Đề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
179

Đề thi Vật Lý 10 học kì 1 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU HUÂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (TH):

– Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?

– Một chiếc xe đang chuyển động thẳng chận dần đều trên đường nằm ngang, em hãy vẽ vectơ vận tốc $\vec v$  vectơ gia tốc $\vec a$ của xe.

Câu 2 (TH): – Hãy nêu điểm khác nhau giữa cặp (hai) lực trực đối cân bằng và cặp (hai) lực trực đối không cân bằng.Chống đẩy hay hít đất là một bài tập thể dục thông thường được thực hiện bằng cách nâng cao và hạ thấp cơ thể trong tư thế nằm sấp bằng cách sử dụng cánh tay (hình 1). Xét 3 lực: (1) Trọng lực tác dụng lên người, (2) Áp lực của người tác dụng lên sàn và (3) Phản lực do sàn tác dụng lên người. Em hãy chỉ ra cặp lực trực đối cân bằng và cặp lực trực đối không cân bằng.

Câu 3 (VD):

a) Phát biểu và viết biểu thức của định luật Húc (Hooke)

b) Treo một vật có trọng lượng 4 N vào đầu dưới của một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên của lò xo gắn cố định thì lò xo dãn ra 20 mm.

+ Vẽ hình, phân tích lực tác dụng vào vật.

+ Tính độ cứng k của lò xo.

Câu 4 (VD): Trong một trận đấu bóng chuyền, một vận động viên nhảy lên cao để đập giao bóng từ độ cao h = 3 m đối với mặt đất và đập bóng theo phương ngang, vuông góc với lưới với vận tốc v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí.

a) Trong trường hợp bóng bay qua lưới, tìm thời gian chuyển động của bóng trong không khí và tầm xa của bóng.

b) Viết phương trình quỹ đạo của bóng.

c) Biết rằng mép trên của lưới cao 2,24 m đối với mặt đất và bóng vừa qua sát mép trên của lưới. Hỏi vận động viên đứng cách lưới theo phương ngang một khoảng bao nhiêu?

Câu 5 (VDC): Một ngọn đèn khối lượng m = 4 kg được treo vào tường bởi dây BC và thanh AB (hình 2). Thanh AB gắn vào tường bằng bản lề A, $\alpha = {30^0}$. Khối lượng của thanh AB là 2 kg. Tìm lực căng dây và phản lực do bản lề tác dụng lên thanh AB. Lấy g = 10 m/s2.LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về chuyển động thẳng biến đổi đều.

Chuyển động thẳng chậm dần đều có vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

Giải chi tiết:

Chuyển động thẳng biến đổi đều là là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi.

Chuyển động thẳng chậm dần đều có vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

Hình vẽ biểu diễn vectơ vận tốc $\vec v$ và vectơ gia tốc $\vec a$ của một chiếc xe đang chuyển động chậm dần đều:

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về cặp (hai) lực trực đối: hai lực tác dụng vào hai vật khác nhau, có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.

Giải chi tiết:

Điểm khác nhau giữa cặp (hai) lực trực đối cân bằng và cặp (hai) lực trực đối không cân bằng là:

+ Cặp (hai) lực trực đối cân bằng là cặp (hai) lực tác dụng vào hai vật khác nhau, có cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.

+ Cặp (hai) lực trực đối không cân bằng là cặp (hai) lực tác dụng vào hai vật khác nhau, có cùng độ lớn và cùng chiều.

Phân tích các lực:

Trọng lực tác dụng lên người: có điểm đặt ở người, phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

Áp lực của người tác dụng lên sàn: có điểm đặt ở sàn, phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

Phản lực do sàn tác dụng lên người: có điểm đặt ở người, phương thẳng đứng, chiều hướng lên.

Vậy cặp lực trực đối cân bằng là: (2) – (3)

Cặp lực trực đối không cân bằng là: (1) – (2)

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Công thức định luật Húc: ${{\rm{F}}_{dh}}{\rm{ = }} – {\rm{k}}\Delta {\rm{l}}$

Giải chi tiết:

Phát biểu định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Biểu thức định luật Húc: ${{\rm{F}}_{dh}}{\rm{ = }} – {\rm{k}}\Delta {\rm{l}}$

b)

Trọng lực tác dụng vào vật là: $P = mg$

Lực đàn hồi tác dụng vào lò xo là: ${F_{dh}} = – k.\Delta {\rm{l}}$

Vì vật cân bằng nên: $P + {F_{dh}} = 0 \Rightarrow P – k\Delta l = 0 \Rightarrow k = \frac{P}{{\Delta l}} = \frac{4}{{0,02}} = 200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {N/m} \right)$

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

Chuyển động của bóng là chuyển động của vật bị ném ngang từ độ cao h.

Thời gian chuyển động của bóng: $t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} $

Tầm xa của bóng: $L = {v_0}t = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} $

Phương trình quỹ đạo của bóng: $y = \frac{g}{{2{v_0}^2}}{x^2}$

Giải chi tiết:

Thời gian chuyển động của bóng là: $t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.3}}{{10}}} = 0,77{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)$

Tầm xa của bóng là: $L = {v_0}t = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 20.\sqrt {\frac{{2.3}}{{10}}} = 15,49{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)$

Phương trình quỹ đạo của bóng là: $y = \frac{g}{{2{v_0}^2}}{x^2} = \frac{{10}}{{{{2.20}^2}}}{x^2} = \frac{1}{{80}}{x^2}$

Thay y = 2,24 m vào phương trình quỹ đạo, ta có: $2,24 = \frac{1}{{80}}{x^2} \Rightarrow x = 13,39{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)$

Vậy vận động viên đứng cách lưới theo phương ngang một khoảng 13,39 m.

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

Điều kiện cân bằng của vật rắn: $\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + … = \vec 0\\{M_1} + {M_2} + … = 0\end{array} \right.$

Sử dụng phương pháp chiếu để tính giá trị các lực.

Giải chi tiết:Ta có hình vẽ phân tích các lực tác dụng lên thanh AB.

Chọn hệ trục tọa độ Oxy.

Độ lớn lực $T = P = mg = 4.10 = 40{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)$

$P’ = m’g = 2.10 = 20{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)$

Để thanh AB nằm cân bằng, ta có:

${M_T} + {M_{P’}} + {M_{T’}} = 0 \Rightarrow T.AB + P’.\frac{{AB}}{2} – T’.AB.cos\alpha = 0$

$ \Rightarrow T’ = \frac{{T + P’.\frac{1}{2}}}{{\cos \alpha }} = \frac{{40 + 20.\frac{1}{2}}}{{\cos {{30}^0}}} \approx 57,7{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)$

Hợp lực tác dụng lên thanh là: $\vec T + \vec T’ + \vec P’ + \vec Q = \vec 0$ (1)

Chiếu (1) lên trục Ox, ta có:

$ – T’.\sin \alpha + {Q_x} = 0 \Rightarrow {Q_x} = T’.\sin \alpha = 57,7.sin{30^0} = 28,87{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)$

Chiếu (1) lên trục Oy, ta có:

$\begin{array}{l} – T + T’.cos\alpha – P’ + {Q_y} = 0 \Rightarrow {Q_y} = T + P’ – T’.cos\alpha \\ \Rightarrow {Q_y} = 40 + 20 – 57,7.cos{30^0} = 10{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)\end{array}$

Phản lực do bản lề tác dụng lên thanh AB là: $Q = \sqrt {{Q_x}^2 + {Q_y}^2} = \sqrt {28,{{87}^2} + {{10}^2}} = 30,55{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)$

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ Bình Dương Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Phúc Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây