(đktc) = n×22,4

c) Công thức: ${d_{A/{O_2}}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_{{O_2}}}}}$

Giải chi tiết:

a) Phân tử khối của CaCO3 = MCa + MC + 3× MO = 40 + 12 + 3×16 = 100 (g/mol)

Khối lượng của 0,4 mol CaCO3 là: mCaCO3 = nCaCO3× MCaCO3 = 0,4×100 = 40 (g)

b) Số mol SO3 là: ${n_{S{O_3}}} = \frac{{so{\mkern 1mu} phan{\mkern 1mu} tu{\mkern 1mu} S{O_3}}}{{so{\mkern 1mu} Avogadro}} = \frac{{1,{{8.10}^{23}}}}{{{{6.10}^{23}}}} = 0,3{\mkern 1mu} (mol)$

Thể tích của SO3 là: V(đktc) = n SO3×22,4 = 0,3 × 22,4 = 6,72 (lít)

c) Phân tử khối của O2 là: MO2 = 2×MO = 2×16 = 32 (g/mol)

${d_{A/{O_2}}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_{{O_2}}}}} \Rightarrow {M_A} = {d_{A/{O_2}}} \times {M_{{O_2}}} = 2 \times 32 = 64{\mkern 1mu} (g/mol)$

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Cân bằng theo phương pháp chẵn – lẻ

b) Đỗi số mol Zn theo công thức: ${n_{Zn}} = \frac{{{m_{Zn}}}}{{{M_{Zn}}}} = ?$

Dựa vào PTHH, tính mol H2 theo số mol Zn từ đó tính được VH2 = nH2× 22,4 = ?

c) Tính mol ZnCl2 theo số mol Zn từ đó tính được: mZnCl2 = nZnCl2×MZnCl2 =?

Giải chi tiết:

a) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

b) ${n_{Zn}} = \frac{{{m_{Zn}}}}{{{M_{Zn}}}} = \frac{{1,95}}{{65}} = 0,03{\mkern 1mu} (mol)$

PTHH:   Zn + 2HCl  → ZnCl2     +   H2

Cứ        1 (mol)         → 1 (mol)   → 1 (mol)

Vậy    0,03 (mol)      → x = ? (mol) → y =? (mol)

Số mol H2 là: $y = \frac{{0,03 \times 1}}{1} = 0,03{\mkern 1mu} (mol)$

Thể tích H2 thoát ra ở đktc là: VH2(đktc) = nH2(đktc)×22,4 = 0,03×22,4 = 0,672 (lít)

c) Theo PTHH: số mol ZnCl2 là: $x = \frac{{0,03 \times 1}}{1} = 0,03{\mkern 1mu} (mol)$

Phân tử khối của ZnCl2 = MZn + 2×MCl = 65 + 2×35,5 = 136 (g/mol)

Khối lượng muối ZnCl2 thu được là: mZnCl2 = nZnCl2×MZnCl2 = 0,03×136 = 4,08 (g)

Câu 6: Đáp án

Phương pháp giải:

Đổi số mol (NH2)2CO và số mol NH4NO3

Tính tổng số mol Nito có trong 2 phân trên: nN = 2n(NH4)2CO + 2nNH4NO3 = ?

Từ đó tính được mN = nN×MN = ?

Giải chi tiết:

Phân tử khối (NH2)2CO = 2×(MN + 2×MH) + MC + MO = 2×(14 + 2×1) + 12 + 16 = 60 (g/mol)

Phân tử khối NH4NO3 = MN + 4×MH + MN + 3×MO = 14 + 4×1+ 14+ 3×16 = 80 (g/mol)

Số mol của ${n_{{{(N{H_2})}_2}CO}} = \frac{{{m_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}} = \frac{{300}}{{60}} = 5{\mkern 1mu} (mol)$

Số mol của ${n_{N{H_4}N{O_3}}} = \frac{{{m_{N{H_4}N{O_3}}}}}{{{M_{N{H_4}N{O_3}}}}} = \frac{{200}}{{80}} = 2,5{\mkern 1mu} (mol)$

Số mol nguyên tử Nitơ cung cấp cho cây trồng là:

nN = 2n(NH4)2CO + 2nNH4NO3 = 2×5 + 2×2,5 = 15 (mol)

Khối lượng nguyên tử Nitơ cung cấp cho cây trồng là: mN = nN×MN = 15×14 = 210 (g)

Bài trướcĐề Thi Hoá 8 Học Kì 1 Trường THCS Thái Bình Châu Thành Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 8 Phòng GD&ĐT Tam Dương Vĩnh Phúc Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây