Đề Thi Vật Lý 9 Học Kì 1 Trường THCS Lam Sơn Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
153

Đề thi Vật Lý 9 học kì 1 Trường THCS Lam Sơn có lời giải và đáp án chi tiết và trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THCS LAM SƠN ĐỀ THI HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức của định luật ôm là:

A. R = U/I B. I = U/R C. U = I.R D. U = I/R

Câu 2 (NB): Hãy sắp xếp thứ tự các đơn vị đo của các đại lượng U, I, R

A. Ampe, ôm, vôn B. Vôn, ôm, ampe C. Ôm, vôn, ampe D. Vôn, ampe, ôm.

Câu 3 (VD): Có thể xác định điện trở của một vật dẫn bằng dụng cụ nào sau đây:

A. Ampe kế B. Ampe kế và vôn kế C. Vôn kế D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4 (NB): Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết.

A. Thời gian sử dụng điện của gia đinh B. Công suất điện mà gia đình sử dụng

C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng D. Số thiết bị điện đang được sử dụng

Câu 5 (VD): 3 điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào U không đổi nếu chuyển sang cùng mắc song song thì I trong mạch chính thay đổi như thế nào?

A. Tăng 3 lần B. Giảm 3 lần C. Tăng 9 lần D. Giảm 9 lần

Câu 6 (VD): Cho 3 điện trở R­1 = 3 , R2 = 6 , R= 9 mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là:

A. R > 9Ω B. R > 3Ω C. R < 3Ω D. 3Ω< R < 9Ω

Câu 7 (VD): Dòng điện có cường độ 2A chạy qua 1 điện trở 4 trong 10 giây thì toả ra một nhiệt lượng là bao nhiêu?

A. 80J B. 160J C. 320J D. 800J

Câu 8 (VD): Có 2 điện trở 5 và 10 được mắc nối tiếp với nhau. Nếu công suất của điện trở 5 là P thì công suất điện trở 10 là:

A. P/2 B. P/4 C. D. 2P

Câu 9 (VD): Một bóng đèn có ghi là 220V – 75W khi đèn sáng bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là:

A. 75kJ B. 150kJ C. 240kJ D. 270kJ

Câu 10 (VD): Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W, điện trở của bóng đèn này là :

A. 3Ω B. 6Ω C. 9Ω D. 12Ω

II. TỰ LUẬN

Câu 11 (VD): Xác định chiều dòng điện và cá cực từ của nam châm trong 2 trường hợp như sau:

Câu 12 (VD): Mắc R1 = 10 song song với R2 = 40 rồi mắc nối tiếp với một biến trở Rb vào 2 điểm có hiệu điện thế không đổi U = 12 V.

Vẽ sơ đồ mạch điện. Trên biến trở có ghi 42 – 5 A

+ Nêu ý nghĩa số ghi trên biến trở

+ Tính công suất tiêu thụ của mạch khi Rb = 12

+ Khi con chạy của biến trở di chuyển cường độ dòng điện trong mạch chính thay đổi trong khoảng nào?

Đáp án

1-B 2-D 3-B 4-C 5-C 6-C 7-B 8-D 9-D 10-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Biểu thức định luật Ôm là I = U/R

Câu 2: Đáp án D

Hiệu điện thế U có đơn vị Vôn

Cường độ dòng điện I có đơn vị Ampe

Điện trở R có đơn vị Ôm

Câu 3: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Áp dụng định luật Ôm I = U/R

– Đo I bằng ampe kế

– Đo U bằng vôn kế.

Giải chi tiết:

Áp dụng định luật Ôm I = U/R

Vậy để xác định R cần biết U và I, tức là cần vôn kế và ampe kế

Câu 4: Đáp án C

Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết điện năng mà gia đình đã sử dụng

Câu 5: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Điện trở tương đương của mạch mắc nối tiếp: R = R1 + R2+ …

– Điện trở tương đương của mạch mắc song song: $\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + …$

– Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R

Giải chi tiết:

Điện trở khi mắc nối tiếp và song song lần lượt là:

Rnt= 3R

Rss = R/3

Vì U không đổi, mà R giảm 9 lần, nên I tăng lên 9 lần

Câu 6: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Điện trở tương đương của mạch mắc song song: $\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + …$

Giải chi tiết:

– Điện trở tương đương của mạch mắc song song:

$\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} = \frac{1}{3} + \frac{1}{6} + \frac{1}{9} \Rightarrow R = 1,63\Omega $

Vậy R < 3Ω

Câu 7: Đáp án B

Phương pháp giải:

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra: Q = I2Rt

Giải chi tiết:

Nhiệt lượng tỏa ra: Q = I2Rt = 22. 4. 10 = 160J

Câu 8: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Công suất P = I2R

– Hai điện trở mắc nối tiếp thì có cường độ dòng điện bằng nhau

Giải chi tiết:

Vì hai điện trở nối tiếp nên I1= I2 = I

Công suất tiêu thụ của hai điện trở: P1= I2R1 = 5I2 = P P2= I2R2 = 10I2 = 2P

Câu 9: Đáp án D

Phương pháp giải:

Điện năng tiêu thụ: A = P.t

Giải chi tiết:

Thời gian sử dụng: t = 1 giờ = 3600s

Điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ: A = Pt = 75.3600 = 270000J = 270kJ

Câu 10: Đáp án D

Phương pháp giải:

Công suất P = U2 /R

Đèn sáng bình thường thì các giá trị dòng điện qua đèn bằng với giá trị định mức

Giải chi tiết:

Điện trở của đèn: R = Uđm2/Pđm = 62/3 = 12Ω

Câu 11: Đáp án

Phương pháp giải:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái hứng các đường sức, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện tác dụng lên dòng điện đó

Giải chi tiết:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định dòng điện chạy qua dây dẫn.

Câu 12: Đáp án

Phương pháp giải:

– Số ghi trên biến trở thể hiện điện trở lớn nhất mà biến trở có thể đạt được.

– Công suất tiêu thụ điện: P = UI = I2R

– Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: R = R1+ R2 + …

– Điện trở tương đương của đoạn mạch song song: $\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + …$

– Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R

Giải chi tiết:

a) Vẽ hình mạch điện

b) Số chỉ trên biến trở cho biết điện trở lớn nhất mà biến trở có thể đạt được là 42Ω

Khi Rb = 12Ω.

Điện trở tương đương của mạch điện: $R = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} + {R_b} = \frac{{10.40}}{{10 + 40}} + 12 = 20\Omega $

Công suất tiêu thụ của mạch: $P = \frac{{{U^2}}}{R} = \frac{{{{12}^2}}}{{20}} = 7,2W$

Khi RB thay đổi từ 0 đến 42Ω, điện trở tương đương của mạch thay đổi từ 8Ω đến 50Ω

Cường độ dòng điện mạch chính thay đổi từ: I = U/R = 12: 50 = 0,24A đến I = 12: 8 = 1,5A

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 9 Kì 1 Trường THCS Vĩnh Tường Vĩnh Phúc Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 8 Phòng GD&ĐT Quận Bình Thạnh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây