Đề Thi Học Kỳ 2 Lịch Sử 9 Có Đáp Án (Đề 7)

0
399
Baitaptracnghiem.net

ĐỀ 7

ĐỀ THI HỌC KỲ II  MÔN LỊCH SỬ 9

Thời gian: 45 phút

 

Câu 1 (4 điểm). Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

Câu 2 ( 3,0 điểm ) Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954).

Câu 4 (3,0 điểm). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:

. Lập bảng niên biểu diễn biến theo nội dung dưới đây:

Thời gian Tên chiến dịch Tóm tắt diễn biến
     
     
     

 

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II

Câu 1 Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc

thu – đông 1947.

4,00
– Diễn biến

+ Để thực hiện ý đồ tấn công lên Việt Bắc, ngày 7/10 Pháp cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Mới, cùng ngày binh

đoàn cơ giới hành quân dọc theo đường số 4; ngày 9/10/1947 quân địch hànhquân theo đường thủy…

 

0,25

+ Tại Bắc Cạn: Ta kịp thời phản công và tiến công địch, tiến hành bao vây, chia cắt, đánh vào nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Cạn

đi Chợ Đồn, Chợ Mới…

0,50
+ Đối với cánh quân bộ: Quân ta phục kích đánh địch ở nhiều nơi tiêu biểu là

trận phục kích trên đèo Bông Lau (30-10-1947)…

0.50
+ Trên mặt trận Sông Lô: Quân ta phục kích địch ở nhiều nơi tiêu biểu là trận

Đoan Hùng, Khe Lau…

0,50

 

  + Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc quân và dân ta trên các chiến trường

toàn quốc đẩy mạnh hoạt động, góp phần kiềm chế địch

0,25
  – Kết quả: Sau 75 ngày đêm chiến đấu quân Pháp đã phải rút chạy khỏi Việt

Bắc ta đã biến Việt Bắc thành “mồ chôn giặc Pháp”. Cơ quan đầu não

kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành…

1,00
  – Ý nghĩa: Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp. Với thắng lợi này ta đã đập tan âm mưu

đánh nhanh thắng nhanh của Pháp buộc chúng phải bị động chuyển sang đánh

lâu dài với ta…

1,00
Câu 2 Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954) .

 

3
  1- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Chính phủ ta đã ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vào ngày 21-7-1954.

 

0,5
  2-  Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ …

a- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

b- Hai bên tham chiến (…) cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

c-  Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng (…), ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

d- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế…

 

1,25
  3- Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ …

a- Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương. Pháp buộc phải rút quân đội về nước, Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

b- Đây là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

c- Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo ra cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

 

1,25
Câu 3  

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975…

3
  * Bảng niên biểu diễn biến

Thời gian Tên chiến dịch Tóm tắt diễn biến
4/3 đến 24/3/1975

 

 

     (1 điểm)

Tây Nguyên –  Ngày 10/3, đánh trận mở màn then chốt ở Buôn Ma Thuột

– Ngày 12/3, địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành, hệ thống phòng ngự của địch ở  Tây Nguyên bị rung chuyển

– Ngày 14/3, địch rút quân khỏi Tây Nguyên, ta tiến hành

truy kích. Ngày 24/3, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng

19/3 đến 29/3/1975

     (1  điểm)

Huế – Đà Nẵng – Ngày 25/3, tiến quân vào cố đô Huế; đến ngày 26/3 giải phóng thành phố và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên…

– Ngày 29/3, tiến quân vào giải phóng thành phố Đà Nẵng

26/4 đến 30/4/1975

 

(1 điểm)

Hồ Chí Minh – 9/4,  ta tấn công Xuân Lộc; 16/4, phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang của địch

– Ngày 18/4, Mĩ di tản hết người Mĩ  khỏi Sài Gòn; 21/4,

tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức

– 26/4, chiến dịch bắt đầu, các cánh quân của ta tiến vào Sài Gòn; ngày 28/4, ta tổng công kích vào trung tâm thành phố; 11h30 ngày 30/4, chiến dịch kết thúc, ta giành thắng lợi hoàn toàn

 

 

Bài trướcĐề Thi Học Kỳ 2 Lịch Sử 9 Có Đáp Án (Đề 6)
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kỳ 2 Lịch Sử 9 Có Đáp Án (Đề 8)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây