Đề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
174

Đề thi Vật Lý 10 học kì 1 Trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương có đáp án và lời giải chi tiết gồm 10 bài tập trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): Các công thức liên hệ giữa tốc độ dài với tốc độ góc ; gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:

A. $v = \omega r;{a_{ht}} = {v^2}r$ B. $v = \frac{\omega }{r};{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}$ C. $v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}$ D. $v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{v}{r}$

Câu 2 (NB): Định luật I Niutơn xác nhận rằng:

A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.

B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác

C. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được

D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại

Câu 3 (NB): Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu áp lực lên hai mặt đó tăng lên.

A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Không biết được

Câu 4 (NB): Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:

A. ${F_{HD}} = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}$ B. ${F_{HD}} = \frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}$ C. ${F_{HD}} = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{r}$ D. ${F_{HD}} = \frac{{{m_1}.{m_2}}}{r}$

Câu 5 (VD): Một ô tô đang chuyển động với vận tốc là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là:

A. s = 19 m B. s = 20m C. s = 18 m D. s = 21m

Câu 6 (TH): Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu? Cho biết chu kỳ T =24 giờ.

A. 7,27.10-5 rad/s B. 1,75.10-5 rad/s C. 6,47.10-5 rad/s D. 8,87.10-5rad/s

Câu 7 (NB): Công thức của định luật Húc là:

A. Fđh = m.a B. Fđh = m.g C. Fđh = k.|∆l| D. Fđh = µ.N

Câu 8 (NB): Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là:

A. M = Fd B. $M = \frac{F}{d}$ C. $\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}$ D. F1.d1 = F2.d2

Câu 9 (TH): Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5N và cánh tay đòn là 2 m?

A. 10 N. B. 10 N.m C. 11N D. 11N.m

Câu 10 (NB): Chọn đáp án đúng:

A. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn. B. Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.

C. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.

D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (VD): Phương trình của một vật chuyển động thẳng là : $x = 6 + 12t + {t^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm;s} \right)$

a) Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của vật?

b) Viết công thức vận tốc và tính vận tốc của vật sau 2 s kể từ thời điểm ban đầu.

Câu 2 (VD): Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m nghiêng 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,2. Cho g = 10m/s2a) Vẽ các lực tác dụng lên vật khi trượt, tính gia tốc của vật?

b) Tìm vận tốc khi vật đến chân mặt phẳng nghiêng?

c) Tính thời gian vật đi hết quãng đường 2m cuối trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng?

Đáp án

1-C 2-B 3-C 4-A 5-D 6-A 7-C 8-A 9-D 10-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Các công thức liên hệ giữa tốc độ dài với tốc độ góc; gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là: $v = \omega r;{a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}$

Câu 2: Đáp án B

Định luật I Niu – tơn: Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác

Câu 3: Đáp án C

Hệ số ma sát của hai mặt tiếp xúc phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt và vật liệu, không phụ thuộc vào áp lực. Nên tăng hay giảm áp lực không làm thay đổi hệ số ma sát.

Câu 4: Đáp án A

Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là: ${F_{HD}} = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}$

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: $s = {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2}$

Giải chi tiết:

Ta có: $s = {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2} = 10.3 – \frac{1}{2}{.2.3^2} = 21m$

Câu 6: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức:  $\omega = \frac{{2\pi }}{T}(rad/s)$

Giải chi tiết:

Ta có: $\omega = \frac{{2\pi }}{T}(rad/s) = \frac{{2\pi }}{{24.60.60}} = 7,{2722.10^{ – 5}}rad/s$

Câu 7: Đáp án C

Công thức của định luật Húc là: Fđh = k.|∆l|

Câu 8: Đáp án A

Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là: M = F.d

Câu 9: Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức:  M = F.d

Giải chi tiết:

Áp dụng công thức: $M = F.d = 5,5.2 = 11N.m$

Câu 10: Đáp án A

Phương pháp giải:

Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.

Giải chi tiết:

Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.

Phương pháp giải:

Phương trình của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều là : $x = {x_0} + {v_0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2}$

Công thức tính vận tốc: $v = {v_0} + at$

Với v0 là vận tốc đầu; a là gia tốc

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

Phương trình chuyển động: $x = 6 + 12t + {t^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm;s} \right)$

a) Xác định a và v0?

b) Viết công thức vận tốc và tính v sau 2s kể từ thời điểm ban đầu.

Giải:

Phương trình chuyển động: $x = 6 + 12t + {t^2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm;s} \right)$

a) Vận tốc ban đầu và gia tốc: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{v_0} = 12cm/s}\\{a = 2cm/{s^2}}\end{array}} \right.$

b) Công thức vận tốc : $v = 12 + 2t$

Sau 2 giây thì vận tốc của vật là :  $v = 12 + 2.2 = 16cm/s$

Phương pháp giải:

a) Các lực tác dụng lên vật: Trọng lực, phản lực, lực ma sát.

b) Áp dụng công thức độc lập với thời gian : ${v^2} – {v_0}^2 = 2as$

c) Áp dụng công thức tính quãng đường : $S = {v_0}.t + \frac{1}{2}a.{t^2}$

Tìm thời gian đi hết 8m và đi hết 10m, sau đó lấy t10 – t8

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

 = 10m ; α = 300; μ = 0,2 ;  g = 10m/s2

a) Vẽ các lực tác dụng lên vật khi trượt, tính gia tốc của vật?

b) Tìm vận tốc khi vật đến chân mặt phẳng nghiêng?

c) Tính thời gian vật đi hết quãng đường 2m cuối trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng?

Giải :a) Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ.

– Áp dụng định luật 2 Niuton:   $\vec N + \vec P + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m.\vec a$

Chiếu lên hai trục Ox và Oy ta được:  $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{N = P.cos\alpha }\\{P.\sin \alpha – {F_{ms}} = m.a}\end{array}} \right.$

Mà  ${F_{ms}} = \mu .N \Rightarrow a = \frac{{g.m.\sin \alpha – \mu .m.g.cos\alpha }}{m} = g.(sin\alpha – \mu .cos\alpha )$

Vậy: $a = g.\left( {sin{{30}^0} – \mu .cos{{30}^0}} \right) = 3,27\left( {m/{s^2}} \right)$

b)  Khi tới chân mặt phẳng nghiêng vật đi được quãng đường S = 10m.

Áp dụng công thức:  ${v^2} – {0^2} = 2as\; \Rightarrow v = 8,09m/s$ (do v0 = 0)

c) Thời gian vật đi hết S1 = 8m đầu tiên trên mặt nghiêng là t1,

Ta có:  ${S_1} = \frac{1}{2}.a.t_1^2 \Rightarrow {t_1} = \sqrt {\frac{{2.{S_1}}}{a}} = \sqrt {\frac{{2.8}}{{3,27}}} = 2,21s$

Thời gian vật đi hết S = 10m trên mặt nghiêng là t, tính được t:

Áp dụng công thức: $S = \frac{1}{2}.a.{t^2} \Rightarrow t = \sqrt {\frac{{2.S}}{a}} = \sqrt {\frac{{2.10}}{{3,27}}} = 2,47s$

Thời gian vật đi hết 2m cuối trên mặt nghiêng là: $\Delta t = t – {t_1} = 2,47 – 2,21 = 0,26\left( s \right)$

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Phúc Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Văn Hiến Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây