Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 7 Trường THCS Lê Quý Đôn Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
149

Đề thi học kì 1 Vật Lý 7 Trường THCS Lê Quý Đôn có đáp án, trắc nghiệm và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ THI HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): Ta nhìn thấy trời đang nắng ngoài cánh đồng khi

A. Mặt Trời chiếu ánh sáng thẳng vào cánh đồng.

B. mắt hướng ra phía cánh đồng.

C. cánh đồng nằm trong vùng có ánh sáng.

D. cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta

Câu 2 (NB): Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng:

A. Mặt Trăng B. Mặt Trời C. Ngọn nến đang cháy D. Bóng đèn điện

Câu 3 (TH): Nhật thực xảy ra vào thời điểm và vị trí Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng như sau:

A. Ban đêm, Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng

B. Ban đêm, Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất

C. Ban ngày, Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng

D. Ban ngày, Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất

Câu 4 (NB): Nếu tia tới tạo với mặt gương một góc 300 thì góc phản xạ có giá trị là:

A. i’ = 60B. i’ = 900 C. i’ = 450 D. i’ = 300

Câu 5 (TH): Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng:

A. Nhìn thấy ảnh của mình trong gương phẳng

B. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.

C. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường

D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối  bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.

Câu 6 (TH): Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có tính chất là:

A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, lớn bằng vật

C. Ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, bằng vật.

Câu 7 (TH): Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm khi nào:

A. Khi kéo căng vật B. Khi uốn cong vật C. Khi nén vật D. Khi làm vật dao động

Câu 8 (NB): Đơn vị đo tần số dao động là:

A. Hz B. C. dB D. kg

Câu 9 (TH): Vật phát ra âm to hơn khi nào:

A. Khi vật dao động nhanh hơn B. Khi vật dao động chậm hơn

C. Khi vật dao động mạnh hơn D. Khi vật dao động yếu hơn

Câu 10 (NB): Để tránh được tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước nào sau đây:

A. Nhỏ hơn 11,5m B. Lớn hơn 11,5m C. Nhỏ hơn 11,35m D. Lớn hơn 11,35m

Câu 11 (TH): Chọn từ vào chỗ trống: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng … … … trên màn chắn và được gọi là … … …

A. hứng được/ảnh thật B. hứng được/ảnh ảo

C. không hứng được/ảnh ảo D. không hứng được/ảnh thật

Câu 12 (NB): Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là:

A. ảnh ảo, nhỏ hơn vật B. ảnh ảo, lớn hơn vật

C. ảnh thật, lớn hơn vật D. ảnh thật, bằng hơn vật.

II – PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13 (NB): Nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng?

Câu 14 (TH): Hãy giải thích hiện tượng nhật thực? Vùng nào trên Trái Đất có hiện tượng nhật thực toàn phần, một phần?

Câu 15 (VD): Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ). Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 600.

Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng và cho biết góc tạo bởi giữa ảnh và mặt gương.

Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm A tới gương rồi phản xạ qua điểm N

Câu 16 (VDC): Có 3 vật dao động với kết quả sau:

Vật Số dao động Thời gian (s)
A 630 42
B 1350 30
C 4500 90

Hãy tính tần số của 3 vật, từ đó cho biết:

a) Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao?

b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

c) Tai ta nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao?

Đáp án

1-D 2-A 3-D 4-D 5-A 6-A 7-D 8-A 9-C 10-C
11-C 12-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phương pháp giải:

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

Giải chi tiết:

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

Vì vậy, ta nhìn thấy cánh đồng vì cánh đồng hắt ánh sáng Mặt Trời vào mắt ta.

Câu 2: Đáp án A

Phương pháp giải:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

Giải chi tiết:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, ví dụ như: Mặt trời, ngọn nến đang cháy, bóng đèn điện.

Mặt Trăng không tự mình phát ra ánh sáng nên nó không phải là nguồn sáng

Câu 3: Đáp án D

Phương pháp giải:

Nhật thực là hiện tượng xảy ra vào ban ngày do Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa.

Giải chi tiết:

Nhật thực là hiện tượng xảy ra vào ban ngày do Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa.

Câu 4: Đáp án A

Phương pháp giải:

Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới

Giải chi tiết:

Vì SI hợp với mặt gương góc 300 nên góc tới: i = 90 – 30 = 600.

Suy ra: góc phản xạ i’ = i = 600.

Câu 5: Đáp án A

Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng khi gặp bề mặt gương hoặc mặt phẳng nhẵn, bóng nào đó bị  hắt trở lại.

Câu 6: Đáp án A

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu 7: Đáp án D

Vật phát ra âm khi nó dao động

Câu 8: Đáp án A

Đơn vị của tần số là Héc (Hz)

Câu 9: Đáp án C

Vật phát ra âm to hơn khi vật dao động mạnh hơn.

Câu 10: Đáp án C

Phương pháp giải:

Tiếng vang là hiện tượng âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là  $\frac{1}{{15}}$  giây.

Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Để trong phòng không có tiếng vang thì kích thước của phòng phải nhỏ hơn 1 giá trị nào đó để không nghe được âm phản xạ.

Công thức tính quãng đường đi được của âm là: S = v.t

Giải chi tiết:

Tiếng vang là hiện tượng âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là $\frac{1}{{15}}$ giây.

Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Để trong phòng không có tiếng vang thì kích thước của phòng phải nhỏ hơn 1 giá trị nào đó để không nghe được âm phản xạ. Tức là thời gian âm phản xạ đến tai ta nhỏ hơn $\frac{1}{{15}}$  giây.

Kích thước của phòng phải nhỏ hơn:    $d = \frac{{v.t}}{2} = \frac{{340.\frac{1}{{15}}}}{2} = 11,{33_{}}(m)$

Câu 11: Đáp án C

Phương pháp giải:

Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

Giải chi tiết:

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và được gọi là ảnh ảo.

Câu 12: Đáp án B

Phương pháp giải:

Gương cầu lõm có khả năng tạo ra ảnh thật hoặc ảnh ảo.

Ảnh ảo do gương cầu lõm tạo ra lớn hơn vật.

Ảnh thật do gương cầu lõm tạo ra nhỏ hơn vật.

Giải chi tiết:

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là ản ảo, lớn hơn vật.

Câu 13: Đáp án

Có 3 loại chùm sáng

+ Chùm sáng song song: các tia sáng không giao nhau trên đường truyền.

+ Chùm sáng phân kì: Các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền.

+ Chùm sáng hội tụ: Các tia sáng giao nhau trên đường truyền.

Câu 14: Đáp án

+ Nhật thực là hiện tượng xảy ra vào ban ngày, quan sát được ở chỗ có bóng tối hay bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất. Khi đó Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.

+ Nhật thực toàn phần: Một nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời và hình thành các vùng bóng tối và bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất. Ta có thể quan sát được nhật thực toàn phần khi đứng ở trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng.

+ Nhật thực một phần: Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn đĩa Mặt Trời và chỉ hình thành vùng bóng nửa tối ở trên bề mặt Trái Đất. Nếu ta đứng ở vùng bóng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.

Câu 15: Đáp án

Phương pháp giải:

Định luật phản xạ ánh sáng

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, lớn bằng vật và cách gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.

Có 2 cách vẽ ảnh của một điểm sáng:

Cách 1: Vẽ hai tia tới từ vật đến gương, sau đó vẽ tia phản xạ của mỗi tia tới đó. Giao điểm đường kéo dài của các tia phản xạ là ảnh điểm

Cách 2: Lấy đối xứng vật điểm qua gương phẳng.

Giải chi tiết:

a) Vẽ ảnh của AB bằng cách lấy đối xứng qua gương

Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương nên góc tạo bởi ảnh A’B’ và gương là 600.

b) Để vẽ tia sáng từ A đến gương phản xạ qua N thì ta lấy ảnh A’ đối xứng với A qua gương.

Từ ảnh A’ nối với N cắt gương tại điểm tới I’. Từ I’ nối với A đó là tia tới.

Câu 15: Đáp án

Phương pháp giải:

Tần số là số dao động trong 1 giây.

Âm có tần số càng cao thì càng bổng (cao), âm có tần số thấp là âm trầm.

Tai ta nghe được các âm có tần số từ 20 Hz đến 20 000 Hz.

Giải chi tiết:

a) Tính tần số của âm thứ nhất  ${f_1} = \frac{N}{t} = \frac{{630}}{{42}} = 15Hz$

Âm thứ hai có tần số là ${f_2} = \frac{{{N_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{1350}}{{30}} = 45Hz$

Âm thứ ba có tần số là  ${f_3} = \frac{{{N_3}}}{{{t_3}}} = \frac{{4500}}{{50}} = 50Hz$

Vật 1 có tần số dao động thấp nhất nên dao động chậm nhất.

b) Vật 3 phát ra âm cao nhất vì có tần số lớn nhất. Vật thứ 2 phát ra âm cao thứ 2.

c) Ta nghe được âm thứ hai và âm thứ 3 vì tần số của nó nằm trong khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz.

 

Bài trướcĐề Kiểm Tra Học Kì 1 Toán 7 Phòng GD&ĐT Huyện Sơn Dương-Tỉnh Tuyên Quang Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 7 Trường THCS Mỹ Thái Huyện Hòn Đất Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây