Đề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Lương Ngọc Luyến Thái Nguyên Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
158

Đề Vật Lý thi học kì 1 lớp 10 Trường Lương Ngọc Luyến Thái Nguyên có lời giải và đáp án chi tiết gồm 18 bài tập trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC LUYẾN THÁI NGUYÊN

Năm 2017-2018

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng

Khi đồng thời tăng khối lượng của cả hai vật (coi như hai chất điểm ) và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn

A. tăng gấp bốn B. tăng gấp đôi C. giảm đi một nửa D. giữ nguyên như cũ

Câu 2: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 36 km/h là:

A. t = 100s. B. t = 200s. C. t = 360s. D. t = 300s.

Câu 3: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:

Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:

A. ${\vec F_1} + {\vec F_2} = {\vec F_3}$ B. ${\vec F_1} – {\vec F_3} = {\vec F_2}$ C. ${\vec F_1} + {\vec F_2} = – {\vec F_3}$ D. ${\vec F_1} – {\vec F_2} = {\vec F_3}$

Câu 4: Trong các câu dưới đây câu nào sai?

Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:

A. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.

B. Gia tốc là đại lượng không đổi.

C. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.

Câu 5: Một máy bay đang bay theo phương ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2 . Tầm bay xa của gói hàng  :

A. 1000 m. B. 7500 m. C. 15000 m. D. 1500 m

Câu 6: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 54 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 100 m. Lấy g = 10 m/s2.

A. 11 625 N. B. 3375 N C. 18375 N. D. 15000 N.

Câu 7: Chọn đúng tần số quay của kim giờ trên mặt đồng hồ:

A. fg = 2,31.10-5 Hz B. fg = 2,78.10-4 Hz C. fg = 4,62.10-5 Hz D. fg = 1,16.10-5 Hz

Câu 8: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h). Chọn trục tọa độ Ox, chiều dương trùng với chiều chuyển động của chất điểm. Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.

B. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.

C. Từ điểm O, với vận tốc 5 km/h.

D. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h.

Câu 9: Trên một dòng sông, một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng nước, sau 1 giờ đi được 15km. Một chiếc bè thả trôi theo dòng nước sau 30 phút đi được 1 km. Vận tốc của thuyền buồm so với nước là bao nhiêu?.

A. 13 km/h B. 17km/h C. 16 km/h D. 15 km/h

Câu 10: Định luật I Niutơn xác nhận rằng:

A. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.

B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác.

C. Khi hợp lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động được.

D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.

Câu 11: Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều là:

A. v = v0 + at B. x = x0 + vt C. x = at2/2 D. x = x0 + v0t + at2/2

Câu 12: Phương trình chuyển động của một vật có dạng : x = 3 -4t + 2t2. Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là :

A. v = 2(t – 1) (m/s). B. v = 4(t – 1) (m/s). C. v = 2(t + 2) (m/s). D. v = 4(t – 2) (m/s).

Câu 13: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lo xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là:

A. 2,5 cm. B. 12.5 cm. C. 7,5 cm. D. 9,75 cm.

Câu 14: Chỉ ra câu sai.

Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:

A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Tốc độ góc không đổi.

C. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo D. Véctơ vận tốc không đổi.

Câu 15: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

C. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.

D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Câu 16: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của hai lực cân bằng

A. Hai lực có cùng giá B. Hai lực có cùng độ lớn

C. Hai lực ngược chiều nhau D. Hai lực đặt vào hai vật khác nhau

Câu 17: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:

A. tăng lực ma sát. B. giới hạn vận tốc của xe.

C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường. D. giảm lực ma sát.

Câu 18: Chọn câu sai

A. Vật rơi tự do khi không chịu sức cản của môi trường

B. Khi rơi tự do các vật chuyển động giống nhau

C. Công thức s = ½ gt2 dùng để xác định quãng đường đi được của vật rơi tự do

D. Có thể coi sự rơi tự do của chiếc lá khô từ trên cây xuống là sự rơi tự do

Câu 19: Một vật có khối lượng 100 kg trượt không ma sát không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 5 m, nghiêng góc $\alpha = 30^\circ $ so với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2.

1. Tìm khoảng thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng và vận tốc vật ở chân mặt phẳng nghiêng

2. Khi vật trượt hết mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục trượt chậm dần đều trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là $\mu = 0,4$. Tính thời gian và quãng đường vật đi được trên mặt phẳng ngang.

Đáp án

1-D 2-A 3-C 4-C 5-D 6-A 7-A 8-B 9-B 10-B
11-B 12-B 13-C 14-D 15-D 16-D 17-C 18-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Khi đồng thời tăng khối lượng của cả hai vật (coi như hai chất điểm ) và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn giữ nguyên như cũ.

Câu 2: Đáp án A

Khoảng thời gian từ lúc tàu xuất phát đến khi đạt vận tốc 36 km/h = 10m/s là

$a = \frac{{v – {v_0}}}{{\Delta t}} = > \Delta t = \frac{{v – {v_0}}}{a} = \frac{{10 – 0}}{{0,1}} = 100s$

Câu 3: Đáp án C

Câu 4: Đáp án C

Câu 5: Đáp án D

Tầm bay xa của gói hàng là $L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 150.\sqrt {\frac{{2.490}}{{9,8}}} = 1500m$

Câu 6: Đáp án ATa có: v = 54km/h = 15m/s; R = 50m; m = 1500kg; $g = 10m/{s^2}$

Khi ô tô chuyển động đến điểm cao nhất, các lực tác dụng lên xe được biểu diễn như hình vẽ:

Áp dụng đinh luật II Niu – tơn ta có: $\vec P + \vec N = m\overrightarrow {{a_{ht}}} ( * )$

Chọn chiều dương hướng vào tâm, chiếu phương trình (*) lên phương bán kính ta được:

$P – N = \frac{{m{v^2}}}{R} \Rightarrow N = P – \frac{{m{v^2}}}{R} = mg – \frac{{m{v^2}}}{R} \Rightarrow N = 1500.10 – \frac{{{{1500.15}^2}}}{{100}} = 11625N$

Câu 7: Đáp án A

Câu 8: Đáp án B

Câu 9: Đáp án B

Vận tốc của dòng nước là ${v_{nuoc}} = \frac{s}{t} = \frac{1}{{0,5}} = 2km/h$

Khi thuyền đi ngược dòng nước ta có

${v_{nguoc}} = {v_{thuyen}} – {v_{nuoc}} = > {v_{thuyen}} = {v_{nguoc}} + {v_{nuoc}} = 15 + 2 = 17km/h$

Câu 10: Đáp án B

Câu 11: Đáp án B

Câu 12: Đáp án B

Từ phương trình chuyển động của vật ta có ${v_0} = – 4m/s;a = 4m/{s^2}$

Biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian là : v = 4(t – 1) (m/s).

Câu 13: Đáp án C

Khi nén 1 lực 1N vào lò xo ta có $F = k\Delta l = > \Delta l = \frac{F}{k} = \frac{1}{{40}} = 0,025m = 2,5cm$

Chiều dài của lò xo khi bị nén là $l = {l_0} – \Delta l = 10 – 2,5 = 7,5cm$

Câu 14: Đáp án D

Câu 15: Đáp án D

Câu 16: Đáp án D

Câu 17: Đáp án C

Câu 18: Đáp án D

Câu 19: Đáp án

Phương trình động lực học: $\vec N + \vec P = m\vec a$

Chiếu phương trình véc tơ lên trục oy vuông góc với mặt phẳng nghiêng, chiều hướng lên trên ta được: $ – mg.cos{30^0} + N = 0 = > Q = N = mg.cos30$

Chiếu phương trình véc tơ lên trục ox song song với mặt phẳng nghiêng ta được

$P.sin30 = ma = > a = g.sin30 = 10.\frac{1}{2} = 5m/{s^2}$

Áp dụng công thức $v_B^2 – v_A^2 = 2a{S_{AB}}$

Vì : $\left. {\begin{array}{*{20}{c}}{\alpha = 30}\\{h = 5\left( m \right)}\end{array}} \right\}Canh{\mkern 1mu} huyen{\mkern 1mu} laAB = 10\left( m \right)$

Ta có vì ${v_A} = 0$ nên ta có : ${v_B} = \sqrt {2a{S_{AB}}} = \sqrt {2.5.10} = 10m/s$

Thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng AB

${v_B} = {v_0} + at = > {t_{AB}} = \frac{{{v_B} – {v_A}}}{a} = \frac{{10 – 0}}{5} = 2\left( s \right)$

2. Vẽ hình trên phương ngang, phân tích lực tác dụng vào vật

Khi vật trượt trên mặt phẳng ngang có ma sát thì ta có phương trình ĐLH của vật là:

${\vec F_{ms}} + \vec N + \vec P = m\vec a$

Chiếu phương trình véc tơ lên trục oy vuông góc với mặt phẳng ngang BD và vuông góc với BD ta được $ – P + N = 0 = > P = N$

Chiếu phương trình véc tơ lên trục 0X song song với mặt phẳng ngang BD ta được:

$ – {F_{ms}} = ma = > a = – \frac{{{F_{ms}}}}{m} = – \frac{{\mu mg}}{m} = – \mu g = > a = – 0,4.10 = – 4(m/{s^2})$

Quãng  đường vật đi được trên mặt phẳng ngang

ADCT: $v_C^2 – v_B^2 = 2a{S_{BC}}$

$ = > {S_{BC}} = \frac{{ – v_B^2}}{{2a}} = \frac{{ – {{10}^2}}}{{2.\left( { – 4} \right)}} = 12,5\left( m \right)$

Thời gian vật đi được trên mặt phẳng ngang : ${t_{BC}} = \frac{{{v_C} – {v_B}}}{a} = \frac{{0 – 10}}{{ – 4}} = 2,5\left( s \right)$

Bài trướcĐề Vật Lý Thi Học Kì 1 Lớp 10 Trường THPT Chuyên Lý Tự trọng Cần Thơ Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Trần Quang Khải TP HCM Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây