Đề Thi HK 2 Môn Hóa Lớp 10- Đề 6

0
416

Đề Thi HK 2 Môn Hóa Lớp 10- Đề 6

I – Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?

A. Điện phân nước                                              C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

B. Nhiệt phân KClO3(xt MnO2)                                   D. Nhiệt phân CuSO4

Câu 2: Sục 11,2 lít khí SO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Dung dịch X gồm

A. NaHSO3, Na2SO3                                            C. NaOH, Na2SO3

B. NaHSO3, Na2SO3, NaOH                                  D. NaOH, NaHSO3

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là

A. 7             B. 10               C. 12                D. 14

Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Fe, BaCl2, CuO, Ag, Al                 C. CaCl2, K2O, Cu, Mg(OH)2, Mg

B. Zn, Fe(OH)2, FeO, HCl, Au           D.  Al(OH)3, ZnO, BaCl2, Mg, Na2CO3

Câu 5: Khí nào sau đây có màu vàng lục?

A. F2             B. O2                 C. Cl2                 D. SO2

Câu 6: Chất A là muối canxi halogenua (CaX2). Cho dung dịch chứa 0,2 gam A  tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 0,376 gam kết tủa. Công thức của phân tử A là

A. CaCl2         B. CaBr2             C. CaI2              D. CaF2

II – Tự luận (7 điểm)

Bài 1 (2,5 điểm)

Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).

a. Al +H2SO4 loãng →                                     c. Fe + Cl2 →

b. H2S + O2 (thiếu) →                                     d. SO2 + Br2 + H2O→

c. FeS + H2SO4 đặc, nóng →

Bài 2 (1,5 điểm)

Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có):  NaNO3; K2S; Na2SO4; MgCl2

Bài 3 (3 điểm)

Hòa tan hoàn toàn 22,8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg trong 160 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch B.

a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A. (1,5điểm)

b. Tính C% mỗi chất trong dung dịch B.(1điểm)

c. Nung nóng 1/2 hỗn hợp A với 1,68 lít oxi (đktc) thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ rắn X phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc). (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tìm V? (0,5điểm)

 (Cho: Fe =56; Mg=24; O=16; H =1; Cl =35,5; Na=23; O=16; S=32; Ca=40; F=9; Cl=35,5; Br=80; I=127;Ag=108)

(Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II

I – Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A A D C B

II – Tự luận (7 điểm)

Bài 1: (2,5 điểm). Mỗi phương trình đúng được 0,5 điểm.Thiếu cân bằng và điều kiện phản ứng trừ  0,25 điểm.

Bài 2: (1,5 điểm). Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số từ 1-4

NaNO3 K2S Na2SO4 MgCl2
Dd  BaCl2 Kết tủa trắng
Dd AgNO3 –   (Còn lại) Kết tủa đen X Kết tủa trắng

PTHH

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl

2AgNO3 + K2S → Ag2S + 2KNO3

2AgNO3 + MgCl2 → Mg(NO3)2 + 2AgCl

Các phương pháp nhận biết khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa.

Bài 3: (3 điểm)

a. (1,5 đ)

 

0,5đ

 

Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là x và y (mol)→ mA=56x+24y=22,8 (g) (1)

nSO2=0,7(mol) => 1,5x + y = 0,7 mol (2)

Giải hpt (1) và (2) → x=0,3; y=0,25 (mol)

%mFe=73,68%;    %mMg=26,32%

 

b.(1đ) mddB = 22,8 + 1600 – 0,7.64 =138 g

C% Fe2(SO4)3 =43,48 %;      C% MgSO4 =21,74 %

c.(0,5đ) Bản chất của 2 quá trình xảy ra như sau:

Fe0 → Fe+3 + 3e                      O2  +        4e → 2O-2

0,15               0,45                 0,075       0,3

Mg0 → Mg+2 + 2e                   S+6  + 2e  →  S+4

0,125               0,25                            2a           a

 

Theo định luật bảo toàn e ta có PT: 0,45 + 0,25 =0,3 + 2a ↔ a=0,2

Số mol của SO2 = số mol của S+4 =  0,2 mol

Thể tích của SO2 = 0,2. 22,4= 4,48 lít

0,5đ
Bài trướcĐề Thi HK 2 Hóa Lớp 10- Đề 5
Bài tiếp theoĐề Thi HK 2 Môn Hóa Học Lớp 10- Đề 7

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây