Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Võ Thị Sáu TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
189

Đề thi học kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Võ Thị Sáu TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết gồm có 24 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT TP HCM

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật lý – Lớp 12

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (VD): Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng biên độ, cùng tần số 100Hz và cùng pha. Tốc độ sóng mặt nước là80 cm/s. Một điểm M trên mặt nước cách hai nguồn những đoạn lần lượt là 12cm và 10cm. Chọn kết luận đúng.

A. M là cực tiểu giao thoa ứng với k = 3. B. M là cực đại giao thoa ứng với k = 2.

C. M là cực tiểu giao thoa ứng với k = 2. D. M là cực đại giao thoa ứng với k = 3.

Câu 2 (VD): Một đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C không phân nhánh. Nếu dòng điện qua mạch có tần số f1 thì cảm kháng bằng 240Ω còn dung kháng bằng 60Ω . Nếu dòng điện qua mạch có tần số f2 = 30 Hz thì điện áp tức thời u và dòng điện tức thời i trên mạch cùng pha, f1 bằng:

A. 15 Hz B. 60 Hz C. 120 Hz D. 7,5 Hz

Câu 3 (NB): Tốc độ truyền sóng cơ:

A. phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền sóng.

B. có giá trị lớn nhất khi sóng truyền trong chân không.

C. là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ sóng.

D. là tốc độ dao động của phân tử trong môi trường có sóng truyền qua

Câu 4 (VD): Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương theo các phương trình sau: x1 = 4sin(πt + α) cm và x2 = 4cos(πt – π/3 ) cm. Biên độ dao động tổng hợp lớn nhất khi α nhận giá trị là?

A. -π/3 rad B. π/6 rad C. π/2 D. 0 rad

Câu 5 (NB): Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của một dao động điều hòa?

A. x = -4sin(πt + π/6) B. x = -4cos(πt – π/6) C. x = 4cos(2πt + π/3) D. x = 4tsin(2πt – π/3)

Câu 6 (VD): Một dây AB có đầu A cố định, đầu B tự do. Khi dây rung với tần số 80 Hz thì trên dây có sóng dừng và đếm được có 4 nút sóng kể cả nút sóng tại A. Biết tốc độ sóng trên dây là 4m/s. Chiều dài dây là

A. 17,5 cm B. 10 cm. C. 8,75 cm. D. 22,5 cm.

Câu 7 (VD): Mạch điện xoay chiều gồm R,L mắc nối tiếp, hiệu điện thế hai đầu mạch có dạng ${u_{AB}} = 100\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}$ và cường độ dòng điện qua mạch có dạng I = 2cos(100πt – π/4) (A). R, L có giá trị nào sau đây?

A. R = 100Ω, L = 1/π (H) B. R = 50Ω, L = 1/2π (H)

C. R = 100Ω, L = 1/π (H) D. R = 50Ω , L = 2/π (H)

Câu 8 (VD): Một người ngồi trên bờ câu cá thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 4 lần trong thời gian 12 giây. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 2 m/s thì khoảng cách giữa 3 gợn sóng lồi liên tiếp là

A. 6 m. B. 8m C. 12m D. 16m

Câu 9 (VD): Đặt vào hai đầu tụ điện C = 10-4/π(F) một hiệu điện thế xoay chiều tần số 100Hz, dung kháng của tụ điện là:

A. 200Ω B. 50 Ω C. 25 Ω D. 100 Ω

Câu 10 (NB): Khi trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp có cộng hưởng thì kết luận nào sau đây là không đúng?

A. ω = 1/LC

B. Điện áp hai đầu mạch cùng pha với dòng điện trong mạch.

C. Công suất trong mạch cógiátrị cực đại.

D. Hệ số công suất của mạch cosφ = 1.

Câu 11 (NB): Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi. Khoảng cách giữa nút sóng và bụng sóng kề nhau cách nhau một đoạn là

A. 0,25λ B. 0,5λ C. 2λ D. λ

Câu 12 (VD): Hiệu điện thế ở hai đầu mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần: u = U0cosωt. Biểu thức cường độ dòng điện qua đoạn mạch trên là biểu thức nào sau đây?

A. i = I0cos(ωt+π) B. i = I0cos(ωt- π/2) C. i = I0cos(ωt+π/2) D. i = I0cos(ωt)

Câu 13 (VD): Một dao động điều hòa với x = 6cos(πt + π) (cm,s). Giátrị cực tiểu của gia tốc là

A. 2 cm/s B. -6π cm/s2 C. 6π cm/s2 D. -6π2 cm/s2

Câu 14 (VD): Đặt một điện áp xoay chiều cógiátrị hiệu dụng U = 80V vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp có tần số f = 50Hz. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,6/π H, tụ điện có điện dung C = 10-4/π F và công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 80W. Giá trị của điện trở thuần R là

A. 20 Ω B. 30 Ω C. 80 Ω D. 40 Ω

Câu 15 (NB): Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong dao động điều hòa:

A. Cơ năng của dao động là một đại lượng biến thiên với chu kì T.

B. Cơ năng của hệ tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.

C. Động năng khi qua vị trí cân bằng thì bằng cơ năng.

D. Khi động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại.

Câu 16 (VD): Một sóng ngang có phương trình sóng là $u = 3\cos 2\pi \left( {\frac{t}{{0,4}} – \frac{x}{{20}}} \right)$ (cm), trong đó x tính bằng m và t tính bằng s. Chu kỳ sóng và bước sóng lần lượt là

A. T= 0,4s ; λ= 50m. B. T = 2,5s ; λ= 50cm. C. T = 0,4s ; λ= 20cm. D. T = 2,5s ; λ = 20m

Câu 17 (VD): Mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đọan mạch một điện áp xoay chiều cóbiểu thức $U\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R, giữa hai đầu cuộn thuần cảm L và giữa hai đầu tụ điện C lần lượt là U= 50(V), UL= 50(V), U= 100(V). Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời qua mạch là.

A. $I = {I_0}\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {{\rm{100}}\pi {\rm{t + }}\frac{\pi }{4}} \right){\rm{(V)}}$ B. $I = I\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {{\rm{100}}\pi {\rm{t + }}\frac{\pi }{6}} \right){\rm{(V)}}$

C. $I = I\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t – \frac{\pi }{4}} \right)(V)$ D. $I = I\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)(V)$

Câu 18 (NB): Hãy tìm nhận xét đúng về con lắc lòxo.

A. Con lắc lò xo có chu kỳ phụ thuộc vào việc kéo vật nhẹ hay mạnh trước khi buông tay cho vật dao động.

B. Con lắc lò xo có chu kỳ tăng lên khi biên độ dao động tăng lên

C. Con lắc lò xo có chu kỳ giảm xuống khi khối lượng vật nặng tăng lên

D. Con lắc lò xo có chu kỳ không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

Câu 19 (TH): Hệ số công suất của đọan mạch xoay chiều bằng 0 trong trường hợp nào sau đây?

A. Đoạn mạch không có cuộn cảm. B. Đoạn mạch có điện trở bằng 0.

C. Đoạn mạch không có tụ điện D. Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.

Câu 20 (VD): Một đoạn mạch gồm một điện trở mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm, khi vôn kế mắc giữa hai đầu điện trở thì số chỉ vôn kế là 80V, mắc giữa hai đầu cuộn dây số chỉ là 60V. Số chỉ vôn kế là bao nhiêu khi mắc giữa hai đầu đoạn mạch trên.

A. 100V B. 80V C. 140V D. 20V

Câu 21 (VD): Cho đoạn mạch RLC nối tiếp trong đó R là biến trở. Khi R thay đổi đến giá trị sao cho công suất trong mạch cực đại, tìm hệ số công suất công suất của mạch.

A. 0,7 B. 0,8 C. 0,9 D. 0,85

Câu 22 (VD): Khi có sóng dừng trên dây AB thì thấy trên dây có 7 nút ( kể cả A và B) tần số sóng là 42 Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên , muốn trên dây có 5 nút ( kể cả A và B) thì tần số sóng phải là bao nhiêu.

A. 32hz B. 36Hz C. 28Hz D. 24Hz

Câu 23 (VD): Một con lắc lò xo đặt nằm ngang dao động điều hòa gồm vật nặng khối lượng 200 g và lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 100N/m,. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 18cm đến 30cm. Tìm cơ năng của vật.

A. 0,18J B. 1,8J C. 1,8kJ D. 18J

Câu 24 (VD): Cho đoạn mạch AB gồm một cuộn dây có điện trở hoạt động R và hệ số tự cảm L = 0,3/π (H) mắc nối tiếp với một tụ điện C = 10-3/6π (F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp ${u_{AB}} = 220\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}$ thì điện áp tức thời ở hai đầu cuộn dây sớm pha π/2 so với điện áp tức thời ở hai đầu AB. Giá trị của R bằng bao nhiêu?

A. 30Ω B. 40Ω C. 50Ω D. 60Ω

Đáp án

1-C 2-B 3-A 4-B 5-D 6-C 7-B 8-D 9-B 10-A
11-A 12-B 13-D 14-D 15-A 16-C 17-D 18-D 19-B 20-A
21-A 22-C 23-A 24-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Tại M có cực tiểu giao thoa của hai nguồn cùng pha ${d_2} – {d_1} = \frac{{(2k + 1)\lambda }}{2}$

– Bước sóng λ = v/f

Giải chi tiết:

Ta có v = 80cm/s, f = 100Hz tính được bước sóng λ = v/f = 0,8cm

Tại M có d1 – d2 = 2cm = 5.λ/2

Vậy tại M là cực tiểu giao thoa ứng với k = 2

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Mạch RLC có tần số thay đổi

– Mạch xảy ra cộng hưởng: u, i cùng pha

– Dung kháng ZC = (2πfC)-1, ZL = 2πfL

Giải chi tiết:

Ta có 2πf1L = 240Ω, 2πf1C = 1/60 –> 4π2 f12LC = 4

Khi tần số là f2 thì u, i cùng pha tức là xảy ra cộng hưởng.

Khi đó : ${f_2} = \frac{{{\omega _2}}}{{2\pi }} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = 30Hz \Rightarrow 4{\pi ^2}LC = \frac{1}{{{{30}^2}}} = \frac{4}{{f_1^2}} \Rightarrow {f_1} = 60Hz$

Câu 3: Đáp án A

Phương pháp giải:

Đại cương sóng cơ

Giải chi tiết:

Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền sóng

Câu 4: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính biên đọ dao động tổng hợp A2 = A12 + A22 + 2A1A2cosφ

Giải chi tiết:

x1 = 4sin(πt + α) = 4cos(πt + α – 0,5π)

A2 = A12 + A22 + 2A1A2cosφ

Để biên độ lớn nhất thì cosφ lớn nhất = 1. Khi đó φ = 0

Vậy α – 0,5π = – π/3 –> α = π/6

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp giải:

Dao động điều hòa có phương trình có dạng hàm số cos Acos(ωt + φ)

Giải chi tiết:

Phương trình nào không phải là phương trình của một dao động điều hòa x = 4tsin(2πt – π/3)

Câu 6: Đáp án C

Phương pháp giải:

Điều kiện có sóng dừng trên dây có một đầu cố định một đầu tự do là $\ell = k\frac{\lambda }{2} + \frac{\lambda }{4}$

Giải chi tiết:

Bước sóng λ = v/f = 5cm

Điều kiện có sóng dừng: $\ell = k\frac{\lambda }{2} + \frac{\lambda }{4}$

Có 4 nút sóng kể cả A nên k = 3. Từ đó tính được chiều dài dây là 8,75cm

Câu 7: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Độ lệch pha giữa u và i: $\tan \varphi = \frac{{{Z_L} – {Z_C}}}{R}$

Giải chi tiết:

${Z^2} = 5000 = {R^2} + Z_L^2$

Độ lệch pha: tanφ = ZL/R = tan (π/4) –> ZL = R

Từ đó tính được R = ZL = 50Ω

Mà ZL = ωL –> L = 1/2π (H)

Câu 8: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Bước sóng λ = vT

– Khoang rcacsh giữa hai gợn lồi liên tiếp là λ

Giải chi tiết:

Chu kỳ sóng: T = 4s

Bước sóng λ = vT = 8m

Khoảng cách 3 gợn lồi liên tiếp là 2λ = 16m

Câu 9: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính dung kháng của tụ ZC = (ωC)-1

Giải chi tiết:

ZC = (ωC)-1 = ZC = (2πfC)-1 = (2π.100.10-4/π)-1 = 50 Ω

Câu 10: Đáp án A

Phương pháp giải:

Điều kiện để mạch RLC cộng hưởng

Giải chi tiết:

Khi xảy ra cộng hưởng thì $\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}$

Câu 11: Đáp án A

Phương pháp giải:

Lý thuyết sóng dừng

Giải chi tiết:

Khoảng cách giữa nút sóng và bụng sóng kề nhau cách nhau một đoạn là 0,25λ

Câu 12: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Mạch chỉ chứa L có dòng điện chậm pha hơn điện áp một góc π/2

Giải chi tiết:

Biểu thức cường độ dòng điện qua đoạn mạch trên i = I0cos(ωt- π/2)

Câu 13: Đáp án D

Phương pháp giải:

Gia tốc trong dao động điều hòa: a = -ω2x

Giải chi tiết:

a = – ω2x

Vậy a min khi xmax = A

Ta có amin = -6.π2 cm/s2

Câu 14: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Dung kháng: ZC = (ωC)-1; Cảm kháng ZL = ωL

– Tổng trở $Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}} $

– Công suất tỏa nhiệt: P = I2R

Giải chi tiết:

U = 80V, f = 50Hz, ZL = 60Ω, ZC = 100Ω

Công suất tỏa nhiệt trên R: $P = {I^2}R = \frac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R = \frac{{{U^2}R}}{{{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}}} = \frac{{{{80}^2}R}}{{{R^2} + {{(60 – 100)}^2}}} = 80W \Rightarrow R = 40\Omega $

Câu 15: Đáp án A

Phương pháp giải:

Năng lượng dao động điều hòa là đại lượng không đổi.

Giải chi tiết:

Cơ năng của dao động là một đại lượng biến thiên với chu kì T là sai.

Câu 16: Đáp án C

Phương pháp giải:

Phương trình sóng cơ: $u = A\cos \left( {\omega t + \varphi – \frac{{2\pi x}}{\lambda }} \right)$

Giải chi tiết:

Từ phương trình ta rút được ω = 5π rad/s –> T = 0,4 s

$\frac{{2\pi x}}{\lambda } = \frac{{2\pi x}}{{20}} \Rightarrow \lambda = 20cm$

Câu 17: Đáp án D

Phương pháp giải:

Độ lệch pha giữa u và I trong mạch: $\tan \varphi = \frac{{{U_L} – {U_C}}}{{{U_R}}}$

Giải chi tiết:

Độ lệch pha giữa u và i là: $\tan \varphi = \frac{{{U_L} – {U_C}}}{{{U_R}}} = – 1 \Rightarrow \varphi = \frac{{ – \pi }}{4}$

Vậy dòng điện sớm pha hơn điện áp góc π/4

Câu 18: Đáp án D

Phương pháp giải:

Chu kỳ dao động của con lắc lò xo: $T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} $

Giải chi tiết:

Con lắc lò xo có chu kỳ không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

Câu 19: Đáp án B

Phương pháp giải:

Hệ số công suất cosφ = R/Z

Giải chi tiết:

Hệ số công suất cosφ = R/Z = 0

Vậy đoạn mạch có điện trở bằng 0.

Câu 20: Đáp án A

Phương pháp giải:

Mạch chỉ gồm R và L thì U = $\sqrt {U_R^2 + U_L^2} $

Giải chi tiết:

UR= 80V, UL = 60V

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: U = $\sqrt {U_R^2 + U_L^2} = 100V$

Câu 21: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Công suất P = I2R

– Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/Z

– Hệ số công suất cosφ = R/Z

Giải chi tiết:

$P = {I^2}R = \frac{{{U^2}R}}{{{R^2} + {{({Z_L} – {Z_C})}^2}}} = \frac{{{U^2}}}{{R + \frac{{{{({Z_L} – {Z_C})}^2}}}{R}}}$

Để Pmax thì $R + \frac{{{{({Z_L} – {Z_C})}^2}}}{R}$ min.

Áp dụng BĐT cô si 2 số ta có : $R + \frac{{{{({Z_L} – {Z_C})}^2}}}{R} \ge 2\left| {{Z_L} – {Z_C}} \right|$

Vậy min khi xảy ra dấu bằng tức là R = |Z­L – ZC|

Hệ số công suất cosφ = R/Z = 0,7

Câu 22: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Điều kiện xảy ra sóng dừng trên dây có hai đầu cố định : $\ell = k\frac{\lambda }{2}$

– Bước sóng λ = v/f

Giải chi tiết:

Điều kiện sóng dừng $\ell = k\frac{\lambda }{2} = k\frac{v}{{2f}}$

Khi trên dây có 7 nút thì k = 6, f = 42Hz. Thay vào : $\ell = \frac{{6v}}{{84}}$

Khi trên dây có 5 nút thì k = 4. Thay vào ta được : $\ell = \frac{{4v}}{{2f}} = \frac{{6v}}{{84}}$

Câu 23: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Tần số góc trong dao động của con lắc lò xo : ω = $\sqrt {\frac{k}{m}} $

– Vật dao động có chiều dài quỹ đại bằng 2A

– Năng lượng dao động: W = 0,5kA2

Giải chi tiết:

m = 0,2kg, k = 100N/m nên ω = $\sqrt {\frac{k}{m}} = 10\sqrt 5 $ rad/s

Biên độ dao động: (30-18)/2 = 6cm

Cơ năng: W = 0,5kA2 = 0,18J

Câu 24: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Hai góc có tổng bằng 900 thì có tích tan bằng -1

– Dung kháng ZC = (ωC)-1; Cảm kháng ZL = ωL

Giải chi tiết:Ta có ZL = 30Ω, ZC = 60Ω

Vẽ giản đồ vec tơ ta được $\tan \varphi = – 1 = \frac{{{Z_L}}}{R}.\frac{{{Z_L} – {Z_C}}}{R}$

Vậy R2 = ZL.(ZC – ZL) –> R = 30Ω

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Nguyễn Thái Bình TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Gia Định TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây