Đề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Võ Thị Sáu Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
181

Đề thi Vật Lý 10 học kì 1 Trường THPT Võ Thị Sáu có đáp án và lời giải chi tiết.Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Trình bày các biểu hiện của quán tính ? Nêu mối liên hệ giữa khối lượng và quán tính ?

Câu 2 (NB): Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn, viết công thức, chú thích hằng số hấp dẫn.

Câu 3 (NB): Nêu sự xuất hiện của lực ma sát trượt và các đặc điểm của nó.

Câu 4 (NB): Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực?

Câu 5 (VD): Một phi hành gia khi ở mặt đất chịu tác dụng của trong lực là 700N. Khi phi hành gia đến một điểm cách tâm Trái Đất 5R ( R là bán kính trái đất) thì trọng lực tác dụng lên người phi hành gia đó là bao nhiêu?

Câu 6 (VD): Một lòxo có chiều dài tự nhiên 23,5cm khi treo vật m = 200g thì lòxo dài 27.5cm. Lấy g = 10m/s2

a. Tính độ cứng lò xo.

b. Dùng vật m’ = 75g để nén lòxo, thì chiều dài lò xo là bao nhiêu.

Câu 7 (VD): Một ôtô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động trên mặt đường nằm ngang cóhệ số ma sát µ = 0,2. Sau khi khởi hành được 10 giây, ôtô đạt vận tốc 72km/h. Lấy g = 10m/s2.

a) Tìm gia tốc và lực phát động của ôtô.

b) Sau khi khởi hành bao lâu vật đi được quãng đường bằng quãng đường vật đi được trong giây thứ 10.

Câu 8 (VD): Vật được thả trượt trên mặt phẳng nghiêng dài AB = 2,5m, góc nghiêng α = 300 như hình vẽ, có hệ số ma sát µ = 0,2. Cho g = 10m/s2. Tính vận tốc vật đạt được ở chân mặt phẳng nghiêng và thời gian vật đi hết mặt phẳng nghiêngLỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

kiến thức về quán tính

Giải chi tiết:

Các biểu hiện của quán tính

– Tính ì

– Tính đà

– Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Vật có khối lượng lớn mức quán tính lớn (hoặc khó thay đổi vận tốc)

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

định luật vạn vật hấp dẫn

Giải chi tiết:

Nội dung: Lực hấp hẫn giữa hai vật: Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

$F = G\frac{{{M_1}{M_2}}}{{{R^2}}}$

Trong đó G= 6,67.10-11N.m2/kg2 là hằng số hấp dẫn

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

kiến thức về lực ma sát

Giải chi tiết:

– Điều kiện xuất hiện lực ma sát: Khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.

– Đặc điểm của vec tơ lực ma sát

+ Cùng phương ngược chiều với vận tốc của vật ấy

+ Độ lớn tỷ lệ với áp lực N

– Biểu thức tính lực ma sát Fms = µN

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

điều kiện cân bằng của vật

Giải chi tiết:

Vật cân bằng thì hai lực tác dụng vào nó là hai lực cân bằng (cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn)

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính lực hấp dẫn: $F = G\frac{{mM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}$

Giải chi tiết:

Trọng lượng của phi hành gia tại mặt đất là: $P = G\frac{{mM}}{{{R^2}}} = 700{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)$

Tại điểm cách tâm trái đất 5R thì trọng lượng của người đó là:

$P’ = G\frac{{mM}}{{R’}} = G\frac{{mM}}{{{{\left( {5R} \right)}^2}}} = \frac{1}{{25}}G\frac{{mM}}{{{R^2}}} = \frac{1}{{25}}P = \frac{1}{{25}}.700 = 28{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)$

Câu 6: Đáp án

Phương pháp giải:

– áp dụng công thức tính lực đàn hồi Fdh = k(l –l0)

– Khi treo vật cân bằng thì lực đàn hồi cân bằng với trọng lực.

Giải chi tiết:

a) Khi treo vật m = 200g = 0,2kg

Vật cân bằng nên P = Fđh → mg = k(l – l0) → 0,2.10 = k (0,275 – 0,235) → k = 50N/m

b) Khi m’ = 75g để nén lò xo:

P’ = Fdh’ → m’g = k(l0 – l’) → 0,0075.10 = 50.(0,235 – l’) → l’ = 22cm

Câu 7: Đáp án

Phương pháp giải:

– Áp dụng định luật 2 Niu tơn

– Công thức gia tốc a = (v-v0)/t

– Công thức tính quãng đường s = vot + 0,5at2

Giải chi tiết:

M = 1,5.103kg, v0 = 0, v = 72km/h = 20m/s, t = 10s

a) Gia tốc của xe: a = (v – v0)/t = 2m/s2

Lực phát động: F – Fms = ma -> F = Fms + ma = µmg + ma = 6000N

b) Quãng đường đi được sau 10s : S10 = 0,5.a.102 = 100m

Quãng đường đi được sau 9s: S9 = 0,5.a.92 = 81m

Quãng đường đi được trong giây thứ 10: S’= S10 – S9 = 9m

Thời gian từ lúc khởi hành để xe đi được 9m: 9 = 0,5.a.t2 -> t = 3s

Câu 8: Đáp án

Phương pháp giải:

– Áp dụng định luật 2 Niu tơn

– Lực ma sát Fms = µN

– Công thức tính quãng đường S = vot + 0,5at2

– Công thức tính vận tốc v = v0 + at

Giải chi tiết:Áp dụng định luật 2 Niu tơn ta có: $\vec P + \vec N + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m\vec a$

Chiếu lên Oy ta được: N = Py = mgcosα

Chiếu lên Ox ta được: Px – Fms = ma

mgsinα – µmgcosα = ma

a = gsinα – µgcosα = 3,27m/s2

v0 = 0, S = 2,5m

Thời gian đi hết mặt phẳng nghiêng : S = 0,5at2 =2,5m → t = 1,24s

Vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng: v = at = 4,05m/s

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Trần Quang Khải TP HCM Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Hàn Thuyên TP HCM Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây