Soạn Văn 10 Bài 12 Khái Quát Văn Học Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Hết Thế Kỉ XIX

0
498

Soạn Văn 10 Bài 12 Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX-Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Các bạn xem để soạn bài và cũng cố kiến thức một cách hiệu quả.

BÀI 12 . Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX​​ 

Sau bài Tổng quan văn học Việt Nam và Khái quát văn học dân gian Việt Nam, các em tiếp tục học bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đây là văn học viết tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam, còn được gọi là văn học trung đại. Bài khái quát này cung cấp cho các em một cái nhìn tổng quát và những kiến thức cơ bản về mười thế kỉ văn học để các em có thể học tiếp một loạt bài về văn học trung đại ở lớp 10 (và học kì I lớp 11). Do vậy, các em cần đọc kĩ để nắm chắc bài học quan trọng này.

Cách học như sau:

- Đọc một lần toàn bộ bài học để có một cái nhìn chung về văn học trung đại ở nước ta.

- Sau đó, đọc chậm từng mục lớn, mục nhỏ của bài và chuyển bài viết trong SGK thành một dàn ý chi tiết để nhớ các kiến thức cơ bản của mười thế kỉ văn học này.​​ Dưới đây là những gợi ý giúp các em thực hiện tốt phần Hướng dẫn học bài trong SGK:​​ 

1. Nêu những điểm chung và những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

a) Những điểm chung:

Đều là sáng tác văn học của người Việt, đều chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của văn học phong kiến Trung Quốc và đều có những thành tựu nghệ thuật to lớn.

b)​​ Những điểm khác nhau:​​ 

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nôm​​ 

- Ra đời sớm (từ thế kỉ X).

- Dùng chữ nước ngoài (chữ Hán).​​ 

- Bao gồm cả thơ và văn xuôi.​​ 

- Chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc học Trung Quốc, đặc biệt về thể loại văn học.

- Ra đời muộn hơn (từ thế kỉ XIII).​​ 

- Dùng chữ dân tộc (chữ Nôm).​​ 

- Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi.​​ 

- Chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc học Trung Quốc ít, một số thể loại đã được Việt hóa, phần lớn là thể loại văn học dân tộc.​​ 

 

c) Đây là hiện tượng song ngữ ở văn học trung đại Việt Nam

Hai bộ phận văn học này không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.

​​ 2. Lập bảng tổng hợp về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại:

Giai đoạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm

Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV

 Nội dung yêu n­ước​​ với âm hưởng hào​​ hùng.

 Văn học chữ Hán. Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc

 Văn học chữ Nôm manh nha xuất hiện.

Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ),Sông núi nư­ớc NamHịch tư­ớng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)…- Văn học mang hào khí Đông A.

Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII

 Nội dung yêu nư­ớc

 Nội dung thế sự (hiện thực, phê phán)

 Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú.

Bình Ngô đại cáoQuân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi),Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Từ thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

 Nhân đạo chủ nghĩa

 Văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh

Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúcTruyện Kiều, thơ Hồ Xuân H­ương, Cao Bá Quát,… Hoàng Lê Nhất thống chí (văn xuôi)…

Nửa sau thế kỉ XIX

 Nội dung yêu nư­ớc - Thế sự

 Chữ quốc ngữ xuất hiện Chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xư­ơng, Nguyễn Quang Bích…

 

3. Nêu một số tác phẩm đã học trong chương trình trung học cơ sở để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

- Nam quốc sơn hà​​ 

- Tụng giá hoàn kinh sư

​​ - Thiên độ chiếu

- Bình Ngô đại cáo (trích)

- Hịch tướng sĩ - Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)

=>Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng​​ 

​​ - Chuyện người con gái Nam Xương

- Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh​​ 

=>Phản ánh, phê phán hiện thực​​ xã hội phong kiến.

- Sau phút chia li (Chinh phụ ngâm) .​​ 

- Truyện Kiều

=>​​ Nội dung nhân đạo chủ nghĩa​​ 

4. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

a) Có ba đặc điểm lớn:​​ 

- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm​​ 

- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị​​ 

- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài

b) Chính vì vậy, cách đọc văn học cổ có những điểm khác biệt với cách đọc căn học hiện đại:

Tư duy nghệ thuật thường theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức; thể loại văn học có những quy định chặt chẽ về kết cấu, cách sử dụng thi liệu thường dẫn nhiều điển tích, điển cố, thi liệu của văn học Trung Hoa; cách diễn đạt thiên về ước lệ, tượng trưng... Tóm lại, đó là một hệ thống thi pháp mang tính quy phạm và khuynh hướng trang nhã của văn học trung đại.

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Đọc đúng giọng điệu đoạn ghi chép một cuộc hội thoại trong sinh hoạt hằng ngày (SGK, tr.132) và trao đổi với nhau về khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:

- Ngôn ngữ của những con người cụ thể nào? Giọng điệu từng người ra sao?

- Ngôn ngữ ấy nhằm những mục đích gì, đáp ứng những nhu cầu gì trong cuộc sống?​​ 

2. Khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt (còn gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại) là khái niệm chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hằng ngày mà con người dùng để thông tin, suy nghĩ, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.​​ 

3. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói: (độc thoại, đối thoại), nhưng một số trường hợp có cả ở dạng viết​​ (nhật kí, hồi ức cá​​ nhân, thư từ).

- Ngoài ra còn có dạng lời nói bên trong, tức là suy nghĩ nhưng không nói ra, gồm các kiểu:

+ Độc thoại nội tâm: tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng.

+ Đối thoại nội tâm: tưởng tượng ra một nhân vật nói chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại.

+ Dòng tâm tư: suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có cả đối thoại và độc thoại nội tâm.

- Trong các tác phẩm nghệ thuật có dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên, nhưng có sáng tạo theo các văn bản khác nhau: kịch, tuồng, chèo, truyện kể, tiểu thuyết,... (lời nói tự nhiên được biến cải theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người viết).

II. LUYỆN TẬP

a) Phát biểu ý kiến về hai câu tục ngữ:

- Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.​​ 

Câu tục ngữ nói lên vai trò quan trọng của lời nói (tức ngôn ngữ sinh hoạt) trong cuộc sống. Con người phải biết dùng lời nói một cách khéo léo, thích hợp để giao tiếp, ứng xử với nhau, tạo ra hiệu quả cao nhất trong cuộc sống cộng đồng (muốn "vừa lòng nhau" thì phải biết "lựa lời mà nói").

- Vàng thì thử lửa thử than,​​ 

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.​​ 

Giá trị một con người thể hiện ở lời nói của con người đó: "người ngoan thử lời." Lời nói trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người. Câu tục ngữ khuyên ta biết giữ gìn lời nói, nói năng đúng mực.

b) Gợi ý:

- Trong đoạn văn của Sơn Nam, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được người viết sáng tạo theo thể loại truyện thành lời nói của nhân vật Năm Hên trong tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh Hạ.
- Việc dùng từ ngữ ở đoạn văn này khá nhuần nhi tự
​​ nhiên in​​ đậm sắc thái ngôn ngữ của vùng sông rạch đồng bằng sông Cửu Long​​ cực Nam của Tổ quốc, và đây là ngôn ngữ của người đứng tuổi, từng trải trong nghề bắt cá sấu, có nét dân dã, bình dị: Có vậy thôi, là xong chuyện, bà con cứ tin tôi, rượt, ngặt, phú quới, miệt, cực lòng, không nói cá sấu mà nói sấu, với Sấu lợn, Đầu Sấu, Lưng Sấu, ... Nhờ vậy, lời nói nhân vật sinh động, mang đậm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Bài trướcSoạn Văn 10 Bài 11: Ôn Tập Văn Học Dân Gian Việt Nam
Bài tiếp theoTrắc Nghiệm Cực Trị Thể Tích Có Đáp Án Và Lời Giải

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây