Đề Thi Vật Lý 7 Học Kì 1 Trường THCS Đắk Long Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
223

Đề thi Vật Lý 7 học kì 1 Trường THCS Đắk Long có lời giải, đáp án và trắc nghiệm chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KONLÔNG

TRƯỜNG THCS ĐẮK LONG

ĐỀ THI HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB):

a) Thế nào là nguồn sáng, vật sáng? Cho ví dụ?

b) Kể tên và nêu đặc điểm của ba loại chùm sáng?

Câu 2 (TH): a) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?

b) Xác định góc phản xạ và vẽ tia phản xạ IR ở hình 1.Câu 3 (TH):

a) So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi ba loại gương: gương phẳng; gương cầu lồi; gương cầu lõm?

b) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng? Làm như thế có lợi gì?

Câu 4 (NB): Âm có thể truyền được trong những môi trường nào và không truyền được trong những môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường?

Câu 5 (VD):

a)Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? Cho ví dụ?

b) Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói mình? Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

a) – Nguồn sáng và những vật tự phát ra ánh sáng.

Ví dụ: đèn pin, Mặt trời, ngọn đèn đường…

– Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ: Các dòng chữ dưới ánh sáng của ngọn đèn, cái cây ban ngày…

– Dựa vào định nghĩa cho ví dụ nguồn sáng và vật sáng.

b) – Có 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kỳ

– Chùm sáng song song: Các tia sáng trong chùm đi song song và không cắt nhau.

– Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng cắt nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.

– Chùm sáng phân kỳ: Các tia sáng loe rộng ra và không cắt nhau trên đường truyền của chúng.

Giải chi tiết:

a) – Nguồn sáng và những vật tự phát ra ánh sáng.

Ví dụ: đèn pin, Mặt trời, ngọn đèn đường…

– Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ: Các dòng chữ dưới ánh sáng của ngọn đèn, cái cây ban ngày…

– Dựa vào định nghĩa cho ví dụ nguồn sáng và vật sáng.

b) – Có 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kỳ

– Chùm sáng song song: Các tia sáng trong chùm đi song song và không cắt nhau.

– Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng cắt nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.

– Chùm sáng phân kỳ: Các tia sáng loe rộng ra và không cắt nhau trên đường truyền của chúng.

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và ở phía bên kia pháp tuyến tại điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

b) Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng để vẽ tia phản xạ.

Giải chi tiết:

a) Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và ở phía bên kia pháp tuyến tại điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

b) Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng để vẽ tia phản xạ.

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

– Ảnh tạo bởi gương phẳng: ảnh ảo, kích thước bằng vật.

– Ảnh tạo bởi gương cầu lôi: ảnh ảo, kích thước nhỏ hơn vật.

– Ảnh tạo bởi gương cầu lõm: ảnh ảo, kích thước lớn hơn vật.

Giải chi tiết:

a) So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi ba loại gương: gương phẳng; gương cầu lồi; gương cầu lõm:

– Giống nhau: đều là ảnh ảo

– Khác nhau:

+ Gương phẳng: Ảnh lớn bằng vật

+ Cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật

+ Cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật

b) Trên ô tô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng vì ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn gương phẳng nên vùng quan sát được của gương cầu lồi rộng hơn.

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

– Âm truyền được trong chất rắn, lỏng,khí và không truyền được trong chân không.

– Vận tốc truyền âm trong các môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí

Giải chi tiết:

– Âm truyền được trong chất rắn, lỏng,khí và không truyền được trong chân không.

– Vận tốc truyền âm trong các môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

– Những vật phản xạ âm tốt có bề mặt cứng, nhẵn

– Những vật phản xạ âm kém có bề mặt mềm, xốp.

– Để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ đến tai sau âm nghe trực tiếp ít nhất 1/15s

– Quãng đường s = vt

Giải chi tiết:

a) Vật phản xạ âm tốt: bề mặt cứng, nhẵn.

Ví dụ: bê tông, gương…

Vật phản xạ âm kém: bề mặt mềm, xốp

Ví dụ: xốp, nhung…

b) Để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ đến tai sau âm nghe trực tiếp ít nhất 1/15s.

Vậy cần đứng xa núi ít nhất một đoạn: S = vt = 340.1/15 = 22,67m

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 7 Học Kì 1 Trường THCS Sơn Định Phú Yên Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 7 Học Kì 1 Trường THCS Chiềng Ơn Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây