Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Hàn Thuyên TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
187

Đề thi học kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Hàn Thuyên TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết gồm có 30 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật lý – Lớp 12

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Đoạn mạch gồm điện trở R = 60Ω nối tiếp với tụ điện $C = \frac{{{{10}^{ – 3}}}}{{6\pi }}\left( F \right)$, đặt vào hai đầu mạch điện áp u = 120cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở R và hai đầu tụ C là:

A. UR = 30V; UC= 30V B. ${U_R} = 60\sqrt 2 \left( V \right);{U_C} = 60\sqrt 2 \left( V \right)$

C. ${U_R} = 30\sqrt 2 \left( V \right);{U_C} = 30\sqrt 2 \left( V \right)$ D. UR = 60V; UC = 60V

Câu 2 (NB): Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động

A. nhanh dần. B. chậm dần. C. nhanh dần đều. D. chậm dần đều.

Câu 3 (VD): Một con lắc lò xo khối lượng 100 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz. Lấy π2 = 10. Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ của con lò xo có độ lớn cực đại bằng:

A. 2N B. 400 C. 4N D. 200N

Câu 4 (VD): Một con lắc đơn dạo động điều hòa với tần số góc 4 rad/s tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s². Chiều dài dây treo của con lắc là:

A. 125 cm B. 62,5 cm C. 50 cm D. 81,5 cm

Câu 5 (NB): Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto

A. ớn hơn tốc độ quay của từ trường. B. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.

C. luôn bằng tốc độ quay của từ trường. D. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng.

Câu 6 (VD): Một vật dao động điều hòa có chu kỳ T = 1s. Lúc t = 2,5s vật đi qua vị trí có li độ x = $ – 5\sqrt 2 $ cm với vận tốc v = – $10\pi \sqrt 2 $ cm/s. Phương trình dao động của vật là

A. x = 10cos(2πt + π/4) cm B. x = 10cos(2πt – π/4) cm

C. x = 20cos(2πt – π/4) cm D. x = 20cos(2πt + π/4) cm

Câu 7 (VD): Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện kh R = R2. Các giá trị R1 và R2 là:

A. R1 = 50Ω, R2 = 100Ω B. R1 = 40Ω, R2 = 250Ω

C. R1 = 50Ω, R2 = 200Ω D. R1 = 25Ω, R2 = 100Ω

Câu 8 (VD): Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M.

A. 10000 lần B. 1000 lần C. 40 lần D. 2 lần

Câu 9 (VD): Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ x = 3cos(πt – 5π/6) cm. Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ x1 = 5cos(πt + π/6) cm. Dao động thứ hai có phương trình là

A. x2 = 8cos(πt + π/6) cm B. x2 = 2cos(πt – 5π/6) cm

C. x2 = 2cos(πt + π/6) cm D. x2 = 8cos(πt – 5π/6) cm

Câu 10 (VD): Thực hiện giao thoa với hai nguồn sóng kết hợp S1,S2 cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có cùng biên độ 2 cm, bước sóng bằng 20 cm thì sóng tại điểm M cách hai nguồn lần lượt là 50 cm và 10 cm có biên độ là:

A. $\sqrt 2 $ cm B. 1cm C. 2cm D. 4cm

Câu 11 (TH): Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Dao động tắt đần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

B. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thờỉ gian.

C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

Câu 12 (NB): Sóng ngang truyền được trong môi trường nào?

A. Khí và rắn. B. Lỏng và khí

C. Rắn và mặt thoáng chất lỏng. D. Rắn, lỏng và khí.

Câu 13 (VD): Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Khi đặt hiệu điện thế u = U0sin (ωt +π/6) giữa hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức i = I0sin(ωt – π/3). Đoạn mạch AB chứa

A. cuộn dây thuần cảm B. điện trở thuần

C. tụ điện D. cuộn dây có điện trở thuần

Câu 14 (NB): Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là

A. Cường độ âm B. độ to của âm C. độ cao của âm D. mức cường độ âm

Câu 15 (VD): Một con lắc đơn có dây treo dài 20cm dao động điều hòa với biên độ góc 0,1rad. Cho g = 9,8m/s2. Khi góc lệch dây treo là 0,05rad thì vận tốc của con lắc là:

A. 0,08m/s B. 0,12m/s C. $ \pm 0,12m/s$ D. $ \pm 0,08m/s$

Câu 16 (VD): Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương x = 10cos(4πt + π/2) cm với t tính bằng giây. Động năng của con lắc biến thiên với chu kỳ bằng:

A. 0,5 B. 1,5 C. 0,25s D. 1s

Câu 17 (VD): Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 4,5 cm và 6,0 cm; lệch pha nhau π. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng

A. 5cm B. 10,5cm C. 1,5cm D. 7,5cm

Câu 18 (NB): Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa trên

A. hiện tượng cảm ứng điện từ B. hiện tượng tự cảm

C. tác dụng của từ trường quay D. tác dụng của dòng điện trong từ trường

Câu 19 (TH): Chọn câu sai: Máy biến áp có thể

A. tăng điện áp B. thay đổi tần số dòng điện xoay chiều

C. biến đổi cường độ dòng điện D. giảm điện áp

Câu 20 (VD): Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 cùng pha dao động với tần số 13Hz. Tại một điểm M cách nguồn S1, S2 những khoảng d1 = 19cm, d2 = 21cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1S2 không có cực đại nào khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước

A. 46cm/s B. 40cm/s C. 28cm/s D. 26cm/s

Câu 21 (VD): Rôto của máy phát điện xoay chiều một pha là nam châm có bốn cặp cực (4 cực nam và cực bắc). Khi rôto quay với tốc độ 900 vòng/phút thì suất điện động do máy tạo ra có tần số là

A. 100Hz B. 60Hz C. 50Hz D. 120Hz

Câu 22 (VD): Đặt điện áp $u = 100\sqrt 2 {\rm{cos}}\omega {\rm{t(V)}}$ có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 200Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 25/(36π) H và tụ điện có điện dung 10-4/πF mắc nối tiếp. CÔng suất tiêu thụ của đoạn mạch là 50W. Giá trị của ω là

A. 120π rad/s B. 50π rad/s C. 100π rad/s D. 150π rad/s

Câu 23 (VD): Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 4cos(100πt + π/3) (A). Chọn phát biểu đúng?

A. I = 4A B. T = 0,01s C. f = 100Hz D. Io = 4A

Câu 24 (VD): Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế U1 = 200V, khi đó hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U= 10V. Bỏ qua hao phí của máy biến thế thì số vòng dây cuộn thứ cấp là

A. 500 vòng B. 100 vòng C. 25 vòng D. 50 vòng

Câu 25 (VD): Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 0,4kg và lò xo nhẹ độ cứng k = 100N/m. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng 2cm và truyền vận tốc có độ lớn $15\pi \sqrt 5 $ cm/s. Lấy π2 = 10. Tính năng lượng dao động của con lắc?

A. 2,4J B. 2,5J C. 2,45J D. 0,245J

Câu 26 (VD): Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đầu trên cố định, dao động điều hòa với tần số $2\sqrt 5 Hz$. Trong quá trình dao động chiều dài lò xo biến thiên từ 40cm đến 56cm. Lấy g = π2 (m/s2). Tính chiều dài tự nhiên của lò xo?

A. 46,75cm B. 28cm C. 48cm D. 52cm

Câu 27 (VD): Một dây AB dài 100cm có đầu B cố định. Tại đầu A thực hiện một dao động điều hòa tần số f = 40Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 20m/s. Tính số điểm nút, số điểm bụng trên dây?

A. 4 bụng, 4 nút B. 4 bụng, 5 nút C. 5 bụng, 4 nút D. 5 bụng, 4 nút

Câu 28 (VD): Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số f = 100Hz. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước?

A. 50cm/s B. 50m/s C. 5m/s D. 4m/s

Câu 29 (VD): Đặt điện áp xoay chiều u = 200$\sqrt 2 $cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện có dung kháng ZC = 50Ω mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 50Ω. Viết biểu thức cường độ dòng điện trong mạch?

A. i = 4cos(200πt + 2π/4) A B. i = 4cos(100πt + π/4) A

C. i = 4cos(100πt – π/4) A D. i = 4cos(πt – π/4) A

Câu 30 (VD): Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch được cho bởi biểu thức sau: u = 120cos(100πt + π/6) V. Dòng điện qua mạch khi đó có biểu thức i = cos(100πt – π/6) A. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch?

A. 300W B. 3000W C. 30W D. 20W

Đáp án

1-D 2-B 3-C 4-B 5-B 6-B 7-C 8-A 9-D 10-D
11-A 12-C 13-A 14-A 15-C 16-C 17-C 18-A 19-B 20-D
21-B 22-A 23-D 24-D 25-D 26-A 27-B 28-B 29-B 30-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Áp dụng biểu thức định luật Ôm tính cường độ dòng điện : $I = \frac{U}{Z}$

– Dung kháng: ${Z_C}\; = \frac{1}{{\omega C}}$

– Tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} $

Giải chi tiết:

Ta có: $R = 60\Omega ;{Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = 60\Omega ;U = 60\sqrt 2 V$

Tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = 60\sqrt 2 \Omega $

Cường độ dòng điện qua mạch: $I = \frac{U}{Z} = 1A$

Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở và tụ điện:  $\left\{ \begin{array}{l}{U_R}\; = IR = 60V\\{U_{C\;}} = I{Z_C}\; = 60V\end{array} \right.$

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp giải:

Đại cương dao động điều hòa

Giải chi tiết:

Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần

Câu 3: Đáp án C

Phương pháp giải:

Biểu thức tính lực kéo về F = -kx

Giải chi tiết:

Lực kéo về: $F = – kx = – m{\omega ^2}x = – m{(2\pi f)^2}x$

F đạt giá trị cực đại khi x = – A = – 0,04m

Khi đó F = 4N

Câu 4: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tần số dao động của con lắc đơn $\omega = \sqrt {\frac{g}{\ell }} $

Giải chi tiết:

Chiều dài dây treo của con lắc : $\omega = \sqrt {\frac{g}{\ell }} = \sqrt {\frac{{10}}{\ell }} = 4rad/s \Rightarrow \ell = 62,5cm$

Câu 5: Đáp án B

Phương pháp giải:

Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ 3 pha

Giải chi tiết:

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

Câu 6: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng hệ thức độc lập A2 = x2 + v22

Giải chi tiết:

${A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {\left( {5\sqrt 2 } \right)^2} + \frac{{{{(10\pi \sqrt 2 )}^2}}}{{4{\pi ^2}}} \Rightarrow A = 10cm$

Thời điểm t = 2,5s tương tứng 2,5 chu kỳ vật ở vị trí như đã cho, vậy ở thời điểm ban đầu vật có pha ban đầu –π/4

Phương trình dao động: x = 10cos(2πt – π/4) cm

Câu 7: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Áp dụng các công thức định luật Ôm I = U/Z

– công thức tính công suất P = I2R

Giải chi tiết:

Mạch có R, ZC = 100Ω

Công suất tiêu thụ trên mạch: $P = {I^2}R = \frac{{{U^2}R}}{{{Z^2}}} = \frac{{{U^2}R}}{{{R^2} + Z_C^2}} = \frac{{{U^2}}}{{R + \frac{{Z_C^2}}{R}}} \Rightarrow R + \frac{{Z_C^2}}{R} – \frac{{{U^2}}}{P} = 0 \Rightarrow {R^2} – {U^2}R + Z_C^2 = 0$

Có hai giá trị R để P có cùng giá trị vậy R1 và R2 là hai nghiệm của phương trình trên

Mặt khác: ${U_{C1}} = 2{U_{C2}} \Rightarrow {I_1} = 2{I_2} \Rightarrow {Z_2} = 2{Z_1} \Rightarrow R_2^2 = 4R_1^2 + 3Z_C^2$

Giải phương trình ta được R1 = 50Ω, R2 = 200Ω

Câu 8: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính mức cường độ âm L = 10lg(I/Io) nên I = I0.10L/10

Giải chi tiết:

Cường độ âm tại M và N:

IM = 10-12.104

IN = 10-12.108

Vậy IN = 104IM

Câu 9: Đáp án D

Phương pháp giải:

Sử dụng máy tính để tính phương trình dao động tổng hợp

Giải chi tiết:

Ta có x = x1 + x2 –> x2 = x – x1 = 3cos(πt – 5π/6) – 5cos(πt + π/6)=  8cos(πt – 5π/6) cm

Câu 10: Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính biên độ sóng tổng hợp ${A_M} = 2A\cos \frac{{\pi ({d_2} – {d_1})}}{\lambda }$

Giải chi tiết:

Biên độ sóng tại M: ${A_M} = 2A\cos \frac{{\pi ({d_2} – {d_1})}}{\lambda } = 2.2\cos \frac{{\pi (50 – 10)}}{{20}} = 4cm$

Câu 11: Đáp án A

Phương pháp giải:

Trong dao động tắt dần động năng và thế năng thay đổi liên tục, nhưng động năng cực đại và thế năng cực đại giảm dần

Giải chi tiết:

Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa là sai.

Câu 12: Đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết về các môi trường truyền sóng ngang

Giải chi tiết:

Sóng ngang truyền được trong môi trường chất rắn và bề mặt chất lỏng

Câu 13: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Nếu u sớm pha hơn i góc π/2 thì mạch chứa cuộn cảm thuần.

– Nếu u chậm pha hơn i góc π/2 thì mạch chứa tụ điện.

– Nếu u và i cùng pha thì mạch chỉ chứa R

Giải chi tiết:

φu = π/6, φi = – π/3 nên điện áp sớm pha hơn dòng điện π/2

Vậy mạch chứa cuộn dây thuần cảm

Câu 14: Đáp án A

Phương pháp giải:

Định nghĩa cường độ âm

Giải chi tiết:

Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là cường độ âm

Câu 15: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Áp dụng hệ thức độc lập cho con lắc đơn: S02 = S2 + v22

– Liên hệ giữa li độ dài và li độ góc: S = α.l

Giải chi tiết:

Vận tốc của con lắc: $S_0^2 = {S^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} \Rightarrow \alpha _0^2{\ell ^2} = {\alpha ^2}{\ell ^2} + \frac{{{v^2}{\ell ^2}}}{{{g^2}}} \Rightarrow 0,{1^2}.0,{2^2} = 0,{05^2}.0,{2^2} + \frac{{{v^2}.0,{2^2}}}{{9,{8^2}}} \Rightarrow v = \pm 0,12m/s$

Câu 16: Đáp án C

Phương pháp giải:

Chu kỳ biến thiên tuần hoàn của động năng trong dao động điều hòa là T’ = T/2

Giải chi tiết:

Ta có ω = 4π rad/s –>

Chu kỳ dao động : T = 2π/ω = 0,5s

Chu kỳ biến thiên của động năng : T’ = T/2 = 0,25s

Câu 17: Đáp án C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính biên độ dao động tổng hợp A2 = A12 + A22 + 2A1A2cosα

Giải chi tiết:

Biên độ dao động tổng hợp:

A2 = A12 + A22 + 2A1A2cosα  = 4,52 +  62 + 2.4,5.6.cosπ –> A = 1,5cm

Câu 18: Đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Giải chi tiết:

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 19: Đáp án B

Phương pháp giải:

Máy biến áp chỉ làm thay đổi hiệu điện thế mà không làm thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.

Giải chi tiết:

Máy biến áp không thay đổi tần số dòng điện

Câu 20: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Tại M có cực đại giao thoa thì d2 – d1 = kλ/2, với k là số bậc của cực đại

– Bước sóng λ = v/f

Giải chi tiết:

Tại M có cực đại giao thoa nên d2 – d1 = kλ/2 = kv/2f

Vì giữa M và trung trực của hai nguồn không có cực đại nào khác nên k = 1.

Thay vào ta có: 21 – 19 = 1.v/2.12

Vậy v =  26cm/s

Câu 21: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tần số dòng điện do máy phát điện xoay chiều 1 pha tạo ra f = np trong đó p là số cặp cực, n là tần số quay của roto

Giải chi tiết:

Tần số của roto : n = 900 vòng/phút = 900/60 Hz

Ta có f = np = 4.900/60 =  60Hz

Câu 22: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Công suất P = I2R

– Cảm kháng ZL = ωL, Dung kháng ZC = 1/ωC

– Định luật Ôm I = U/Z

Giải chi tiết:

R = 200Ω,

Công suất tiêu thụ:  P = 50W = I2 R

$I = 0,5A \Rightarrow Z = 200\Omega \Rightarrow {R^2} + {\left( {\omega L – \frac{1}{{\omega C}}} \right)^2} = {200^2} \Rightarrow {200^2} + {\left( {\omega .\frac{{25}}{{36\pi }} – \frac{\pi }{{\omega {{.10}^{ – 4}}}}} \right)^2} = {200^2} \Rightarrow \omega = 120\pi rad/s$

Câu 23: Đáp án D

Phương pháp giải:

đại cương dòng điện xoay chiều

Giải chi tiết:

Io = 4A

Câu 24: Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức máy biến áp U1/U2 = N1/N2

Giải chi tiết:

Áp dụng công thức máy biến áp: U1/U­2 = N1/N2

Thay số 1000/N2 = 200/10

Số vòng ở cuộn sơ cấp: N­2 = 50 vòng

Câu 25: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Áp dụng công thức tính năng lượng dao động W = Wđ + Wt

– Động năng Wđ = 0,5mv2

– Thế năng Wt = 0,5kx2

Giải chi tiết:

Năng lượng dao động của con lắc

W = Wđ + Wt = 0,5mv2 + 0,5kx2 = 0,5.0,4.152 + 0,5.100.0,022 = 0,245J

Câu 26: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Biên độ dao động = 1 nửa chiều dài quỹ đạo dao động

– Tại vị trí cân bằng lò xo dãn đoạn Δcó Fđh = P

– Tần số dao động: $f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta \ell }}} $

Giải chi tiết:

Ở vị trí vân bằng lò xo dài : lcb = 0,5(lmax+ lmin­) = 48cm

$f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta \ell }}} = 2\sqrt 5 \Rightarrow \Delta \ell = 0,0125m = 1,25cm$

lcb = l0 + Δl ; nên l0 = 46,75cm

Câu 27: Đáp án B

Phương pháp giải:

Điều kiện có sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định l = kλ/2, với k là số bó sóng

Bước sóng λ = v/f

Giải chi tiết:

Chiều dài dây L = kλ/2 = kv/2f  → 1 = k.20/2.40 → k = 4

Có 4 bó sóng tương ứng với 4 bụng sóng và 5 nút sóng

Câu 28: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Sóng truyền trên mặt nước, khoảng cách hai gợn lồi liên tiếp là λ.

– Bước sóng λ = v/f

Giải chi tiết:

Bước sóng λ = d/(n-1) = 3/6 = 0,5m

Mà λ = v/f

Vậy v = λf = 0,5.100 =  50m/s

Câu 29: Đáp án B

Phương pháp giải:

Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/Z

Độ lệch pha giữa u và i: tanφ = (ZL –ZC)/R

Giải chi tiết:

$Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} = \sqrt {{{50}^2} + {{(0 – 50)}^2}} = 50\sqrt 2 \Omega $

Io = Uo/Z = 4A

Ta có $\tan \varphi = \frac{{{Z_L} – {Z_C}}}{R} = – 1 \Rightarrow \varphi = – \pi /4rad = {\varphi _u} – {\varphi _i} \Rightarrow {\varphi _i} = \pi /4$

Vậy i = 4cos(100πt + π/4) A

Câu 30: Đáp án C

Phương pháp giải:

Áp dụng tính công suất tiêu thụ của mạch P = UIcosφ

Giải chi tiết:

Công suất tiêu thụ: $P = UI\cos \varphi = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}.\frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}{\rm{cos(}}{\varphi _u} – {\varphi _i}) = \frac{{120}}{{\sqrt 2 }}.\frac{1}{{\sqrt 2 }}{\rm{cos(}}\frac{\pi }{6} – \frac{{ – \pi }}{6}) = 30W$

 

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Gia Định TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây