Đề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Văn Hiến Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
182

Đề thi Vật Lý 10 học kì 1 Trường THPT Văn Hiến có đáp án và lời giải chi tiết gồm 24 bài tập trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THPT VĂN HIẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): Công thức tính quãng đường của chuyển động rơi tự do là

A. $s = \frac{1}{2}.g.{t^2}$ B. $s = g.{t^2}$ C. $s = \frac{1}{2}.g.t$ D. $s = g.t$

Câu 2 (NB): Phát biểu nào sau đây sai khi nói về chuyển động tròn đều?

A. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo B. Tốc độ góc không đổi

C. Tốc độ dài thay đổi theo thời gian D. Quỹ đạo là đường tròn

Câu 3 (TH): Một vật rơi tự do từ độ cao h = 80 m so với mặt đất, cho gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật bằng

A. 4s B. 1s C. 2s D. 3s

Câu 4 (VD): Một ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ tại A là v0. Cùng lúc đó, một con chó chạy với tốc độ không đổi 4v0 từ A đến B, đến B con chó lại chuyển động ngược lại gặp ô tô rồi nó lại chạt về B, cứ như vậy cho đến khi ô tô dừng lại tại B. Nếu AB = 1km thì quãng đường con chó chạy được bằng

A. 2 km B. 6 km C. 8 km D. 4 km

Câu 5 (VD): Một vật chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính r = 10 cm với tốc độ góc ω = 10 rad/s. Tốc độ dài của vật bằng

A. 4m/s B. 2m/s C. 3m/s D. 1m/s

Câu 6 (NB): Phát biểu nào sau đây sai khi nói về gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?

A. Gia tốc cùng dấu với vận tốc

B. Gia tốc không đổi theo thời gian

C. Vecto gia tốc cùng phương với vecto vận tốc

D. Gia tốc thay đổi theo thời gian.

Câu 7 (VD): Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490m so với mặt đát thì thả một gói hàng xuống đất. Cho gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Tầm bay xa của gói hàng bằng

A. 5001m B. 1005 m C. 5100 m D. 1500 m

Câu 8 (NB): Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?

A. Trái đất tự quay quanh trục của nó B. Vận động viên bơi lội lúc nhảy xuống bể bơi C. Hai hòn bi lúc va chạm nhau D. Giọt nước mưa lúc đang rơi

Câu 9 (VD): Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Biết trong 1 s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng với quãng đường rơi được trong $\sqrt 3 s$ đầu tiên. Giá trị của h bằng

A. 35m B. 30m C. 25m D. 20m

Câu 10 (NB): Theo định luật II Niu – tơn, nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần thì độ lớn gia tốc sẽ

A. tăng lên hai lần B. không đổi C. tăng lên bốn lần D. giảm đi hai lần

Câu 11 (NB): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động thẳng đều?

A. Quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình thay đổi trên mọi quãng đường

B. Quỹ đạo là đường cong và có tốc độ trung bình thay đổi trên mọi quãng đường

C. Quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường

D. Quỹ đạo là đường cong và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường

Câu 12 (TH): Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 5 m/s, khi vật đi được quãng đường s = 100 m, thì lúc đó vận tốc của nó là v = 10 m/s. Gia tốc của vật bằng

A. 0,573 m/s2 B. 0,375 m/s2 C. 0,357 m/s2 D. 0,537 m/s2

Câu 13 (TH): Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ v = 5m/s. Quãng đường vật đi được trong thời gian t = 7s là

A. 35 km B. 35 m C. 53 km D. 53 m

Câu 14 (TH): Một vật có khối lượng m = 2kg chịu tác dụng của một lực không đổi thì gia tốc của vật là a = 2m/s2. Độ lớn của lực bằng

A. 2 N B. 3 N C. 4 N D. 1 N

Câu 15 (TH): Một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m, đầu trên được giữ cố định sao cho trục của nó có phương thẳng đứng, móc vào đầu dước một vật để lò xo dãn 10 cm. Trọng lượng của vật móc vào lò xo bằng

A. 11 N B. 13 N C. 10 N D. 12 N

Câu 16 (NB): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ?

A. sự thay đổi hướng theo thời gian

B. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

C. sự thay đổi phương theo thời gian

D. sự thay đổi chiều của vật theo thời gian

Câu 17 (TH): Hai tàu thủy giống nhau, mỗi tàu có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1 km. Cho G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Lực hấp dẫn giữa chúng bằng

A. 0,61675 N B. 0,66157 N C. 0,66175 N D. 0,16675 N

Câu 18 (NB): Cho hai lực đồng quy cùng hướng có độ lớn lần lượt bằng 9N và 12 N. Hợp lực của chúng có độ lớn bằng

A. 12 N B. 9 N C. 21 N D. 3 N

Câu 19 (NB): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động thẳng chậm dần đều?

A. Quỹ đạo là đường cong và có độ lớn của vận tốc giảm đều theo thời gian

B. Quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc giảm đều theo thời gian

C. Quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tăng đều theo thời gian

D. Quỹ đạo là đường cong và có độ lớn của vận tốc tăng đều theo thời gian

Câu 20 (TH): Một vật có khối lượng 0,1 kg chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính r = 100 cm với tốc độ góc ω = 10 rad/s. Lực hướng tâm tác dụng lên vật có độ lớn bằng

A. 14 N B. 10 N C. 16 N D. 12 N

Câu 21 (NB): Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu tơn

A. Không bằng nhau về độ lớn B. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá

C. tác dụng vào cùng một vật D. tác dụng vào hai vật khác nhau

Câu 22 (VD): Một người đứng tại điểm M cách con đường thẳng AB một đoạn h = 50m để chờ ô tô. Khi nhìn thấy ô tô còn cách mình một đoạn L = 220 m thì người đó bắt đầu chạ thẳng đều ra đường để đón ô tô. Biết ô tô chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h, người đó chạy vuông góc với AB. Để bắt kịp ô tô thì tốc độ của người đó xáp xỉ bằng

A. 2,3 m/s B. 3,2 m/s C. 3,2 km/h D. 2,3 km/h

Câu 23 (VD): Một cái thùng có khối lượng 50 kg trượt theo phương ngang trên sàn nhà dưới tác dụng của lực kéo không đổi có phương nằm ngang và có độ lớn 150 N. Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Cho gia tốc rơi tự do g = 10m/s2. Gia tốc của thùng bằng.

A. 2 m/s2 B. 4 m/s2 C. 1 m/s2 D. 3 m/s2

Câu 24 (NB): Chu kì trong chuyển động tròn đều là

A. Khoảng thời gian vật đi được hai vòng B. Khoảng thời gian vật đi được bốn vòng

C. Khoảng thời gian vật đi được một vòng D. Khoảng thời gian vật đi được ba vòng

II. TỰ LUẬN

Câu 25 (VD): Một ca nô chuyển động với vận tốc 20 km/h so với dòng nước, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2km/h

a) Tính vận tốc của ca nô so với bờ sông khi nó chuyển động xuôi dòng nước?

b) Tính vận tốc của ca nô so với bờ sông khi nó chuyển động ngược dòng nước?

Đáp án

1-A 2-C 3-A 4-D 5-D 6-D 7-D 8-D 9-D 10-A
11-C 12-B 13-B 14-C 15-C 16-B 17-D 18-C 19-B 20-B
21-D 22-A 23-C 24-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Công thức tính quãng đường của chuyển động rơi tự do là $s = \frac{1}{2}.g.{t^2}$

Câu 2: Đáp án C

Trong chuyển động tròn đều tốc độ góc không đổi, vec tơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo, quỹ đạo là đường tròn, tốc độ dài không đổi theo thời gian.

Câu 3: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức: $t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} {\rm{ }}$

Giải chi tiết:

Ta có: $t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.80}}{{10}}} = 4s$

Câu 4: Đáp án D

Phương pháp giải:

Vì hai vật chuyển động trong cùng khoảng thời gian, ta tìm thời gian ô tô chuyển động hết quãng đường AB, sau đó xác định quãng đường con chó chạy bằng công thức: S = v.t

Giải chi tiết:

Thời gian ô tô chuyển động hết quãng đường AB là: $t = \frac{{AB}}{{{v_0}}}$

Vì chó và ô tô cùng chuyển động trong một khoảng thời gian nên quãng đường chó chạy là :

$S = 4.{v_0}.\frac{{AB}}{{{v_0}}} = 4AB = 4km$

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tốc độ dài: v = ω.r

Giải chi tiết:

Tốc độ dài: $v = \omega .r = 10.0,1 = 1m/s$

Câu 6: Đáp án D

Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều không đổi theo thời gian và cùng dấu với vận tốc. Vecto gia tốc cùng phương với vecto vận tốc

Câu 7: Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tầm bay xa:  $L = {v_0}.\sqrt {\frac{{2h}}{g}} $

Giải chi tiết:

Tầm bay xa:  $L = {v_0}.\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 150.\sqrt {\frac{{2.490}}{{9,8}}} = 1500m$

Câu 8: Đáp án D

Chất điểm là vật có kích thước nhỏ so với khoảng cách mà ta xét. Vậy giọt nước mưa lúc đang rơi được coi là chất điểm

Câu 9: Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính quãng đường đi được của vật rơi tự do trong thời gian t giây:

$s = \frac{1}{2}.g.{t^2}$

Trong giây cuối cùng quãng đường vật đi được là  ${S_c} = h – \frac{1}{2}.g.{({t_h} – 1)^2}$

với thlà thời gian vật rơi chạm đất:  ${t_h} = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} $

Giải chi tiết:

Quãng đường đi được của vật rơi tự do trong thời gian $\sqrt 3 s$ đầu tiên

$s = \frac{1}{2}.g.{t^2} = \frac{1}{2}.g.3 = 1,5g$

Trong giây cuối cùng quãng đường vật đi được là   ${S_c} = h – \frac{1}{2}.g.{({t_h} – 1)^2}$

với ${t_h}$ là thời gian vật rơi chạm đất:  ${t_h} = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} {\rm{ }}$

Vậy ta có: ${S_c} = h – \frac{1}{2}.g.{\left( {\sqrt {\frac{{2h}}{g}} – 1} \right)^2} = \sqrt {2gh} – \frac{1}{2}g$

Mà  $s = {S_c}$ nên ta có: $\sqrt {2gh} – 0,5g = 1,5g \Leftrightarrow \sqrt {2gh} = 2g \Leftrightarrow h = 2g = 20m$

Câu 10: Đáp án A

Phương pháp giải:

Định luật II Niu – tơn: F = m.a

Giải chi tiết:

Biểu thức của định luật II Niu – tơn:  F = m.a,

Khi F tăng 2 lần thì gia tốc a tăng 2 lần

Chọn A

Câu 11: Đáp án C

Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

Câu 12: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức độc lập với thời gian : ${v^2} – {v_0}^2 = 2as$

Giải chi tiết:

Áp dụng công thức độc lập với thời gian : ${v^2} – {v_0}^2 = 2as$

Suy ra: ${10^2} – {5^2} = 2a.100 \Rightarrow \;a = 0,375m/{s^2}$

Câu 13: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức:  S = v.t

Giải chi tiết:

Ta có: $S = v.t = 5.7 = 35m$

Câu 14: Đáp án C

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật II Niu – tơn F = m.a

Giải chi tiết:

Áp dụng định luật II Niu – tơn ta có: $F = m.a = 2.2 = 4N$

Câu 15: Đáp án C

Phương pháp giải:

Khi vật cân bằng, nó chịu tác dụng của hai lực: trọng lực và lực đàn hồi.

Ta có: ${F_{dh}} = P \Leftrightarrow m.g = k.\left| {\Delta l} \right|$

Giải chi tiết:

Khi vật cân bằng, nó chịu tác dụng của hai lực: trọng lực và lực đàn hồi.

Câu 16: Đáp án B

Phương pháp giải:

Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc

Giải chi tiết:

Chuyển động cơ  là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

Câu 17: Đáp án D

Áp dụng công thức tính lực hấp dẫn:  ${F_{dh}} = P \Leftrightarrow m.g = k.\left| {\Delta l} \right| \Leftrightarrow P = 100.0,1 = 10N$

Giải chi tiết:

Độ lớn lực hấp dẫn : $F = G.\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}} = 6,{67.10^{ – 11}}.\frac{{{{(50.000.000)}^2}}}{{{{1000}^2}}} = 0,16675N$

Câu 18: Đáp án C

Phương pháp giải:

Vì hai lực cùng hướng nên hợp lực:  F = F1 + F2

Giải chi tiết:

Vì hai lực cùng hướng nên hợp lực: $F = {F_1} + {F_2} = 9 + 12 = 21N$

Câu 19: Đáp án B

Phương pháp giải:

Chuyển động thẳng chậm dần đều có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc giảm đều theo thời gian.

Giải chi tiết:

Chuyển động thẳng chậm dần đều có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc giảm đều theo thời gian.

Câu 20: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính lực hướng tâm:  ${F_{ht}} = m.{a_{ht}} = m.{\omega ^2}.r$

Giải chi tiết:

Độ lớn lực hướng tâm:   ${F_{ht}} = m.{a_{ht}} = m.{\omega ^2}.r$ = 0,1.102.1 = 10 N

Câu 21: Đáp án D

Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu tơn cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn, tác dụng lên hai vật khác nhau.

Câu 22: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức quãng đường trong chuyển động thẳng đều: S = v.t.

Vì xe và người cùng chuyển động thẳng đều, để gặp nhau thì cả hai cùng chuyển động trong 1 khoảng thời gian

Giải chi tiết:

Vận tốc của xe : v = 36 km/h = 10 m/s

Thời gian xe chạy hết quãng đường 220m là:    $t = \frac{L}{v} = \frac{{220}}{{10}} = 22s$

Vận tốc của người chạy là: $v = \frac{h}{t} = \frac{{50}}{{22}} = 2,3m/s$

Câu 23: Đáp án C

Phương pháp giải:

Vì vật trượt trên phương ngang, và lực kéo theo phương ngang. Ta có: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{N = P}\\{{F_{ms}} = \mu .N}\\{F – – {F_{ms}} = m.a}\end{array}} \right.$

Giải chi tiết:

Vì vật trượt trên phương ngang, và lực kéo theo phương ngang. Ta có :

$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{N = P}\\{{F_{ms}} = \mu .N}\\{F – – {F_{ms}} = m.a}\end{array}} \right. \Rightarrow F – \mu .N = F – – \mu .m.g = m.a \Leftrightarrow 150 – – 0,2.50.10 = 50.a \Leftrightarrow \;a = 1m/{s^2}$

Câu 24: Đáp án C

Chu kì trong chuyển động tròn đều là khoảng thời gian vật đi được một vòng

Câu 25: Đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức cộng vận tốc:   $\overrightarrow {{v_{tb}}} = \overrightarrow {{v_{tn}}} + \overrightarrow {{v_{nb}}} $

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

Vtn = 20km/h ; Vnb = 2 km/h

a) Tính vận tốc của ca nô so với bờ sông khi nó chuyển động xuôi dòng nước?

b) Tính vận tốc của ca nô so với bờ sông khi nó chuyển động ngược dòng nước?

Giải:

Áp dụng công thức cộng vận tốc: $\overrightarrow {{v_{tb}}} = \overrightarrow {{v_{tn}}} + \overrightarrow {{v_{nb}}} $

a) Khi ca nô chuyển động xuôi dòng nước thì  $\overrightarrow {{v_{tn}}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{v_{nb}}} \Rightarrow {v_{tb}} = {v_{tn}} + {v_{nb}} = 20 + 2 = 22km/h$

b) Khi nó chuyển động ngược dòng nước thì

$\overrightarrow {{v_{tn}}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{v_{nb}}} \Rightarrow {v_{tb}} = {v_{tn}} – {v_{nb}} = 20 – 2 = 18km/h$

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Vật Lý Thi Học Kì 1 Lớp 10 Trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây