Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 8 Phòng GD&ĐT Hải Lăng Quảng Trị Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
156

Đề thi học kì 1 Vật Lý 8 Phòng GD&ĐT Hải Lăng Quảng Trị có đáp án, trắc nghiệm và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

Phòng GD&ĐT Hải Lăng –
Quảng Trị
ĐỀ THI HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1:

a) Thế nào là hai lực cân bằng?

b) Khi vấp ngã, ta thường ngã về phía nào? Giải thích tại sao?

Câu 2:

a) Nêu cách biểu diễn vec tơ lực?

b) Biểu diễn trọng lực của một vật khối lượng 50kg. Tỉ xích 1cm tương ứng với 100N.

Câu 3:

a) Áp suất là gì? Nêu cách làm tăng áp suất chất rắn?

b) Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất $1,{7.10^4}$N/m2. Diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m2. Hỏi khối lượng của người đó là bao nhiêu?

Câu 4:

Một người đi xe đạp trong 30 phút đầu đi được 5km, trong 1,5 giờ tiếp theo người đó đi với vận tốc 20km/h. Tính quãng đường người đó đã đi được và vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường.

Câu 5:

Một viên bi sắt rỗng bên trong, treo vào một lực kế. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu? Biết nếu nhúng chìm nó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm đi 0,2N, trọng lượng riêng của nước và sắt lần lượt là dn = 10000N/m3, ds = 78000N/m3 và thể tích phần rỗng là Vr = 5cm3.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

a) Hai lực cân bằng là 2 lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

b) Khi vấp ngã, ta thường ngã về trước. Vì lúc đầu chân và thân cùng chuyển động, sau đó chân dừng lại đột ngột, thân vì quán tính tiếp tục chuyển động nên ngã về phía trước.

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

Biểu diễn lực

Giải chi tiết: a) + Gốc: là điểm đặt của Lực

+ Phương, chiều trùng với phương chiều của Lực.

+ Độ dài: biểu thị cường độ của Lực theo tỉ xich cho trước.

b) Biểu diễn đúng hình.

Câu 3: Đáp án

a) Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép

b) Tăng áp lực giữ nguyên diện tích bị ép

Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích bị ép

Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.Trọng lượng của vật là:

P = F = p.S = 1,7.104.0,03 = 510 (N)

Khối lượng của vật là: $\frac{P}{{10}} = \frac{{510}}{{10}} = 51(kg)$

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

Quãng đường đi được: $S = vt$

Vận tốc trung bình: ${v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}$

Giải chi tiết:

Trong 1,5 giờ tiếp theo người đó đi được quãng đường là: ${S_2} = {v_2}.{t_2} = 20.1,5 = 30{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {km} \right)$

Quãng đường người đó đã đi được là: $S = {S_1} + {S_2} = 5 + 30 = 35{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {km} \right)$

Vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường là:

${v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{5 + 30}}{{0,5 + 1,5}} = 17,5(km/h)$

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

Công thức tính lực đẩy acsimet

Giải chi tiết:

Thể tích của vật là: $V = \frac{{{F_A}}}{{{d_n}}} = \frac{{0,2}}{{10000}} = 0,00002({m^3})$

Vì viên bi rỗng nên thể tích phần đặc là;

Vđ = V – Vr = 0,00002- 0,000005 = 0,000015m3

Trọng lượng viên bi:

P = ds.V = 78000.0,000015 = 1,17(N)

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 8 Học Kì 1 Trường THCS Tân Lập Vũ Thư Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 8 Học Kì 1 Trường THCS Tích Sơn Vĩnh Yên Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây