Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Hai Bà Trưng Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
189

Đề thi học kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Hai Bà Trưng Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết gồm có 10 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG- HÀ NỘI

Năm 2017-2018

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 0N/m dao động điều hòa với biên độ 4cm. Động năng của con lắc khi nó có biên độ 3cm là:

A. 0,007J B. 0,07J  C. 0,0014J.   D. 0,1J

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 1,2s và vận tốc cực đại khi qua vị trí cân bằng là 4π cm/s. Biên độ dao động của vật là

A. 2,4cm. B. 3,3cm. C. 6cm D. 5,5cm

Câu 3: Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 2m. Quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì là:

A. 2m B. 4m. C. 0,5m. D. 1m.

Câu 4: Xét sóng dừng trên sợi dây, hai điểm bụng liên tiếp sẽ dao động

A. Đồng pha nhau B. Vuông pha nhau C. Lệch pha nhau.  D. Ngược pha nhau

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm phụ thuộc vào

A. Tần số của âm B. Cường độ âm C. Vận tốc truyền âm  D. Biên độ của âm

Câu 6: Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch là $u = 50\sqrt 2 \cos 100\pi t(V)$. Điện áp hiệu dụng hai đầu R là 30V. Hệ số công suất cosφ của mạch là:

A. 0,75 B. 0,7 C. 0,8 D. 0,6

Câu 7: Con lắc đơn có chu kì bằng 1,5s khi nó dao động ở nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2. Chiều dài của con lắc là:

A. l=45cm. B. l = 56cm.  C. l = 0,52m D. l = 0,65m

Câu 8: Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào

A. Môi trường truyền âm B. Bước sóng của âm

C. Tần số dao động của âm  D. năng lượng âm

Câu 9: Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc

A. Biên độ dao động của con lắc. B. Chiều dài của con lắc.

C. Cách kích thích con lắc dao động.  D. Khối lượng của con lắc

Câu 10: Trong các phương án truyền tải điện năng đi xa bằng dòng điện xoay chiều sau đây, phương án nào tốt nhất

A. Dùng đường dây tải điện có tiết diện lớn B. Dùng dòng điện khi truyền đi có giá trị lớn C. Dùng điện áp khi truyền đi có giá trị lớn D. Dùng đường dây tải điện có điện trở nhỏ

Câu 11: Mạch điện xoay chiều gồm RLC : Điện trở thuần R = 40Ω, cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L = 0,8/ π (H); tụ điện có điện dung C = 2.10-4/π (F). Biết rằng dòng điện qua mạch có dạng I = 3cos100πt (A).Tính cảm kháng của cuộn cảm, dung kháng của tụ điện và tổng trở của mạch? Viết biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở uR , giữa hai đầu cuộn cảm uL , giữa hai đầu tụ điện uC và giữa hai đâu mạch điện u?

Đáp án

1-A 2-A 3-A 4-D 5-A 6-D 7-B 8-A 9-B 10-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Ta có ${\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d} = > {{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} – {{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}.k.{A^2} – \frac{1}{2}.k.{x^2} = \frac{1}{2}.20.0,{04^2} – \frac{1}{2}.20.0,{03^2} = 0,007J$

Câu 2: Đáp án A

${v_m} = \omega .A = \frac{{2\pi }}{T}.A = > A = \frac{{{v_m}.T}}{{2\pi }} = \frac{{4\pi .1,2}}{{2\pi }} = 2,4cm$

Câu 3: Đáp án A

Quãng đường sóng đi được trong 1 chu kỳ là bước sóng = 2m

Câu 4: Đáp án D

Phương trình sóng dừng tại điểm M , N cách đầu B một khoảng d và N, M cách nhau nửa bước sóng là: ${u_M} = 2a.\sin \frac{{2\pi d}}{\lambda }.\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda }} \right)$

${u_N} = 2a.\sin \frac{{2\pi (d + \frac{\lambda }{2})}}{\lambda }.\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda }} \right) = 2a.\sin (\frac{{2\pi d}}{\lambda } + \frac{\pi }{2}).\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda }} \right)$

Vì tại M, N đều dao động cực đại nên

$d = (k + \frac{1}{2})\frac{\lambda }{2}$

${u_M} = 2a.\sin (k\pi + \frac{\pi }{2}).\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda } + \frac{\pi }{2}} \right)$

${u_N} = 2a.\sin \frac{{2\pi (d + \frac{\lambda }{2})}}{\lambda }.\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda } + \frac{\pi }{2}} \right) = 2a.\sin ((k + 1)\pi + \frac{\pi }{2}).\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda } + \frac{\pi }{2}} \right)$

$ = – 2a.\sin (k\pi + \frac{\pi }{2}).\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda } + \frac{\pi }{2}} \right) = 2a.\sin (k\pi + \frac{\pi }{2}).\cos \left( {\omega t – \frac{{2\pi l}}{\lambda } + \frac{\pi }{2} + \pi } \right)$

Vậy hai dao động tại M, N ngược pha nhau.

Câu 5: Đáp án A

Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý liên quan chặt chẽ đến tần số âm

Câu 6: Đáp án D

Hệ số công suất là $k = \cos \varphi = \frac{R}{Z} = \frac{{{U_R}}}{U} = \frac{{30}}{{50}} = 0,6$

Câu 7: Đáp án B

Ta có $T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} = > l = \frac{{{T^2}}}{{4{\pi ^2}}}.g = 0,56m = 56cm$

Câu 8: Đáp án A

Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào môi trường truyền âm

Câu 9: Đáp án B

Ta có: $T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} $

Vậy chu kì phụ thuộc vào chiều dài con lắc

Câu 10: Đáp án C

Để giảm hao phí người ta thường tăng điện áp khi truyền tải

Câu 11: Đáp án

a) ${Z_L} = \omega L = 100\pi .\frac{{0,8}}{\pi } = 80\Omega $

${Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100\pi .\frac{{{{2.10}^{ – 4}}}}{\pi }}} = 50\Omega $

$Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} – {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{40}^2} + {{(80 – 50)}^2}} = 50\Omega $

b) ${u_R} = {I_0}.R.\cos 100\pi t = 120cos100\pi t(V)$

${u_L} = {I_0}.{Z_L}.\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right) = 240cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)V$

${u_C} = {I_0}.{Z_C}.\cos \left( {100\pi t – \frac{\pi }{2}} \right) = 150\cos \left( {100\pi t – \frac{\pi }{2}} \right)V$

$ = > u = Z.{I_0}.\cos (100\pi t + \varphi ) = 150\cos \left( {100\pi t + \varphi } \right)V$

$\tan \varphi = \frac{{{Z_L} – {Z_C}}}{R} = \frac{3}{4}$

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Chu Văn An Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Đa Phúc Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây