Đề Thi Học Kỳ 2 Có Đáp Án Vật Lý Lớp 12- Đề 15

0
335

Đề Thi Học Kỳ 2 Có Đáp Án Vật Lý Lớp 12- Đề 15

Cho biết: hằng số Plăng h=6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,02.1023 mol-1, 1u = 931,5 MeV/c2.
Câu 1: Chiếu chùm tia sáng đơn sắc từ không khí vào nước gồm 3 thành phần đơn sắc đỏ, lam, tím. Gọi rđ; rl ;rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, màu lam và màu tím. Hệ thức đúng là:
A. rt < rl < rđ     B. rl = rt = rđ       C. rđ < rl < rt       D. rt < rđ < rl
Câu 2: Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số f.           B. màu cam và tần số 1,5f.
C. màu tím và tần số 1,5f.      D. màu cam và tần số f.
Câu 3: Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng
A. từ vài nanômét đến 380 nm.       B. từ 10−12 m đến 10−9 m.
C. từ 380 nm đến 760 nm.              D. từ 760 nm đến vài milimét.
Câu 4: Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là
A. tia hồng ngoại.       B. tia tử ngoại.        C. tia gamma.         D. tia Rơn-ghen.
Câu 5: Từ không khí, chiếu chùm sáng hẹp gồm hai bức xạ đơn sắc màu đỏ và màu chàm tới mặt nước với góc tới 53° thì xảy ra hiện tượng phản xạ và khúc xạ. Biết tia khúc xạ màu đỏ vuông góc với tia phản xạ, góc giữa tia khúc xạ màu chàm và tia khúc xạ màu đỏ là 0,5°. Chiết suất của nước đối với tia sáng màu chàm là
A. 1,333.     B. 1,343.       C. 1,327.      D. 1,312.

Câu 7: Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
Câu 8: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân?
A. Năng lượng liên kết.      B. Năng lượng nghỉ.
C. Độ hụt khối.                 D. Năng lượng liên kết riêng.
Câu 9: Một nguồn sáng phát ra đồng thời 4 bức xạ có bước sóng lần lượt là 250 nm, 450 nm, 650 nm, 850 nm. Dùng nguồn sáng này chiếu vào khe F của máy quang phổ lăng kính, số vạch màu quang phổ quan sát được trên tấm kính ảnh (tấm kính mờ) của buồng tối là:    A. 1.      B. 3.       C. 4.       D. 2.
Câu 10: Chiếu một tia sáng gồm hai bức xạ màu da cam và màu chàm từ không khí tới mặt chất lỏng với góc tới 30°. Biết chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng màu da cam và ánh sáng màu chàm lần lượt là 1,328 và 1,343. Góc tạo bởi tia khúc xạ màu da cam và tia khúc xạ màu chàm ở trong chất lỏng bằng:   A. 15,35′.     B. 15’35”.     C. 0,26″.     D. 0,26′.
Câu 11:  Đây là
A. phản ứng nhiệt hạch.     B. phóng xạ β.       C. phản ứng phân hạch.      D. phóng xạ α.
Câu 12: Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là
A. êlectron và pôzitron. B. nơtron và êlectron. C. prôtôn và nơtron. D. pôzitron và prôtôn.
Câu 13: Trong một phản ứng phân hạch, gọi tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng là mt và tổng khối lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là ms. Hệ thức nào sau đây đúng?    A. mt < ms.      B. mt ≥ ms.       C. mt > ms.       D. mt ≤ ms.
Câu 14: Chùm tia laze được tạo thành bởi các hạt gọi là
A. prôtôn.       B. nơtron.       C. êlectron.        D. phôtôn.
Câu 15: Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.
C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.
D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.
Câu 16: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng chiếu vào khe F phát ra đồng thời hai bức xạ có bước sóng 600 nm (bức xạ A) và λ. Trên màn quan sát, xét về một phía so với vân sáng trung tâm, trong khoảng từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 13 của bức xạ A có 3 vị trí mà vân sáng của hai bức xạ trên trùng nhau. Giá trị của λ gần nhất với giá trị nào sau đây?   A. 520 nm.     B. 390 nm.     C. 450 nm.     D. 590 nm.
Câu 17: Công thoát của êlectron khỏi kẽm là 3,549 eV. Giới hạn quang điện của kẽm bằng:
A. 350 nm.    B. 340 nm.     C. 320 nm.     D. 310 nm.
Câu 18: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, trong các quỹ đạo dừng của êlectron có hai quỹ đạo có bán kính rm và rn. Biết rm − rn = 36r0, trong đó r0 là bán kính Bo. Giá trị rm gần nhất với giá trị nào sau đây?     A. 98r0.      B. 87r0.      C. 50r0.       D. 65r0.
Câu 19: Tia X không có ứng dụng nào sau đây?
A. Chữa bệnh ung thư.       B. Tìm bọt khí bên trong cá vật bằng kim loại.
C. Chiếu điện, chụp điện.   D. Sấy khô, sưởi ấm.
Câu 20: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2m, a = 1mm; λ = 0,6 μm. Vân tối thứ tư cách vân trung tâm một khoảng
A. 4,8 mm.      B. 4,2 mm.       C. 6,6 mm.        D. 3,6 mm.
Câu 21: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa với ánh đơn sắc có bước sóng =0,5 . Khoảng cách từ hai khe đến màn 2m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm là:
A. 1mm       B. 10mm       C. 0,1mm       D. 100mm
Câu 22: Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Tính công thoát của êlectron khỏi đồng. Cho h=6,625.10-34 J.s ; c=3.108 m/s; e = 1,6.10-19 C
A. 4,14eV.       B. 3,12eV.       C. 2,15eV.       D. 5,32eV.
Câu 23: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1. Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN dài 20 mm (MN vuông góc với hệ vân giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2= 5λ1/3 thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn MN lúc này là:     A. 7      B. 5      C. 8.     D. 6

A. 93,896 MeV.      B. 96,962 MeV.      C. 100,028 MeV.      D. 103,594 MeV.
Câu 25: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng dài nhất là:    A. 417 nm.      B. 570 nm.       C. 714 nm.      D. 760 nm.
Câu 26: Urani phóng xạ α với chu kì bán rã là 4,5.109 năm và tạo thành Thôri . Ban đầu có 23,8g urani. Tỉ số khối lượng U 238 và Th 234 sau 9.109 năm là
A. 119/351.       B. 119/117.      C. 3/1.       D. 295/100.
Câu 27: Biết NA = 6,02.1023 mol-1. Trong 59,50 g có số nơtron xấp xỉ là:
A. 2,38.1023       B. 2,20.1025       C. 1,19.1025      D. 9,21.1024
Câu 28: Cho hạt prôtôn có động năng Kp=1,8 MeV bắn phá hạt nhân đứng yên sinh ra hai hạt nhân X có cùng độ lớn vận tốc. Cho biết khối lượng các hạt: m(p)=1,0073u, m(X)=4,0015u, m(Li)=7,0144u, u=931,5MeV/c2=1,66.10-27 kg. Độ lớn vận tốc của mỗi hạt sinh ra sau phản ứng là
A. 6,96.107 m/s.       B. 8,75.106 m/s.       C. 5,9 .106 m/s.       D. 2,15.107 m/s.
Câu 29: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc , màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe có thể thay đổi. Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm thì tại M là:
A. vân sáng bậc 2      B. vân sáng bậc 6       C. vân sáng bậc 8       D. vân tối thứ 12.
Câu 30: Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhâ 73 Li đứng yên, sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra bằng:    A. 9,5 MeV.      B. 8,7 MeV.      C. 0,8 MeV.      D. 7,9 MeV.
———– Hết nội dung đề thi ———-
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

Bài trướcĐề Thi HK 2 Vật Lý Có Đáp Án Lớp 12- Đề 14
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kỳ 2 Có Đáp Án Môn Vật Lý Lớp 12- Đề 16

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây