Đề Thi Vật Lý 11 Học Kì 1 Trường THPT Hàn Thuyên TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
181

Đề thi Vật Lý 11 học kì 1 Trường THPT Hàn Thuyên TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết gồm lý thuyết và bài tập. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MIH

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật lý – Lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Phần I: Lý Thuyết

Câu 1 (NB): Dòng điện là gì? Dòng điện qui ước có chiều như thế nào? Các tác dụng của dòng điện là gì? Tác dụng nào là tác dụng cơ bản nhất của dòng điện?

Câu 2 (TH): Trên các dụng cụ dùng điện thường có ghi những con số nào? Chúng có ý nghĩa gì? Thông qua chúng, ta có thể tính được những giá trị gì của chúng?

Câu 3 (NB): Nêu nội dung các định luật Faraday.

Phần II: Bài Tập

Câu 4 (VD): Hai điện tích điểm qB = −qC = 8,1.10-8C, đặt tại 2 đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng a = 8cm, trong không khí.

a. Tính độ lớn cường độ điện trường tổng hợp $\overrightarrow {{E_A}} $ do qB và qC gây ra tại đỉnh A của tam giác?

b. Xác định góc hợp bởi vec tơ điện trường tổng hợp $\overrightarrow {{E_A}} $ với cạnh BC?

Câu 5 (VD): Một quạt điện (loại đứng) sử dụng dòng điện với hiệu điện thế 220V và dòng điện chạy qua quạt có cường độ 1,41A. Tính số tiền điện phải trả cho việc sử dụng chiếc quạt này trong 30 ngày và mỗi ngày sử dụng 4 giờ biết đơn giá điện là 1720 đồng/kWWh và các thiết bị điện hoạt động bình thường.

Câu 6 (VD): Cho mạch điện như hình vẽ: Bộ nguồn có E = 18V, r = 5Ω, R1 là đèn ghi 3V – 6W. R2 = 6Ω; R3 = 3,8Ω.a. Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính?

b. Độ sáng đèn sáng thế nào?

c. Nếu giảm hoặc tăng giá trị của R2 một ít thì công suất mạch ngoài tăng hay giảm?

Câu 7 (VD): Cho mạch điện gồm 2 nguồn ghép nối tiếp, E1 = 12V, r1 = 2Ω vàE2 = 6V, r2 = 0,5Ω; bộ nguồn mắc với điện trở R = 5,5Ω là bình điện phân dung dịch CuSO4 có dương cực bằng đồng, tạo thành mạch kín. Tính khối lượng hao mòn ở atốt sau 10 phút? (Cho ACu = 64g/mol ; nCu = 2).

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

nội dung lý thuyết dòng điện một chiều

Giải chi tiết:

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện

Ta qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các hạt mang điện dương.

Các tác dụng của dòng điện: tác dụng từ; tác dụng nhiệt; tác dụng hoá học

Tác dụng từ là tác dụng cơ bản nhất của dòng điện.

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

các giá trị định mức ghi trên thiết bị điện

Giải chi tiết:

– Trên một dụng cụ dùng điện thường có ghi Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của dụng cụ điện ấy. Chúng cho biết hiệu điện thế cung cấp cho dụng cụ để nó hoạt động bình thường và khi đó sẽ có công suất định mức.

Ta có thể tính được: R = Uđm2/Pđm và Iđm = Pđm/Uđm

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

các định luật Fa ra đây

Giải chi tiết:

Định luật Faraday thứ nhất: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

m = kq

+ Định luật Faraday thứ hai: Đương lượng điện hoá k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1/F trong đó F gọi là số Faraday.

k = (1/F).(A/n)

Với F = 96500 C/mol

Tóm lại ta được m = AIt/Fn (m tính bằng gam)

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

– Áp dụng công thức tính cường độ điện trường E = k|q|/r2

– Cường độ điện trường tổng hợp được tính theo công thức cộng vec tơ

Giải chi tiết:

a) 

Cường độ điện trường tổng hợp tại A: $\overrightarrow {{E_A}} = \overrightarrow {{E_C}} + \overrightarrow {{E_B}} $

Do qB = |qC| và rB = rC = a nên ${E_B} = {E_C} = k\frac{{|{q_C}|}}{{{a^2}}} = 8100V/m$

Do hình bình hành tạo bởi $\overrightarrow {{E_B}} ,\overrightarrow {{E_C}} $ là hình thoi và góc tạo bởi hai vec tơ đó là 1200 nên $\overrightarrow {{E_A}} $ là đường chéo hình thoi với

EA = 2EB cos600 = 8100V/m

b) Do $\left( {\overrightarrow {{E_B}} ,\overrightarrow {{E_A}} } \right) = {60^0} \Rightarrow \overrightarrow {{E_A}} $ cùng hướng với BC nên góc hợp giữa chúng là 00

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

– Công suất P = UI

– Điện năng: A = Pt

Giải chi tiết:

Công suất thiêu thụ P = UI = 220.1,41 = 310,2W = 0,3102kW

Điện năng tiêu thụ trong 30 ngày :

A = Pt = 0,3102.4.30 = 37,224 kWh

Số tiền điện phải trả: T = 1720.A = 64025,28 đồng

Câu 6: Đáp án

Phương pháp giải:

– Áp dụng định luật Ôm: I = U/R

– Đoạn mạch điện trở nối tiếp: R = R1+ R2, I = I1 = I2, U = U1 + U2

– ĐOạn mạch điện trở song song: R = R1R2/(R1+R2); U = U1 = U2; I = I1 + I2

– Đèn sáng bình thường khi I và U qua đèn bằng các giá trị định mức

– Công suất P = I2R

Giải chi tiết:

a) Điện trở của đèn: R1 = U12/P1 = 32/6 = 1,5Ω

Điện trở tương đương của mạch R1R2: R12 = R1R2/(R1+R2) 3,8.6/(3,8+6) = 1,2Ω

Điện trở tương đương của mạch ngoài: R123 = RN = R12 + R3 = 1,2 + 3,8 = 5Ω

Cường độ dòng điện mạch chính: I = E/(RN + r) = 1,8A

b) U12 = U1 = IR12 = 1,2.1,8 = 2,16V

Do U1 < Uđm nên đèn sáng yếu hơn bình thường

c) Vì RN = r nên mạch có P = PN max

Vậy khi tăng hay giảm R2 thì PN­ đều giảm

Câu 7: Đáp án

Phương pháp giải:

– Định luật Ôm cho toàn mạch: I = E/(r + R)

– Nguồn mắc nối tiếp: E = E1 + E2, r = r1 + r2

– Khối lượng kim loại bám vào catot: m = AIt/Fn

Giải chi tiết:

Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn:

Eb = E1 + E2 = 12 + 6 = 18V

rb = r1 + r2 = 2 + 0,5 = 2,5Ω

Cường độ dòng điện: I = E/(Rn+ r) = 18/(5,5+2,5) = 2,25A

Vậy m = AIt/Fn = 64.2,25.600/(96500.2) = 0,45g

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Phúc Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 11 Học Kì 1 Trường THPT Tân Bình TP Hồ Chí Minh Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây