Đề Thi Học Kì 1 Sinh 11 Trường THPT Nguyễn Trãi- Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
161

Đề thi học kì 1 Sinh 11 Trường THPT Nguyễn Trãi- Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết gồm 20 câu trắc nghiệm và tự luận. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề 1)

MÔN: SINH HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là

A. lá, thân, rễ. B. lá, thân. C. rễ , thân. D. rễ

Câu 2 (NB): Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

A. nước. B. ion khoáng.

C. nước và ion khoáng. D. saccarôzơ và axit amin.

Câu 3 (NB): Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là

A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. hàm lượng nước. D. ion khoáng.

Câu 4 (NB): Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi

A. cơ chế khuế ch tán hơi nước qua lớp cutin.

B. cơ chế đóng mở khí khổng.

C. cơ chế cân bằng nước.

D. cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh.

Câu 5 (NB): Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng coenzim

A. amilaza. B. nuclêaza. C. caboxilaza. D. nitrôgenaza.

Câu 6 (NB): Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là

A. có khí khổng. B. có hệ gân lá. C. có lục lạp. D. diện tích bề mặt lớn.

Câu 7 (NB): Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?

A. ATP. B. NADPH. C. ATP, NADPH. D. O2.

Câu 8 (TH): Quang hợp xảy ra mạnh nhất ở miền ánh sáng nào?

A. Ánh sáng đỏ. B. .Ánh sáng xanh tím.

C. Ánh sáng đỏ , lục. D. Ánh sáng xanh tím, đỏ.

Câu 9 (NB): Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm:

A. CO2, H2O , năng lượng. B. CO2, H2O, O2.

C. CO2, O2 , năng lượng. D. O2, H2O , năng lượng.

Câu 10 (TH): Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

A. mạng lưới nội chất. B. không bào. C. ti thể. D. lục lạp.

Câu 11 (TH): Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?

A. Con đường qua thành tế bào – không bào. B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào.

C. Con đường qua không bào – gian bào. D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.

Câu 12 (TH): Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:

A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước). B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

C. lực liên kết giữa các phân tử nước. D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 13 (NB): Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm

A. vận tốc nhỏ , được điều chỉnh bằng việc đóng , mở khí khổng.

B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng , mở khí khổng.

C. vận tốc nhỏ không được điều chỉnh.

D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng , mở khí khổng.

Câu 14 (NB): Vai trò của Nitơ đối với thực vât là:

A. thành phần của axit nuclêic , ATP , phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đâu quả.

B. chủ yeu giữ cân bằng nước và ion trong te bào , hoạt hoáếnzim , mở khí khổng.

C. thành phần của thành te bào , màng te bào , hoạt hoáếnzim.

D. thành phần của prôtêin và axít nuclêic cấu tạo nên tế bào , cơ thể.

Câu 15 (NB): Cách nhân biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào:

A. dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. dấu hiệu bên ngoài của thân cây.

C. dấu hiệu bên ngoài của hoa. D. dấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Câu 16 (NB): Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?

A. ti thể. B. lá cây. C. lụclạp. D. ribôxôm.

Câu 17 (NB): Sản phẩm của pha sáng gồm

A. ADP, NADPH, O2B. ATP, NADPH, O2. C. Cacbohiđrat, CO2D. ATP, NADPH.

Câu 18 (NB): Sản phẩm nào từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohiđrat, prôtêin, lipit?

A. Ribulôzơ 1, 5 điP. B. APG. C. AlPG. D. C6H12O6.

Câu 19 (TH): Nhóm thực vât CAM phải cố định CO2 vào ban đêm vì

A. ban đêm khí trời mát mẻ , nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho hoạt động của nhóm thực vật này.

B. mọi thực vât đều thực hiện pha tối vào ban đêm.

C. ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2.

D. ban đêm khí khổng mới mở ra ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

Câu 20 (NB): Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

A. Giải phóng năng lượng ATP B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.

C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.

Câu 21 (TH): Nêu cấu tạo của mạch gỗ. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

Câu 22 (TH):

a.Trình bày cách tiến hành thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nướcở hai bề mặt lá.

b.Tại sao không nên trồng cây với mật độ quá dày?

Câu 23 (TH): Hô hấp ở cây xanh là gì? Nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.

Đáp án

1. D 2. D 3. C 4. B 5. D 6. D 7. D 8. A 9. A 10. C
11. B 12. B 13. C 14. D 15. D 16. B 17. B 18. C 19. D 20. D

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Đáp án D

Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là rễ.

Câu 2. Đáp án D

Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu làsaccarôzơ và axit amin.

Câu 3. Đáp án C

Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước

Câu 4. Đáp án B

Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởicơ chế đóng mở khí khổng.

Câu 5. Đáp án D

Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng cóếnzim nitrogenase.

Câu 6. Đáp án D

Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là có diện tích bề mặt lớn.

Câu 7. Đáp án D

Khí O2 được tạo ra ở pha sáng sẽ thoát ra ngoài, không tham gia vào pha tối.

Câu 8. Đáp án A

Quang hợp xảy ra mạnh nhất ở miền ánh sángđỏ vì đây là tia giàu năng lượng và dễ gây ra các biến đổi quang hóa nhất

Câu 9. Đáp án A

Sản phẩm của quá trình hô hấp gồmCO2, H2O , năng lượng.

Câu 10. Đáp án C

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ti thể.

A: Vận chuyển và tổng hợp các chất

B: Điều hoà áp suất thẩm thấu

D: Quang hợp

Câu 11. Đáp án B

Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đườngchất nguyên sinh – gian bào.

Câu 12. Đáp án B

Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thânlực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).

Câu 13. Đáp án C

Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm vận tốc nhỏ không được điều chỉnh.

Câu 14. Đáp án D

Vai trò của Nitơ đối với thực vât làthành phần của prôtêin và axít nuclêic cấu tạo nên tế bào ,cơ thể.

Câu 15. Đáp án D

Cách nhân biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vàodấu hiệu bên ngoài của lá cây.

Câu 16. Đáp án B

Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây.

Câu 17. Đáp án B

Sản phẩm của pha sáng gồm ATP, NADPH, O.

Câu 18. Đáp án C

AlPG từ chu trình Canvin có thể chuyển hóa thành cacbohiđrat, prôtêin, lipit theo nhu cầu của tế bào.

Câu 19. Đáp án D

Nhóm thực vât CAM phải cố định CO2 vào ban đêm vìban đêm khí khổng mới mở ra ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước.

Câu 20. Đáp án D

Tổng hợp các chất hữu cơ không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật.

Câu 21: Đáp án

  • Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá
  • Lực đẩy ( áp suất rễ )
  • Lực hút do thoát hơi nướcở lá
  • Lực liên kết giữa các phântử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
  • Cấu tạo của mạch gỗ
  • Gồm các tế bào chết, gồm 2 loại là quản bào và mạch ống
  • Các tế bào cùng loại nối với nhau theo ống dài từ rễ lên lá. Quản bào, mạch ống xếp sát nhau theo lỗ bên

Câu 22: Đáp án

a. Thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai bề mặt lá.

  • Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm coban clorua sấy khô đặt đối xứng nhau qua hai mặt lá. Dùng cặp gỗ (cặp nhựa) kẹp ép 2 bản kính vào hai miếng giấy ở hai mặt lá tạo thành hệ thống kín.
  • Bấm giây đồng hồ so sánh thời gian giấy chuyển sang màu hồng ở hai mặt lá

b. Không nên trồng cây với mật độ quá dày vì: Dẫn đến cây bị thiếu ánh sáng để quang hợp: hệ rễ phát triển không bình thường; ngoài ra có thể thiếu không khí cho cây => năng suất giảm.

Câu 23: Đáp án

  • Duy trì to thuận lợi cho cơ thể
  • Giải phóng ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cây như vận chuyển các chất ,sinh trưởng, tổng hợp ,…
  • Tạo sản phẩm trung gian tổng hợp các chất hữu cơ.
Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Sinh 11 Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển- Cà Mau Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Sinh 11 Trường THPT Lương Ngọc Quyến- Thái Nguyên Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây