Đề Thi Vật Lý 11 Học Kì 1 Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng Cần Thơ Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
182

Đề thi Vật Lý 11 học kì 1 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng Cần Thơ có đáp án và lời giải chi tiết gồm 25 bài tập trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG- CẦN THƠ

Năm 2017-2018

KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dòng điện không đổi là

A. dòng điện có chiều không đổi, cường độ thay đổi theo thời gian

B. dòng điện có chiều thay đổi, cường độ không đổi theo thời gian.

C. dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

D. dòng điện có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian.

Câu 2: Dụng cụ để đo trực tiếp cường độ dòng điện là

A. oát kế B. lực kế C. vôn kế D. am pe kế

Câu 3: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là nguồn điện thì các hạt tải điện dịch chuyển qua nguồn dưới tác dụng của

A. lực điện trường B. lực cu-lông C. lực lạ D. lực hấp dẫn

Câu 4: Dòng electron đập lên màn đèn hình thông thường có độ lớn bằng 200 μA. Có bao nhiêu electron đập vào màn hình trong mỗi giây?A. 8,5.1014 electron/s B. 12,5.1014 electron/s C. 1,25.1014 electron/s D. 2,5.1014 electron/s

Câu 5: Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là

A. 2,4 kJ. B. 40 J. C. 24 kJ. D. 120 J.

Câu 6: Ở một nhà máy có lắp đặt 78 bóng đèn loại 36W để thắp sáng hành lang. Giá điện 1 kWh là 2000 đồng, mỗi ngày sử dụng tất cả các bóng đèn này trong thời gian 6 giờ thì tiền điện phải trả trong 30 ngày là

A. 1,010,880 đồng B. 1,537,920 đồng C. 3,642,500 đồng D. 2,104,102 đồng

Câu 7: Trong một mạch điện kín, nguồn điện có suất điện động là E có điện trở trong là r, mạch ngoài có điện trở là R, dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I, và điện áp mạch ngoài là U. Khi đó không thể tính công Ang của nguồn điện sản ra trong thời gian t theo công thức nào?

A. Ang = EIt B. Ang = I2(R + r)t C. Ang = UIt + I2rt D. ${A_{ng}} = \frac{1}{2}.I{t^2}$

Câu 8: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ, điện trở trong r = 0, mạch ngoài là biến trở R. Khi R tăng thì hiệu điện thế hai đầu R luôn

A. giảm. B. tăng

C. không đổi. D. tỉ lệ nghịch với điện trở.

Câu 9: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch:

A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.

B. tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn.

C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của mạch

D. tỉ lệ nghịch với điện trở tổng cộng của toàn mạch.

Câu 10: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1=1(W) và R2=9(W), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:

A. r = 2 (W). B. r = 3 (W). C. r = 4 (W). D. r = 6 (W).

Câu 11: Một nguồn điện có điện trở trong r, suất điện động x, điện trở mạch ngoài là R thay đổi được. Để công suất trên mạch ngoài đạt cực đại thì R ( tính theo r) bằng

A. R=r B. $R = \frac{r}{2}$ C. R=2r D. R=r2

Câu 12: Một bóng đèn có ghi 3V–3W được mắc vào hai cực một nguồn điện có điện trở 1Ω thì đèn sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là

A. 6V. B. 2V. C. 4V. D. 12V.

Câu 13: Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động x và điện trở trong r=2W, điện trở mạch ngoài R=18W. Hiệu suất của nguồn điện là

A. 75% B. 60% C. 90% D. 25%

Câu 14: Đương lượng điện hóa của đồng là $k = \frac{{1A}}{{Fn}} = 3,{3.10^{ – 7}}kg/C$. Nếu trên catôt của bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat (CuSO4) xuất hiện 0,33kg đồng thì điện lượng chạy qua bình phải là :

A. 105B. 106C C. 2,5.106D. 0,21.107C

Câu 15: Hạt mang tải điện trong chất điện phân là

A. ion dương và ion âm. B. electron và ion dương.

C. electron. D. electron, ion dương và ion âm

Câu 16: Một nguồn điện có suất điện động E=3V, điện trở trong r=1 Ω được nối với điện trở R=1Ω thành một mạch kín. Công suất của nguồn điện là

A. 2,25W B. 4,5W C. 3,5W D. 3W

Câu 17: Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện độ 2 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là

A. 6V và 3Ω. B. 9V và 1/3Ω. C. 3V và 3Ω. D. 3V và 1/3Ω.

Câu 18: Một bộ nguồn gồm suất điện động E1=12V, điện trở trong r1=1Ω được mắc nối tiếp với nguồn E2=4V, r2=1Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Khi hiệu điện thế giữa của hai cực của nguồn E2 bằng không thì hiệu điện thế giữa hai cực nguồn E1 bằng

A. 8 V B. 12 V C. 4V D. 10 V

Câu 19: Khi thực hành đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa. Dụng cụ thí nghiệm gồm nguồn pin mắc nối tiếp với ampe kế, biến trở con chạy và điện trở R0 thành mạch kín. Một vôn kế mắc song song vào hai cực của nguồn pin. Tác dụng chủ yếu của điện trở R0 là

A. bảo vệ không cho dòng điện qua vôn kế để tránh sai số phép đo

B. làm tăng chỉ số am pe kế

C. làm giảm số chỉ vôn kế

D. bảo vệ nguồn pin tránh hiện tượng đoản mạch.

Câu 20: Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của kim loại

A. tăng B. giảm

C. không đổi D. lúc đầu giảm về sau tăng

Câu 21: Một bóng đèn 220V- 40W có dây tóc làm bằng vonfam, điện trở của dây tóc ở 200C là 121Ω. Tính nhiệt độ của dây tóc khi đèn sáng bình thường, biết rằng điện trở của dây tóc tăng theo hàm bậc nhất đối với nhiệt độ.Cho hệ số nhiệt điện trở α = 4,5 . 10-3 K-1

A. 20200B. 19190C. 21210C D. 22220C

Câu 22: Để bóc một lớp đồng dày có khối lượng 8,9.10-3g, bám trên bề mặt của một tấm kim loạingười ta dùng phương pháp điện phân dương cực tan. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là 0,01 A. Cho A = 64 g/mol và n = 2. Thời gian cần thiết là

A. 2683s B. 1933s C. 2318s D. 1680s

Câu 23: Muốn mạ niken một khối trụ bằng sắt, người ta dùng khối trụ này làm catốt và nhúng chìm nó trong dung dịch muối niken của bình điện phân. Dòng điện I=10A chạy qua bình điện phân trong 1 giờ. Niken có khối lượng mol nguyên tử A=58,71 g/mol và hóa trị n=2.Khối lượng niken bám vào catốt của bìnhđiện phân là

A. 8,2.10-3kg. B. 10,95g C. 12,35.10-3kg. D. 15,27g

Câu 24: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các hạt:

A. Electron, ion âm và ion dương dưới tác dụng của điện trường.

B. Các hạt electron, dưới tác dụng của điện trường.

C. Các ion âm và ion dương dưới tác dụng của điện trường.

D. Các hạt electron và ion dương dưới tác dụng của điện trường.

Câu 25: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí hình thành do:

A. Catot bị nung nóng phát ra electron

B. Phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa

C. Quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí

D. Chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa

Câu 26:  Cho mạch điện như hình vẽ. Hai nguồn điện có suất điện động E1=3V và E2=1,5V; các điện trở trong làr1=1Ω vàr2=1,5 Ω. Mạch ngoài gồm điện trở R=3 Ω và đèn (3V – 3W) có điện trở dây tóc không đổi theo nhiệt độ.Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính. Đèn có sáng bình thường không? Tại sao?.Tính hiệu suất của nguồnĐáp án

1-C 2-D 3-C 4-B 5-A 6-A 7-D 8-C 9-D 10-B
11-A 12-C 13-C 14-B 15-A 16-B 17-A 18-A 19-D 20-A
21-A 22-A 23-B 24-A 25-A

 

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

Câu 2: Đáp án D

Am pe kế để đo cường độ dòng điện

Câu 3: Đáp án C

Lực lạ trong nguồn điện có tác dụng làm e dịch chuyển ngược chiều điện trường

Câu 4: Đáp án B

Cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây dẫn trong 1 đơn vị thời gian

$I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = \frac{{n.|e|}}{{\Delta t}} = > n = \frac{{I.\Delta t}}{{|e|}} = \frac{{{{200.10}^{ – 6}}.1}}{{1,{{6.10}^{ – 19}}}} = 12,{5.10^{14}}$

Câu 5: Đáp án A

Áp dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra $Q = U.I.t = U.\frac{U}{R}.t = 20.\frac{{20}}{{10}}.60 = 2400J = 2,4kJ$

Câu 6: Đáp án A

Điện năng tiêu thụ là: $A = N.P.t = 78.36.(6.30) = 505440Wh = 505,440kWh$

$ = > money = 505,440.2000 = 1010880$

Vậy số tiền cần trả là 1010880 đồng

Câu 7: Đáp án D

Không thể tính công của nguồn điện bằng công thức: ${A_{ng}} = \frac{1}{2}.I{t^2}$

Câu 8: Đáp án C

Hiệu điện thế hai đầu R được xác định là: $U = E – I.r = E – I.0 = E = hs$

Vậy hiệu điện thế hai đầu R không đổi và bằng suất điện động

Câu 9: Đáp án D

Theo định luật Ôm cho toàn mạch: $I = \frac{E}{{r + {R_N}}} = > I \sim \frac{1}{{r + {R_N}}}$

Câu 10: Đáp án B

Công suất tiêu thụ của hai điện trở như nhau nên ta có: $P = I_1^2.{R_1} = I_2^2.{R_2}$

$ = > \frac{{{E^2}}}{{{{(r + {R_1})}^2}}}{R_1} = \frac{{{E^2}}}{{{{(r + {R_2})}^2}}}{R_2} \Leftrightarrow \frac{1}{{{{(r + 1)}^2}}} = \frac{9}{{{{(r + 9)}^2}}} = > r = 3\Omega $

Câu 11: Đáp án A

Công suất mạch ngoài là: $P = {I^2}.R = \frac{{{E^2}}}{{{{(r + R)}^2}}}.R = \frac{{{E^2}.R}}{{{r^2} + rR + {R^2}}} = \frac{{{E^2}}}{{\frac{{{r^2}}}{R} + r + R}}$

$\cos i:\frac{{{r^2}}}{R} + R \ge 2{\rm{r}};dau = \Leftrightarrow r = R$

$ = > P \le \frac{{{E^2}}}{{r + 2r}} = > {P_{\max }} \Leftrightarrow r = R$

Câu 12: Đáp án C

Cường độ qua bóng đèn và điện trở của bóng là:

$I = \frac{P}{U} = \frac{3}{3} = 1A$ ; $R = \frac{U}{I} = \frac{3}{1} = 3\Omega $

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch $I = \frac{E}{{r + R}} = > E = I.(r + R) = 1.(1 + 3) = 4V$

Câu 13: Đáp án C

Ta có hiệu suất của nguồn điện là:

$H = \frac{{{P_i}}}{{{P_{tp}}}} = \frac{{{P_{tp}} – {I^2}.R}}{{{P_{tp}}}} = 1 – \frac{r}{{r + R}} = 1 – \frac{2}{{2 + 18}} = 0,9 = 90{\rm{\% }}$

Câu 14: Đáp án B

Sử dụng công thức định luật Faraday ta có $m = k.q = > q = \frac{m}{k} = \frac{{0,33}}{{3,{{3.10}^{ – 7}}}} = {10^6}C$

Câu 15: Đáp án A

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm.

Câu 16: Đáp án B

Áp dụng công thức tính công suất nguồn $p = E.I = E.\frac{E}{{r + R}} = 3.\frac{3}{{1 + 1}} = 4,5W$

Câu 17: Đáp án A

Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là: ${E_b} = n.E = 3.2 = 6V$; ${r_b} = n.r = 3.1 = 3\Omega $

Câu 18: Đáp án A

Vì các nguồn và điện trở mắc nối tiếp nên I không đổi

Ta có: ${U_2} = {E_2} – I.{r_2} = 0 \Leftrightarrow I = \frac{{{E_2}}}{{{r_2}}} = \frac{4}{1} = 4A$

${U_1} = {E_1} – I.{r_1} = 12 – 4.1 = 8V$

Câu 19: Đáp án D

Tác dụng chính của biến trở là để tránh hiện tượng đoản mạch

Câu 20: Đáp án A

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.

Câu 21: Đáp án A

Khi đèn sáng bình thường, điện trở của dây tóc là:

$R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{40}} = 1210\Omega $

$R = {R_0}.(1 + \alpha \Delta t) = > \Delta t = \frac{{R – {R_0}}}{{\alpha .{R_0}}} = > t = {t_0} + \frac{{R – {R_0}}}{{\alpha .{R_0}}} = 20 + \frac{{1210 – 121}}{{121.4,{{5.10}^{ – 3}}}} = {2020^0}C$

Câu 22: Đáp án A

ta có $m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t = > t = \frac{{m.F.n}}{{A.I}} = \frac{{8,{{9.10}^{ – 3}}.96500.2}}{{0,01.64}} = 2683,9s$

Câu 23: Đáp án B

ta có $m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}.I.t = \frac{{58,71.10.60.60}}{{96500.2}} = 10,95g$

Câu 24: Đáp án A

Bản chất dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các electron, ion âm, ion dương dưới tác dụng của điện trường

Câu 25: Đáp án A

Hồ quang điện hình thành do Catot bị nung nóng phát ra electron

Câu 26: Đáp ána) Eb = E1 +E2 = 3+1,5 = 4,5V

rb = r1 + r2 = 1+1,5 = 2,5Ω

b) Điện trở bóng đèn và cường độ định mức là:

$I = \frac{P}{U} = \frac{3}{3} = 1A$ ; ${R_d} = \frac{U}{I} = 3\Omega $

Điện trở tương đương mạch ngoài là: ${R_{td}} = \frac{{R.{R_d}}}{{R + {R_d}}} = 1,5\Omega $

Cường độ dòng điện trong mạch là: $I = \frac{{{E_b}}}{{{r_b} + {R_{td}}}} = \frac{{4,5}}{{2,5 + 1,5}} = 1,125A$

c) Hiệu điện thế hai đầu đèn và cường độ dòng điện qua đèn là:

${U_{AB}} = I.{R_{td}} = 1,125.1,5 = 1,6875V$ ; ${I_d} = \frac{{{U_{AB}}}}{{{R_d}}} = \frac{{1,685}}{3} = 0,5625A$

Vì cường độ dòng điện qua đèn nhỏ hơn giá trị định mức nên đèn sáng yếu hơn bình thường

d) Hiệu suất của nguồn là:

$H = \frac{{{U_{AB}}}}{{{E_b}}} = \frac{{1,6875}}{{4,5}} = 37,5{\rm{\% }}$

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 11 Học Kì 1 Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển Cà Mau Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 11 Học Kì 1 Trường THPT Ngô Liên Tân Bình Định Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây