Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Trần Quang Khải TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
185

Đề thi học kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Trần Quang Khải TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết gồm có 28 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật lý – Lớp 12

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

A. Điện áp B. Cường độ dòng điện.

C. Suất điện động. D. Công suất.

Câu 2 (NB): Định nghĩa dao động điều hòa

A. là dao động có biên độ không thay đổi.

B. là dao động có vận tốc biến thiên cùng tần số với li độ.

C. là dao động tuần hoàn

D. là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin ( hay sin ) theo thời gian

Câu 3 (VD): Chu kì con lắc đơn thay đổi thế nào khi chiều dài con lắc tăng 4 lần?

A. Giảm 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Giảm 2 lần. D. Tăng 4 lần.

Câu 4 (VD): Con lắc lò xo gồm vật m và lò xo có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa với tần số 10/π Hz. Khối lượng vật nặng là:

A. 250 g. B. 0,3 kg. C. 0,2 kg. D. 100 g.

Câu 5 (VD): Đặt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/π H một điện áp xoay chiều có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc theo thời gian như hình vẽ. Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn cảm là

A. 2,2A B. 2,75A C. $11\sqrt 2 /8A$ D. $11\sqrt 2 /10A$

Câu 6 (VD): Một đoạn mạch điện xoay chiều tần số f =50 Hz, gồm một điện trở 50Ω mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 0,159 H. Dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng 3A. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch có giá trị xấp xỉ bằng

A. 212V B. 220V C. 100V D. 110V

Câu 7 (VD): Một cuộn dây khi mắc vào điện áp u = 50 cos ( 100πt + π/3) ( V ) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là $0,2\sqrt 2 A$ và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 2,5W. Hệ số công suất của mạch là

A. 0,15 B. 0,25 C. 0,5 D. 0,75

Câu 8 (VD): Gọi d1, d2  đường đi của hai sóng từ S1, S2 đến điểm M trong miền có giao thoa, λlà bước sóng, $k = 0; \pm 1; \pm 2…$ …Các cực đại giao thoa nằm tại các điểm có

A. d2 – d1 = kλ B. d2 – d1 = (k+1/2)λ C. d2 – d1 = 2kλ D. d2 – d1 = kλ/2

Câu 9 (TH): Hệ thống giảm xóc của các phương tiện giao thông là ứng dụng của

A. dao động cưỡng bức. B. dao động duy trì.

C. dao động tắt dần. D. Sự cộng hưởng

Câu 10 (NB): Tần số của sóng phụ thuộc vào:

A. quãng đường truyền sóng. B. dao động của nguồn sóng.

C. biên độ của sóng. D. môi trường truyền sóng.

Câu 11 (NB): Xét cơ năng của một dao động điều hoà thì:

A. cơ năng tỉ lệ với biên độ.

B. thế năng tỉ lệ thuận với li độ.

C. tổng động năng và thế năng là một số không đổi.

D. động năng giảm dần.

Câu 12 (TH): Khi đến mỗi bến, xe buýt chỉ tạm dừng nên không tắt máy. Hành khách trên xe nhận thấy thân xe dao động. Đó là

A. dao động tự do. B. dao động tắt dần. C. dao động duy trì. D. dao động cưỡng bức.

Câu 13 (VD): Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn đồng bộ A, B dao động với tần số 28 Hz. Tại một điểm M sóng có biên độ cực đại và điểm M cách các nguồn A, B lần lượt những khoảng 21cm, 25cm. Giữa M và đường trung trực của AB có bốn dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:

A. 14,4 cm/s B. 56 cm/s C. 22,4 cm/s D. 28 cm/s

Câu 14 (NB): Nếu gặp vật cản cố định thì sóng tới và sóng phản xạ có quan hệ là

A. cùng tần số và lệch pha π/4. B. cùng tần số và lệch pha π /2.

C. cùng tần số và ngược pha. D. cùng tần số và cùng pha.

Câu 15 (NB): Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là

A. $\sqrt {\frac{m}{k}} $ B. $2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} $ C. $\sqrt {\frac{k}{m}} $ D. $2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} $

Câu 16 (TH): Ứng dụng nổi bật của con lắc đơn là để đo

A. gia tốc trọng trường. B. độ dài của sợi dây.

C. khối lượng của vật nặng. D. lực căng của sợi dây

Câu 17 (VD): Một vật khối lượng 750g dao động điều hòa với biên độ 4cm, chu kì 2s (lấy π2=10). Năng lượng dao động của vật là :

A. 6mJ B. 6J C. 60kJ D. 60J

Câu 18 (VD): Một mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp gồm một điện trở, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 160 mH và một tụ điện có điện dung 100µ. Phải đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V với tần số bằng bao nhiêu thì sẽ xảy ra sự cộng hưởng ? Chọn kết quả gần đúng nhất trong số các kết quả dưới đây:

A. 50 Hz. B. 40 Hz. C. 60 Hz. D. 70 Hz.

Câu 19 (VD): Cho dòng điện xoay chiều i = 2cos(100πt + π/2) chạy qua một ampe kế. Số chỉ của ampe kế này là

A. 1A B. 2A C. $2\sqrt 2 A$ D. $\sqrt 2 A$

Câu 20 (NB): Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chân không.

B. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chất lỏng.

C. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chất khí.

D. Sóng cơ có thể lan truyền được trong chất rắn.

Câu 21 (VD): Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện xoay chiều qua điện trở 30Ω thì ampe kế chỉ 2A . Biên độ của hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở này bằng

A. 60 V. B. $60\sqrt 2 V$ C. $30\sqrt 2 V$ D. 30V

Câu 22 (TH): Một nhà máy công nghiệp dùng điện năng để chạy các động cơ. Hệ số công suất do nhà nước qui định phải lớn hơn 0,85 nhằm mục đích chính là để

A. nhà máy sản xuất được sản phẩm nhiều hơn.

B. nhà máy sử dụng điện năng nhiều hơn.

C. động cơ chạy bền hơn.

D. hao phí điện năng trên đường dây dẫn điện đến nhà máy ít hơn.

Câu 23 (NB): Hai âm “RÊ” và “SOL”của cùng một cây đàn ghi ta có thể cùng

A. tần số. B. đồ thị dao động. C. độ cao. D. độ to.

Câu 24 (NB): So với điện áp  hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện sẽ

A. sớm hay trễ pha tùy vào điện dung C. B. trễ pha một góc π/2.

C. sớm pha một góc π/2. D. cùng pha.

Câu 25 (VD): Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng m = 100 g gắn vào lò xo có độ cứng 40N/m . Bỏ qua ma sát. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa. Lấy π = 3,14 . Tính chu kì dao động của con lắc.

A. 0,314s B. 0,315s C. 0,32s D. 0,4s

Câu 26 (VD): Một vật chịu đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha π/3. Biên độ của các dao động thành phần là 8 cm và 6 cm. Tính biên độ của dao động tổng hợp

A. 0,3m B. 14cm C. 12,2cm D. 16cm

Câu 27 (VD): Một mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 40Ω , một cuộn thuần cảm có độ tự cảm 1/π H và một tụ điện có điện dung 1000/7π µF mắc nối tiếp với nhau. Tần số dòng điện 50 Hz. Tính tổng trở của mạch điện.

A. 50Ω B. 20Ω C. 40Ω D. 35Ω

Câu 28 (VD): Trong giờ học thực hành, học sinh mắc nối tiếp một bóng đèn dây tóc (24 V – 12 W) với một cuộn cảm thuần rồi mắc vào hai đầu đoạn mạch này một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 26 V, tần số 50 Hz. Để đèn sáng bình thường thì cảm kháng của cuộn cảm thuần phải bằng bao nhiêu?

A. 60Ω B. 20Ω C. 30Ω D. 50Ω

Đáp án

1-D 2-D 3-B 4-A 5-C 6-A 7-B 8-A 9-C 10-B
11-C 12-D 13-C 14-C 15-C 16-A 17-A 18-B 19-D 20-A
21-B 22-D 23-D 24-C 25-A 26-C 27-A 28-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phương pháp giải:

Đại cương dòng điện xoay chiều

Giải chi tiết:

Đại lượng không dùng giá trị hiệu dụng là công suất.

Câu 2: Đáp án D

Phương pháp giải:

Đại cương dao động điều hòa

Giải chi tiết:

Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin ( hay sin ) theo thời gian

Câu 3: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính chu kỳ con lắc đơn $T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} $

Giải chi tiết:

Chu kỳ dao động của con lắc đơn: $T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} $

Khi chiều dài l tăng 4 lần thì T tăng 2 lần.

Câu 4: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tần số dao động của con lắc lò xo $f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} $

Giải chi tiết:

Tần số dao động của con lắc: $f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \Leftrightarrow \frac{{10}}{\pi } = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{100}}{m}} \Rightarrow m = 0,25kg$

Câu 5: Đáp án C

Phương pháp giải:

Cách đọc đồ thị dao động: li độ lớn nhất là biên độ; khoảng thời gian ngắn nhất từ vị trí li độ cực đại đến li độ cực tiểu là T/2

Liên hệ giữa tần số góc và chu kỳ: ω = 2π/T

Cảm kháng ZL = ωL

Liên hệ giữa giá trị cực đại và hiệu dụng: $U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

Từ đồ thị ta được chu kỳ dao động T = 6,25.4 = 25ms à ω = 80π rad/s Nên ZL = 80Ω

Biên độ U­o = 220V $ \Rightarrow U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }} = 110\sqrt 2 V$

Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = U/ZL = $11\sqrt 2 /8A$

Câu 6: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật Ôm I = U/Z

Liên hệ giữa tốc độ góc và tần số: ω = 2πf

Cảm kháng ZL = ωL

Giải chi tiết:

R = 50Ω, ZL = 2πf.L  = 2π.50.0,159 =  50Ω, I = 3A

Tổng trở: Z2 = R2 + ZL2 → Z = $50\sqrt 2 \Omega $

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch: U = IZ = 212V

Câu 7: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính công suất P = UIcosφ

Giải chi tiết:

Công suất: P = UIcosφ = $\frac{{50}}{{\sqrt 2 }}.0,2\sqrt 2 .\cos \varphi = 2,5W$

Hệ số công suất cosφ = 0,25

Câu 8: Đáp án A

Phương pháp giải:

Đại cương về giao thoa sóng

Giải chi tiết:

Các cực đại giao thoa nằm tại các điểm có  d2 – d1 = kλ

Câu 9: Đáp án C

Phương pháp giải:

Ứng dụng của dao động tắt dần

Giải chi tiết:

Hệ thống giảm xóc của các phương tiện giao thông là ứng dụng của dao động tắt dần.

Câu 10: Đáp án B

Phương pháp giải:

Tần số sóng bằng tần số nguồn dao động

Giải chi tiết:

Tần số của sóng phụ thuộc vào  dao động của nguồn sóng.

Câu 11: Đáp án C

Phương pháp giải:

Cơ năng của vật dao động điều hòa

Giải chi tiết:

Tổng động năng và thế năng của vật dao động điều hòa là một số không đổi.

Câu 12: Đáp án D

Phương pháp giải:

Ứng dụng của dao động cưỡng bức

Giải chi tiết:

Khi đến mỗi bến, xe buýt chỉ tạm dừng nên không tắt máy. Hành khách trên xe nhận thấy thân xe dao động. Đó là dao động cưỡng bức.

Câu 13: Đáp án C

Phương pháp giải:

Tại điểm có cực đại giao thoa: d2 – d1 = kλ

Bước sóng λ = v/f

Giải chi tiết:

Tại M có cực đại giao toa: d2 – d1 = kλ = 4cm

M là cực đại bậc 5 ứng với k = 5

Vậy λ = 0,8cm

Vận tốc sóng: v = λf = 22,4cm/s

Câu 14: Đáp án C

Phương pháp giải:

Đặc điểm của sóng tới và sóng phản xạ

Giải chi tiết:

Nếu gặp vật cản cố định thì sóng tới và sóng phản xạ có quan hệ là cùng tần số và ngược pha.

Câu 15: Đáp án C

Phương pháp giải:

Đại cương dao động điều hòa

Giải chi tiết:

Tần số góc của dao động: $\sqrt {\frac{k}{m}} $

Câu 16: Đáp án A

Phương pháp giải:

Ứng dụng của con lắc đơn

Giải chi tiết:

Ứng dụng nổi bật của con lắc đơn là để đo gia tốc trọng trường

Câu 17: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính năng lượng dao động điều hòa W = 0,5mω2A2

Giải chi tiết:

Chu kỳ dao động: T = 2s nên ω = π rad/s

Năng lượng dao động: W = 0,5mω2A2 = 6mJ

Câu 18: Đáp án B

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng trong mạch RLC $\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}$

Giải chi tiết:

Để xảy ra cộng hưởng thì $\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \Rightarrow f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}$= 40Hz

Câu 19: Đáp án D

Phương pháp giải:

Số chỉ của ampe kế xoay chiều là cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch.

Liên hệ giữa giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng: $I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

I0 = 2A

Cường độ dòng điện hiệu dụng: $I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 A$

Số chỉ của ampe kế xoay chiều chỉ dòng điện hiệu dụng $\sqrt 2 A$

Câu 20: Đáp án A

Phương pháp giải:

Đại cương sóng cơ

Giải chi tiết:

Sóng cơ không thể lan truyền được trong chân không.

Câu 21: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật Ôm U = IR

Liên hệ giữa giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng: $I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

I = 2A

Biên độ của hiệu điện hế giữa hai đầu điện trở: U0 = I0R = $60\sqrt 2 V$

Câu 22: Đáp án D

Phương pháp giải:

Lý thuyết truyền tải điện

Giải chi tiết:

Một nhà máy công nghiệp dùng điện năng để chạy các động cơ. Hệ số công suất do nhà nước qui định phải lớn hơn 0,85 nhằm mục đích chính là để hao phí điện năng trên đường dây dẫn điện đến nhà máy ít hơn

Câu 23: Đáp án D

Phương pháp giải:

Đặc tính vật lý của âm

Giải chi tiết:

Hai âm “RÊ” và “SOL”của cùng một cây đàn ghi ta có thể cùng độ to

Câu 24: Đáp án C

Phương pháp giải:

Độ lệch pha giữa u và i trong mạch điện chỉ có tụ điện

Giải chi tiết:

So với điện áp  hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ dòng điện sẽ sớm pha một góc π/2.

Câu 25: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính chu kỳ dao động của con lắc lò xo $T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} $

Giải chi tiết:

Chu kỳ dao động của con lắc là: $T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,1}}{{40}}} = 0,314s$

Câu 26: Đáp án C

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức biên độ dao động tổng hợp A2 = A12 + A22 + 2A1A2cosΔφ

Giải chi tiết:

A2 = A12 + A22 + 2A1A2cosΔφ

Với Δφ = π/3.

Thay số : A2 = 82 + 62 + 2.8.6.cosπ/3

Vậy biên độ dao động tổng hợp là :  A = 12,2cm

Câu 27: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức tính tổng trở $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} $

Cảm kháng ZL = ωL, Dung kháng ZC = (ωC)-1

Giải chi tiết:

ZL = ωL =  100Ω, ZC = (ωC)-1   =  70Ω

Tổng trở của mạch: $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} = 50\Omega $

Câu 28: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật Ôm I = U/Z

Đèn sáng bình thường thì các giá trị dòng điện và điện áp bằng với giá trị định mức.

Giải chi tiết:

Vì đèn sáng bình thường nên Uđ = Uđm = 24V, Iđ = Iđm = 0,5A

${U_L} = \sqrt {{U^2} – U_d^2} = 10V$

Vậy cảm kháng của cuộn dây: ZL = UL/I = 20Ω

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Sóc Sơn Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Nguyễn Công Trứ TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây