Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Gia Định TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
193

Đề thi học kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Gia Định TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết gồm có 28 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT TP HCM

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật lý – Lớp 12

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Một trong những đặc trưng sinh lý của sóng âm là

A. đồ thị dao động âm. B. cường độ âm. C. độ to âm. D. mức cường độ âm.

Câu 2 (VD): Cho mạch điện gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở hoạt động R0. Khi đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi là U = 200 V thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần là UR = 110 V, hai đầu cuộn dây là Ud = 130 V và mạch tiêu thụ công suất 200 W. Tìm giá trị của R và R0.

A. R = 88Ω, R0 = 30Ω B. R = 88Ω, R0 = 40Ω

C. R = 88Ω, R0 = 50Ω D. R = 88Ω, R0 = 60Ω

Câu 3 (NB): Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là

A. tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.

B. tốc độ dao động cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng

C. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng

D. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng

Câu 4 (NB): Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới điểm đó bằng

A. (2k+0,5)λ với k = 0, ±1, ±2… B. (2k +1)λ với k = 0, ±1, ±2…

C. (k+ 0,5)λ với k = 0, ±1, ±2… D. kλ với k = 0, ±1, ±2…

Câu 5 (TH): Khi vật dao động điều hoà đến vị trí cân bằng, đại lượng nào sau đây có độ lớn cực đại?

A. Vận tốc. B. Gia tốc. C. li độ. D. thế năng.

Câu 6 (NB): Hai nhạc cụ khác nhau phát ra hai âm có cùng tần số và cùng cường độ, nhưng tai ta vẫn nghe thấy chúng có sắc thái hoàn toàn khác nhau. Đặc trưng sinh lý này gọi là

A. độ cao. B. âm sắc. C. độ to. D. cường độ âm.

Câu 7 (NB): Xét mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp, gọi u, uR, uL, uC lần lượt là điện áp tức thời hai đầu mạch, hai đầu điện trở thuần R, hai đầu cuộn cảm thuần L, hai đầu tụ điện C. Quan hệ nào sau đây là đúng?

A. uC ngược pha uL B. u cùng pha uR

C. uC sớm pha hơn uR π/2 D. uL trễ pha hơn uR π/2

Câu 8 (NB): Một vật dao động điều hoà trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật

A. có độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của vật

B. luôn hướng theo chiều chuyển động của vật.

C. luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật

D. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật.

Câu 9 (NB): Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Biểu thức thế năng của con lắc ở li độ x là

A. 0,5kx2 B. 2kx. C. 2kx2D. 0,5 kx.

Câu 10 (TH): Tìm câu sai. Trong dao động điều hòa, thế năng và động năng

A. biến thiên tuần hoàn ngược pha nhau. B. biến thiên tuần hoàn cùng tần số.

C. có tổng thay đổi theo thời gian. D. có giá trị cực đại bằng nhau.

Câu 11 (NB): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó

B. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì lực căng dây bằng không

C. Với biên độ góc nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa

D. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần

Câu 12 (NB): Dao động cưỡng bức có

A. tần số bằng với tần số của ngoại lực cưỡng bức

B. biên độ lớn nhất khi ngoại lực cưỡng bức có tần số lớn nhất

C. tần số luôn lớn hơn tần số riêng của hệ

D. biên độ bằng biên độ ngọai lực cưỡng bức

Câu 13 (NB): Sóng siêu âm

A. không truyền được trong chất khí B. luôn là sóng ngang.

C. truyền được trong chân không D. là sóng âm mà tai người không nghe được

Câu 14 (VD): Khi cho dòng điện xoay chiều i = I0cosωt (A) ( ω không đổi) chạy qua mạch điện gồm điện trở thuần R, ống dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp thì mạch có tính dung kháng. Quan hệ nào sau đây luôn đúng?

A. LCω2 > 1. B. LCω > 1 C. LCω2 < 1 D. LCω < 1

Câu 15 (NB): Tìm phát biểu đúng. Sóng cơ

A. là sự truyền đi của dao động cơ trong môi trường vật chất

B. là sóng ngang khi truyền theo phương ngang

C. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là sóng dọc

D. truyền trong không khí là sóng ngang

Câu 16 (NB): Hiện tương giao thoa sóng cơ xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng được tạo bởi hai nguồn dao động cùng phương, cùng

A. tần số và khác biên độ. B. biên độ và cùng tần số.

C. biên độ và cùng pha ban đầu D. tần số và ngược pha.

Câu 17 (VD): Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ trên mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp A và B giống nhau là uA = uB= acos50πt (cm,s), ta gọi khoảng cách từ một điểm trên mặt chất lỏng đến A và B lần lượt là d1 và d2. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s và biên độ sóng coi như không đổi khi truyền đi. Điểm trên mặt chất lỏng dao động với biên độ cực tiểu cách A và B lần lượt những đoạn nào sau đây?

A. d1 = 39 cm và d2 = 30 cm. B. d1 = 39 cm và d2 = 51 cm.

C. d1 = 36 cm và d2 = 30 cm. D. d1 = 36 cm và d2 = 40 cm.

Câu 18 (VD): Một chất điểm khối lượng m = 1 kg dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(10t +π/2) (cm,s). Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng thì cơ năng của chất điểm là

A. 0,32 J. B. 32 mJ C. 0,8 J. D. 80 mJ.

Câu 19 (VD): Biết cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2, sóng âm có cường độ 4.10-8 W/m2 có mức cường độ âm là

A. 23 dB. B. 46 dB. C. 43 dB. D. 22 dB.

Câu 20 (VD): Một con lắc đơn dao động bé với biên độ cong 8 cm và biên độ góc 0,05 rad. Chiều dài dây treo con lắc là

A. 2 m B. 1,6 m. C. 1,2 m D. 0,8 m.

Câu 21 (VD): Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = 5cos(2πt + 0,75π) (cm) và x2 = 10cos(2πt+0,25π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng

A. 0,75 π. B. 1,25 π. C. 0,25 π. D. 0,50 π .

Câu 22 (VD): Cho mạch điện mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, ống dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mạch đặt dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Khi điều chỉnh C = C1 thì điện áp tức thời hai đầu tụ C lệch pha π/2 so với điện áp tức thời hai đầu mạch và công suất tiêu thụ tiêu thụ trên mạch là 550 W. Khi điều chỉnh C = C2 thì điện áp tức thời hai đầu tụ C lệch pha π/6 so với điện áp tức thời hai đầu mạch và công suất tiêu thụ trên mạch là

A. 275 W. B. 412,5 W. C. 137,5 W. D. $275\sqrt 3 $ W

Câu 23 (VD): Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, ống dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Mạch đặt dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 80 V và tần số không đổi. Khi thay đổi C thì công suất tiêu thụ trên mạch lớn nhất bằng 160 W. Giá trị của R bằng

A. $80\sqrt 2 $Ω B. 40Ω C. 80Ω D. $40\sqrt 2 $Ω

Câu 24 (VD): Cho mạch điện gồm điện trở thuần R = 60Ω, ống dây thuần cảm có độ tự cảm $L = \frac{6}{{5\pi }}H$ và tụ điện có điện dung bằng $C = \frac{{{{10}^{ – 4}}}}{{2\pi }}F$ mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số 50Hz thì hệ số công suất của mạch bằng:

A. 0,6 B. 0,85 C. 0,8 D. 0,75

Câu 25 (VD): Cho mạch điện gồm ống dây và tụ điện có điện dung C = 10-4/π F mắc nối tiếp. Mạch đặt dưới điện áp xoay chiều $u = 100\sqrt 6 \cos \left( {100\pi t – \frac{\pi }{{12}}} \right)V$ thì điện áp hai dầu ống dây có dạng ${u_d} = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)V$. Giá trị của điện trở ống dây bằng:

A. $50\sqrt 3 \Omega $ B. $25\sqrt 3 \Omega $ C. 25Ω D. 50Ω

Câu 26 (VD): Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và vật nhỏ có khối lượng 0,2 kg dao động điều hòa trên phương ngang với biên độ 8 cm. Tìm chu kỳ dao động của con lắc, tốc độ của vật khi nó qua vị trí cân bằng và tốc độ của vật khi nó qua vị trí cách vị trí cân bằng 6 cm.

A. T = 0,2π (s); v(0) = 80cm/s; v(6) = 52,9cm/s

B. T = 0,2π (s); v(0) = 40cm/s; v(6) = 33,9cm/s

C. T = 0,1π (s); v(0) = 30cm/s; v(6) = 52,9cm/s

D. T = 0,1π (s); v(0) = 80cm/s; v(6) = 52,9cm/s

Câu 27 (VD): Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm hai đầu cố định đang có sóng dừng. Kể cả hai đầu dây cố định, trên dây có 7 nút. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 1 m/s. Tìm bước sóng và khoảng thời gian liên tiếp giữa hai dây duỗi thẳng.

A. λ = 24cm; t = 0,2s B. λ = 30cm; t = 0,15s C. λ = 24cm; t = 0,15s D. λ = 32cm; t = 0,2s

Câu 28 (VD): Đặt điện áp xoay chiều $u = 120\sqrt 2 \cos (100\pi t)V$ vào hai đầu A, B của đoạn mạch theo thứ tự gồm điện trở thuần $R = 30\sqrt 3 \Omega $, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L = \frac{3}{{2\pi }}H$ và tụ điện có điện dung $C = \frac{{{{10}^{ – 3}}}}{{6\pi }}F$ mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa cuộn cảm và tụ điện. Tìm cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM.

A. I = 2A; UAM = 200V B. I = 2A; UAM = 183V

C. I = 1,15A; UAM = 183V D. I = 2,5A; UAM = 200V

Đáp án

1-C 2-B 3-C 4-D 5-A 6-B 7-A 8-D 9-A 10-C
11-B 12-A 13-D 14-C 15-A 16-D 17-C 18-D 19-B 20-B
21-D 22-C 23-B 24-A 25-B 26-A 27-B 28-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Phương pháp giải:

Các đặc trưng sinh lý của sóng âm là: độ cao, độ to, âm sắc

Giải chi tiết:

Đặc trưng sinh lý của sóng âm là độ to âm

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp giải:

Mạch R, R0, L có điện áp $U = \sqrt {{{({U_R} + {U_{Ro}})}^2} + U_L^2} $;

Điện áp giữa hai đầu cuộn dây: ${U_d} = \sqrt {{U_{Ro}}^2 + U_L^2} $

Công suất mạch điện: $P = {I^2}(R + {R_0}) = \frac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}(R + {R_0})$

Mối liên hệ giữa điện trở bằng mối liên hệ giữa điện áp

Giải chi tiết:

U= 110V

Mạch R, R0, L có điện áp $U = \sqrt {{{({U_R} + {U_{Ro}})}^2} + U_L^2} = \sqrt {{{(110 + {U_{Ro}})}^2} + U_L^2} = 200V$ ;

Điện áp giữa hai đầu cuộn dây: ${U_d} = \sqrt {{U_{Ro}}^2 + U_L^2} = 130V$

Từ 3 phương trình trên ta được : ${U_{Ro}}\; = 50V;{U_L}\; = 120V$

Ta có : $R = \frac{{11{R_0}}}{5};{Z_L}\; = \frac{{12{R_0}}}{5}$

Công suất mạch điện: $P = {I^2}(R + {R_0}) = {I^2}.3,2{R_0} = 200W \Rightarrow {I^2}{R_0} = 62,5$

Mặt khác : ${U_{Ro}}\; = I{R_o}\; = 50V$

Vậy : ${R_0}\; = 40\Omega ;R = 88\Omega $

Câu 3: Đáp án C

Phương pháp giải:

Định nghĩa tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng

Giải chi tiết:

Tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng

Câu 4: Đáp án D

Phương pháp giải:

Nếu hai nguồn cùng pha thì hại những điểm có cực đại giao thoa, hiệu số đường đi thỏa mãn: d2 – d1 = kλ

Giải chi tiết:

Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới điểm đó bằng kλ với k = 0, ±1, ±2

Câu 5: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Tại vị trí cân bằng vật có li độ = 0 và vận tốc cực đại

– Gia tốc a = -ω2x, Thế năng Wt = 0,5kx2

Giải chi tiết:

Khi vật dao động điều hoà đến vị trí cân bằng, vận tốc có độ lớn cực đại

Câu 6: Đáp án B

Phương pháp giải:

Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm cùng tần số và cường độ nhưng ta vẫn phân biệt được là do chúng có âm sắc khác nhau.

Giải chi tiết:

Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm cùng tần số và cường độ nhưng ta vẫn phân biệt được là do chúng có âm sắc khác nhau.

Câu 7: Đáp án A

Phương pháp giải:

Trong mạch RLC

– uR cùng pha với I; uL sớm pha π/2 so với i, uC trễ pha π/2 so với i

Giải chi tiết:

Trong mạch RLC uC ngược pha so với uL

Câu 8: Đáp án D

Phương pháp giải:

Gia tốc của vật dao động điều hòa a = – ω2x.

Giải chi tiết:

Gia tốc của vật dao động điều hòa a = – ω2x nên độ lớn của a tỉ lệ thuận với độ lớn của x

Câu 9: Đáp án A

Phương pháp giải:

Biểu thức thế năng của dao động của con lắc lò xo Wt = 0,5kx2

Giải chi tiết:

Biểu thức thế năng của dao động của con lắc lò xo là Wt = 0,5kx2

Câu 10: Đáp án C

Phương pháp giải:

Thế năng và động năng trong dao động điều hòa biến thiên tuàn hoàn cùng tần số, ngược pha nhau, tổng bằng cơ năng và không đổi.

Giải chi tiết:

Trong dao động điều hòa, thế năng và động năng có tổng không thay đổi theo thời gian.

Câu 11: Đáp án B

Phương pháp giải:

Với con lắc đơn dao động điều hòa

– Cơ năng bằng động năng cực đại và bằng thế năng cực đại.

– Lực căng dây T = 3mg(cosα – cosα0)

– Tại biên độ lớn li độ cực đại, tốc độ bằng 0, tại VTCB li độ bằng 0 còn tốc độ cực đại

Giải chi tiết:

Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì lực căng dây T = 3mg(cos0 – cosα0) = 3mg(1 – cosα0)

Câu 12: Đáp án A

Phương pháp giải:

Dao động cưỡng bức có tần số bằng với tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Giải chi tiết:

Dao động cưỡng bức có tần số bằng với tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 13: Đáp án D

Phương pháp giải:

Sóng siêu âm là sóng âm có tần số lớn hơn 20000Hz

Tai người nghe được âm có tần số từ 16Hz tới 20000Hz

Giải chi tiết:

Sóng siêu âm là sóng âm mà tai người không nghe được, vì sóng siêu âm là sóng âm có tần số lớn hơn 20000Hz còn tai người nghe được âm có tần số từ 16Hz tới 20000Hz

Câu 14: Đáp án C

Phương pháp giải:

Dung kháng ZC = (ωC)-1, cảm kháng ZL = ωL

Mạch có tính dung kháng tức là ZC > ZL

Giải chi tiết:

Mạch có tính dung kháng nên ${Z_C} > {Z_L} \Rightarrow \frac{1}{{\omega C}} > \omega L \Rightarrow {\omega ^2}LC < 1$

Câu 15: Đáp án A

Phương pháp giải:

Sóng cơ là sự truyền đi của dao động cơ trong môi trường vật chất.

Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng (ở chất rắn và bề mặt chất lỏng)

Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng phương truyền sóng (rắn, lỏng, khí)

Giải chi tiết:

Sóng cơ là sự truyền đi của dao động cơ trong môi trường vật chất.

Câu 16: Đáp án D

Phương pháp giải:

Giao thoa sóng xảy ra với hai nguồn kết hợp

Hai nguồn kết hợp có cùng tần số cùng phương, cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.

Giải chi tiết:

Hiện tương giao thoa sóng cơ xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng được tạo bởi hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và ngược pha.

Câu 17: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Bước sóng λ = v/f. Tần số f = ω/2π

– Hai nguồn cùng pha, điểm có cực tiểu giao thoa cách hai nguồn những khoảng d1, d2 thỏa mãn: ${d_2} – {d_1} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\lambda $, k nguyên

Giải chi tiết:

Ta có ω = 50π rad/s.

Tần số sóng f = ω/2π = 25Hz

Bước sóng λ = v/f = 300/25 = 12cm

Tại M dao động cực tiểu thì ${d_2} – {d_1} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\lambda = \left( {k + \frac{1}{2}} \right).12$

Dựa vào 4 đáp án đã cho chỉ có đán án C thỏa mãn điều kiện trên, ứng với k = 0

Câu 18: Đáp án D

Phương pháp giải:

Tốc độ góc của dao động con lắc đơn: $\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} $

Cơ năng dao động: W = 0,5kA2

Giải chi tiết:

Ta có $\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} \Rightarrow 10 = \sqrt {\frac{k}{1}} \Rightarrow k = 100N/m$

Cơ năng dao động: W = 0,5kA2 = 0,5.100.0,042 = 0,08J = 80mJ

Câu 19: Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tính mức cường độ âm: $L = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}}(dB);{I_0} = {10^{ – 12}}{\rm{W}}/{m^2}$

Giải chi tiết:

Mức cường độ âm: $L = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}} = 10\lg \frac{{{{4.10}^{ – 8}}}}{{{{10}^{ – 12}}}} = 46dB$

Câu 20: Đáp án B

Phương pháp giải:

Liên hệ giữa li độ dài và li độ cong của con lắc đơn: s = lα

Giải chi tiết:

Liên hệ giữa li độ dài và li độ cong của con lắc đơn: s= lα –> 8 = 0,05.l

Vậy chiều dài con lắc đơn là = 160cm = 1,6m

Câu 21: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Xác định pha của hai dao động.

– Tính hiệu số pha của hai dao động

Giải chi tiết:

Độ lệch pha của hai dao động: Δφ = 0,75π – 0,25π = 0,5π

Câu 22: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Dung kháng ZC = (ωC)-1; Cảm kháng ZL = ωL

– Công suất P = I2R = UIcosφ

– Vì uC luôn trễ pha π/2 so với i nên ulệch pha π/2 so với u thì u và i cùng pha; uC lệch pha π/6 so với u tức là u chậm pha π/3 so với i

– Mạch có cộng hưởng tức là u, i cùng pha, khi đó ZL­ = ZC tức là Z = R

Giải chi tiết:

+ Khi C = C1 thì uC lệch pha π/2 so với u, nên u và I cùng pha, cosφ = 0

Công suất tiêu thụ: P = U2/R = 550W

+ Khi C = C2 thì uC lệch pha π/6 so với u, nên u chậm pha π/3 so với i, hệ số công suất cosφ = cosπ/3 = R/Z = 0,5 à Z = 2R

Công suất tiêu thụ: $P = {I^2}R = \frac{{{U^2}R}}{{{Z^2}}} = \frac{{{U^2}R}}{{4{R^2}}} = \frac{{{U^2}}}{{4R}} = \frac{{550}}{4}$ = 137,5W

Câu 23: Đáp án B

Phương pháp giải:

Công suất tiêu thụ lớn nhất khi xảy ra cộng hưởng.

Khi đó Z = R

Công suất tiêu thụ khi xảy ra cộng hưởng: P = U2/R

Giải chi tiết:

Công suất tiêu thụ lớn nhất khi xảy ra cộng hưởng.

Khi đó Z = R

Công suất tiêu thụ P = U2/R = 802/R = 160W

Vậy R = 40Ω

Câu 24: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tốc độ góc ω = 2πf

Dung kháng ZC = (ωC)-1. Cảm kháng ZL = ωL

Tổng trở của mạch: $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} $

Hệ số công suất cosφ = R/Z

Giải chi tiết:

Tốc độ góc ω = 2πf = 100π rad/s

Dung kháng ZC = (ωC)-1 = 200Ω

Cảm kháng ZL = ωL = 120Ω

Tổng trở của mạch: $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} = 100\Omega $

Hệ số công suất cosφ = R/Z = 60/100 = 0,6

Câu 25: Đáp án B

Phương pháp giải:

Dung kháng ZC = (ωC)-1

Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/Z

Tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} $

Ống dây tương ứng với mạch rL

Biểu diễn giản đồ vecto để tìm mối liên hệ giữa các hiệu điện thế

Giải chi tiết:Dung kháng ZC = (ωC)-1 = 100Ω

Độ lệch pha giữa u và ulà $\Delta \varphi = \frac{{5\pi }}{{12}} – \frac{{ – \pi }}{{12}} = \frac{\pi }{2}$

Biểu diễn trên giản đồ vecto ta được:

Ur2 + UL2 = 1002 = 104

Ur2 + (UC – UL)2 = ${(100\sqrt 3 )^2}$ = 3.104

Ud2 + U2 = UC2 à UC= 200V

Mà UC = I.ZC nên I = 2A

Từ 3 phương trình ta giải ra được: Ur= $50\sqrt 3 $V

Vậy điện trở của ống dây là r = Ur/I = $25\sqrt 3 $Ω

Câu 26: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tốc độ góc và chu kỳ dao động của con lắc lò xo: $\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} ;T = \frac{{2\pi }}{\omega }$

Hệ thức độc lập: ${A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}$

Giải chi tiết:

Tốc độ góc và chu kỳ dao động của con lắc lò xo: $\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} = 10rad/s;T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 0,2\pi (s)$

Áp dụng hệ thức độc lập: ${A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}$

+ Khi vật qua vị trí cân bằng: ${8^2} = {0^2} + \frac{{{v^2}}}{{{{10}^2}}} \Rightarrow v = 80cm/s$

+ Khi vật qua vị trí x = 6cm: ${8^2} = {0^2} + \frac{{{v^2}}}{{{{10}^2}}} \Rightarrow v = 52,9cm/s$

Câu 27: Đáp án B

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định: $\ell = k\frac{\lambda }{2}$ với k là số nguyên là số bó sóng

Bước sóng λ = vT

Khoảng thời gian hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là T/2

Giải chi tiết:

Trên dây có sóng dừng: $\ell = k\frac{\lambda }{2}$

Trên dây có 7 nút tính cả hai đầu nên có 6 bó sóng, k = 6

Ta có: $\ell = k\frac{\lambda }{2} = 3\lambda = 90cm \Leftrightarrow \lambda = 30cm$

Chu kỳ sóng T = λ/v = 0,3s

Khoảng thời gian hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là T/2 = 0,15s

Câu 28: Đáp án C

Phương pháp giải:

Cảm kháng ZL = ωL, Dung kháng ZC = (ωC)-1

Tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} $

Định luật Ôm cho đoạn mạch: U = IZ

Giải chi tiết:

Cảm kháng ZL = ωL = 150Ω, Dung kháng ZC = (ωC)-1 = 60Ω

Tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} = \sqrt {10800} \Omega $

Áp dụng định luật Ôm, cường độ dòng điện qua mạch : $I = \frac{U}{Z} = \frac{{120}}{{\sqrt {10800} }}$ =1,15A

Mạch AM có RL nên ${Z_{AM}} = \sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} = \sqrt {25200} \Omega $

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch AM là:

UAM= IZ­AM = 183V

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Võ Thị Sáu TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Hàn Thuyên TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây