Soạn Văn 10 Bài 11: Ôn Tập Văn Học Dân Gian Việt Nam

0
484

Soạn văn 10 bài 11: ôn tập văn học dân gian Việt Nam. Các bạn xem để soạn bài và ôn bài một cách hiệu quả.

BÀI 11 - Ôn tập văn học dân gian Việt Nam​​ 

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.

Bài ôn tập Văn học dân gian Việt Nam gồm hai phần: câu hỏi ôn tập (4 câu) và bài tập vận dụng (6 câu).

- Câu hỏi ôn tập chủ yếu nhằm củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học.

- Bài tập vận dụng vừa củng cố sâu hơn kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học dân gian.

Như vậy, hai phần đó có liên quan với nhau và bổ sung cho nhau: trên cơ sở ôn tập kiến thức mà vận dụng vào bài tập, và việc vận dụng này sẽ củng cố kiến thức sâu hơn và chắc hơn,

I. GỢI Ý GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

Bốn câu hỏi bao quát bốn khu vực kiến thức: kiến thức chung (đặc trưng và thể loại của văn học dân gian); kiến thức về thể loại (truyện dân gian và ca dao).​​ 

1. Phát biểu định nghĩa và nêu các đặc trưng của văn học dân gian:

a) Định nghĩa về văn học dân gian: như trong sách giáo khoa (bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam).

b) Đặc trưng của văn học dân gian: từ định nghĩa rút ra ba đặc trưng cơ bản:

- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).

- Là kết quả của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).

- Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành).

Những đặc trưng trên đây làm nên sự khác biệt giữa văn học dân gian với văn học viết.

​​ 2. Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của các thể loại văn học dân gian đã học:

a) Các em có thể đọc lại phần Tiểu dẫn về các thể loại trong sách giáo khoa và nêu lên những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.​​ 

b) Ghi vào bảng tổng hợp các thể loại như sau:

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian​​ 

Sân khấu dân gian

Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ.

 

- Tục ngữ​​ 

- Câu đố​​ 

 

- Ca dao​​ 

- Vè

 

- Chèo

- Tuồng dân gian

 

3. Lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian đã học:

Bảng tổng hợp, so sánh nhằm mục đích vừa củng cố lại kiến thức về các truyện dân gian đã học, vừa phân biệt được các thể loại đó (giống nhau và khác nhau như thế​​ nào?). Trong 5​​ cột của bảng, cần chú ý nêu rõ 3 cột: nội dung phản ánh, kiểu nhân vật và đặc điểm nghệ thuật. Dưới đây là bảng tổng hợp, so sánh về các thể loại truyện dân gian để các em tham khảo:

Phương  ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ diện

 

Thể loại

Mục đích sáng tác

 

Hình thức lưu truyền

 

Nội dung phản ánh

 

Kiểu nhân vật

 

Đặc điểm nghệ thuật

 

Sử thi anh hùng

Ghi lại cuộc sống và ước mơ

 

Hát - kể

Xã hội Tây Nguyên đang ở giai​​ 

đoạn tiền giai cấp

tiền quốc​​ 

gia.

Người anh hùng sử thi​​ 

cao đẹp, kì vĩ (Đăm Săn)

 

Sử dụng biện pháp so sánh , phóng đại, trùng điệp tạo chất​​ 

sử thi hoành tráng, kì vĩ trong hình ảnh, nhịp điệu, lời kể…

 

Truyền thuyết

Thể hiện thái độ và cách​​ 

đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

 

Kể-diễn xướng (lễ hội)

Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật được​​ 

khúc xạ qua một cốt truyện hư cấu.

 

Nhân vật lịch sử được

truyền thuyết hóa (An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy)​​ 

 

Từ cái lõi lịch sử có thật hư cấu thành câu chuyện có ​​ 

những yếu tố hoang đường, kỳ ảo.

 

 

Truyện cổ tích

Thể hiện nguyện vọng ước mơ của nhân dân trong cuộc sống có giai cấp.

Kể

Xung đột xã hội, xung đột giai cấp, cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác, chính nghĩa và gian tà.

Người con riêng (Tấm), người con út, người nghèo…;Mụ dì ghẻ (Mẹ cám)

Truyện hoàn toàn hư cấu,không có thật. Kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua ba chặn trong cuộc đời.

Truyện cười

Mua vui giải trí châm biếm cười

phê phán xã hội (giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án, tố cáo giai cấp thống trị).

 

Kể

Những điều trái tự nhiên, những huống khôi hài, những thói​​ 

hư tật xấu đáng cười,

giai cấp​​ 

thống trị xấu xa đáng lên án.

 

Kiểu nhân vật gây cười (anh học trò giấu dốt, thầy lí tham​​ 

tiền...)

 

Truyện ngắn gọn tạo tình huấn gây cười, mâu thuẩn phát triển cao, kết thúc đột ngột để tiếng cười "òa" ra.

 

4. Về nội dung và nghệ thuật của ca dao:

Câu hỏi này chỉ là ôn lại những kiến thức đã học của ca dao. Các em có thể dựa vào những gợi ý trong SGK để trả lời theo 2 phần a (nội dung) và b (nghệ thuật) của ca dao.​​ II. GỢI Ý GIẢI CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG

Dưới đây gợi ý giải các bài tập 1, 2, 4; các bài tập 3, 5, 6 các em tự làm (bài tập 5 các em tìm ví dụ trong các cuốn sưu tầm ca dao, bài tập 6 các em tìm trong các bài thơ văn đã học).

Bài tập 1:​​ Tìm 3 đoạn văn (Đăm Săn múa khiên lần 1 và 2, đoạn tả Đăm Săn ở cuối bài), rút ra nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi (so sánh, phóng đại, trùng điệp được dùng nhiều và rất sáng tạo với trí tưởng tượng hết sức phong phú của tác giả dân gian) nhằm tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi: một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng.

Bài tập 2:​​ Tấn bi kịch của Mị Châu - Trọng Thủy

 

Cái cốt lõi sự thật lịch sử

Hư cấu thành bi kịch gì?

Với nhưng chi tiết hoan đường kì ảo nào?

Tính chất của bi kịch

Kết quả của bi kịch

Bài học rút ra

Cuộc xung đột giữ An Dương Vương và Triệu Đà thời kì Âu Lạc (Theo lịch sử nước ta)

Bi kịch tình​​ yêu (lông vào​​ bi kịch gia​​ đình, quốc gia)

Thn Kim Quy,​​ lấy nỏ thần,​​ Ngọc Traigiếng nước, Rùa vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương xuống biển.

 

Dữ dội, quyết liệt và toàn diện.

Mất tất cả:

​​ Tình yêu

​​ Gia đình

​​ Đất nước

Cảnh giác giữ nước, không ỷ thế chủ quan, không nhẹ dạ cả tin.

 

Bài tập 4:​​ Về hai truyện cười đã học​​ 

Truyện

Đối tượng

cười (Cười ai?)

Nội dung cười​​ 

(Cười cái gì?)​​ 

Tình huống gây cười

Cao trào để tiếng cười “òa” ra​​ 

 

Tam đại con gà

Anh học trò

"dốt hay nói

chữ"

 

Sự giấu dốt của con người.

 

Luống cuống khi không biết chữ "kê"

 

Khi anh học trò nói câu "Dủ dỉ là chị con​​ 

công..."​​ 

 

Nhưng nó phải ​​ bằng hai mày

Thầy lí, Cải​​ 

(và Ngô)

 

Tấn bị hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ .

 

Đã đút lót tiền hối lộ mà vẫn bị đánh (Cải)

 

Khi thầy lí nói: "... nhưng nó lại phải… bằng hai mày!"

 

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2

Tham khảo tiết Trả bài làm văn số 1.

Bài trướcSoạn Văn Bài 10 Ca Dao Hài Hước-Luyện Tập Viết Đoạn Văn Tự Sự
Bài tiếp theoSoạn Văn 10 Bài 12 Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Hết Thế Kỉ XIX

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây