Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Sinh Học Lớp 12- Đề 1

0
347

Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Sinh Vật Lớp 12- Đề 1

Câu 1. Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 180C là 17 ngày đêm còn ở 250C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là:
A. 80C.   B. 100C.   C. 40C.   D.60C.
Câu 2. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:
A. Cạnh tranh cùng loài   B. Cân bằng sinh học
C. Cân bằng quần thể     D. Khống chế sinh học
Câu 3. Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ
A. Sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
B. Quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
C. Nguồn gốc thống nhất của các loài.
D.vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
Câu 4. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thề giao phối?
A. Tỉ lệ các nhóm tuổi.    B. Độ đa dạng về loài.
C. Tỉ lệ giới tính.            D. Mật độ cá thể.
Câu 5. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Số thông tin nói về vai trò của đột biến gen là :
A. 1   B. 3   C. 2    D. 4
Câu 6. Cho lưới thức ăn sau:

Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc tăng vọt.
(2) Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn.
(3) Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến.
(4) Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn.
A. 1   B. 3   C. 4  D. 2.
Câu 7. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn
sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 8. Cho một số khu sinh học :
(1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là:
A. (1)  (2)  (3)  (4) B. (2)  (3)  (1)  (4).
C. (2)  (3)  (4)  (1). D. (1)  (3)  (2)  (4).
Câu 9. Một ” không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. Giới hạn sinh thái.   B. Nơi ở.   C. Ổ sinh thái.   D. Sinh cảnh.
Câu 10. Cơ quan tương tự là kết quả của:
A. Sự tiến hoá đồng quy. B. Mối quan hệ họ hàng.
C. Sự tiến hoá phân ly D. Môi trường khác nhau.
Câu 11. Tuổi sinh lí là:
A. Thời điểm có thể sinh sản.
B. Thời gian sống thực tế của cá thể.
C. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
D. Tuổi bình quân của quần thể.
Câu 12. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
A. 1   B. 3   C. 2   D. 4
Câu 13. Xét các đặc điểm sau:
(1) Bắt đầu từ môi trường trống trơn (chưa có sinh vật).
(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) Quá trình diễn thế làm giảm đa dạng sinh học.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm?
A. 4.   B. 1.   C. 2.   D. 3.
Câu 14. Trong quan hệ giữa 2 loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ và vật kí sinh là:
A. Một loài bị hại thường có kích thước lớn và số lượng ít, một loài có lợi
B. Hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau
C. Một loài sống bình thường nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó
D. Một loại bị hại thường có kích thước nhỏ và số lượng nhiều, một loài có lợi
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
C.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
Câu 16. Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. CH4, CO2, H2 và hơi nước.   B. CH4, CO, H2 và hơi nước
C. N2, NH3, H2 và hơi nước      D. CH4, NH3, H2 và hơi nước.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò ngẫu phối?
A. Ngẫu phối làm cho các đột biến phát tán trong quần thể.
B. Ngẫu phối gây áp lực chủ yếu đối với sự thay đổi tần số các alen.
C. Ngẫu phối tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
D. Ngẫu phối làm hình thành vô số các biến dị tổ hợp.
Câu 18. Dạng cách li nào không thuộc cách li trước hợp tử?
A. Cách li mùa vụ       B. Cách li địa lí
C. Cách li tập tính      D. Cách li cơ học
Câu 19. Có bao nhiêu bằng chứng sau đây không phải là bằng chứng giải phẫu so sánh?
1. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
2. Người và tinh tinh có thành phần axit amin trong chuỗi Hemoglobin giống nhau .
3. Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động.
4. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.
5. Cấu trúc xương vây cá voi và cánh dơi.
A. 3     B. 4      C. 1      D. 2
Câu 20. Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào (2) Cá rô (3) Bèo hoa dâu (4) Tôm
(5) Bèo Nhật Bản (6) Cá mè trắng (7) Rau muống (8) Cá trắm cỏ
Trong các sinh vật trên, số loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. 5     B. 2     C. 4     D. 3
Câu 21. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.
B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
C. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.
Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng
A. Có mùa sinh sản trùng nhau.                          B. Cùng sống trong một nơi ở.
C. Có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.     D. Có các ổ sinh thái trùng lặp nhau.
Câu 23. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (1) và (4).      B. (2) và (4).    C. (2) và (3).    D. (1) và (3).
Câu 24. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh
B. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên
C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học
D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
Câu 25. Khi nói về di-nhập gen, điều nào sau đây không đúng?
A. Là một nhân tố tiến hóa, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen và vốn gen của quần thể.
C. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng.
D. Thực vật di-nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
Câu 26. Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.
B. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.
C. Cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.
D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Câu 27. Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể
A. Làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
B. Luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử.
C. Không làm thay đổi tần số các alen của quần thể.
D. Luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 28. Giới hạn sinh thái là gì?
A.Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
B. Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 29. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
C. Sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
D. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
B. Ổ sinh thái là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển
C. Sinh cảnh bao gồm các thành phần vô sinh như ánh sáng, khí hậu, đất, nước, xác sinh vật
D. Nơi ở chỉ địa điểm cư trú của loài, còn ổ sinh thái biểu hiện không gian sinh sống của loài đó
Câu 31. Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ – con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
B. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
Câu 32. Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối
B. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.
D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất
Câu 33. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành những giai đoạn
A. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.
Câu 34. Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
C. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
Câu 35. Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền.               (2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.  (4) Giao phối ngẫu nhiên
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. (1), (2).    B. (1), (3).       C. (2), (4).      D. (1), (4).
Câu 36. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt 2.106 kcal/m2/ngày. Một loài tảo ở biển chỉ đồng hóa được 0,2% tổng năng lượng bức xạ đó. Các quần thể giáp xác khai thác được 20% năng lượng tích luỹ ở tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,1% năng lượng tích luỹ trong giáp xác. Cho biết diện tích của vùng biển là 104m2. Tổng năng lượng được tích lũy ở cá là:
A. 0,02% B. 8000 kcal C. 8 kcal D. 800 kcal
Câu 37. Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tạo thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
Câu 38. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 39. Thực chất của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là
A. Qui định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.
C. Qui định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.
D. Phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 40. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. Rắn hổ mang và chim chích           B. Rắn hổ mang.
C. Chim chích và ếch xanh.               D. Châu chấu và sâu

———– HẾT ———-

Đáp án
01. A; 02. D; 03. C; 04. B; 05. C; 06. D; 07. C; 08. D; 09. C; 10. A;
11. C; 12. B; 13. D; 14. A; 15. D; 16. D; 17. B; 18. B; 19. D; 20. C;
21. D; 22. D; 23. B; 24. A; 25. C; 26. B; 27. A; 28. B; 29. A; 30. A;
31. D; 32. D; 33. A; 34. A; 35. B; 36. B; 37. A; 38. D; 39. D; 40. C;

Bài trướcĐề Thi HK 2 Môn Địa 12- Đề 11
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kỳ 2 Môn Sinh Lớp 12- Đề 2

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây