Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Văn 10-Đề 8

0
654

Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Văn 10-Đề 8

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân,  huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần (1740- 1778), quê Bắc Ninh.

…Thân phụ ông đã có lúc giữ chức Tể tướng trong triều đình Lê- Trịnh. Nhưng mới 10 tuổi, ông đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ. Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (1734-1786). Nguyễn Khản từng làm quan tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng”

(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)

Câu 1: (0,5 điểm)  Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 : (1,0 điểm)  Đoạn văn trên gợi cho em cảm nhận gì về thân thế và cuộc đời của Nguyễn Du?

Câu 4:  (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:         Khắc giờ đằng đẵng như niên

                                                       Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

                                     (Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)

  II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm) Nhìn hình ảnh và hãy cho biết những hình ảnh đó thể hiện thực trạng gì của xã hội ta hiện nay? Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đê trên.

Câu 2: (4,0 điểm) Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục và tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên trong 14 câu đầu trong đoạn trích “Trao duyên” ( Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

                                       Cậy em em có chịu lời

                                    …Duyên này thì giữ vật này của chung.

                                                                ———-Hết———-

ĐÁP ÁN

                                                                    PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu Ý Nội dung Điểm
    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long … Mẹ là Trần Thị Cầm (1740 – 1778), quê Bắc Ninh.”  
1     Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh 0,5
2   Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế, quê quán và cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du. 0,5
3    Đoạn văn trên gợi cho em  cảm nhận gì về thân thế và cuộc đời của Nguyễn Du?  
  Ý 1 Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến quyền quý ( quý tộc). 0,5
  Ý 2   Tuổi thơ có nhiều bất hạnh 0,5
4    Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.  
  Ý 1 -Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”…tựa “miền biển xa” 0,5
  Ý 2 -Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa …biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả. 0,5
                                                                 PHẦN LÀM VĂN
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Câu 1: NLXH

Những hình ảnh đó thể hiện thực trạng  của xã hội ta hiện nay là vấn đề vệ sinh an toàn thưc phẩm ( Thực phẩm bẩn)

 Đoạn văn cần đảm  các yêu cầu sau

– Viết đúng đoạn văn theo thao tác diễn dich hay qui nap. Trình bày sạch đẹp,  đúng hình thức một đoạn văn. Diễn đạt gãy gọn, rõ ràng. Viết câu, dùng từ chính xác. Văn có cảm xúc …

– Nội dung: H/s có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích rõ vấn đề vệ sinh an toàn thưc phẩm ( Thực phẩm bẩn) ảnh hưởng như thế nào trong đời sống con người.

+ Phân tích tình hình thực trạng hiện nay

+ Nguyên nhân chủ yếu là do hám tiền, hám lội của các nhà kinh doanh, sự quản lý lỏng lẻo và vô trách nhiệm của các nhà chức trách, thiếu ý thức đề phòng của nguời sử dụng…+ Giải pháp cho vấn đề theo nhiều cách:

. Tuyên truyền vận động cho người dân phòng tránh

. Báo cơ quan chức năng nếu phát hiện các cơ sờ xản xuất thực phẩm bẩn

.Tẩy chay các mặt hàng không đảm bảo VSATTP

 

 

1,0

 

2,0

 

 

                                        Câu 2:  NLVH

 a/ Yêu cầu về kĩ năng  

– Biết cách làm bài văn nghị luận

– Kết cấu 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc,

– Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

– Chữ viết rõ ràng, cẩn thận

b/ Yêu cầu về kiến thức:

b1.  Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích

b2.  H/s phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều

 

 
MB – Giới thiệu khái quát: tác giả – tác phẩm 0,5
TB H/s phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều

*Hai câu thơ đầu : Lời nhờ cậy ( 1,0 điểm)

 – Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. ( Phân tích rõ  từ “Cậy”,  từ “Chịu” để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)

– Khung cảnh “Em” – “ngồi”, “chị” – “lạy”, “thưa”. ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc

=>Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.

* 6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình– Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình :

+ Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng

+ Nàng nhắc đến các biến cố đã xẩy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.

– Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.

*Bốn câu: Lời thuyết phục. – Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:

+Nhờ vào tuổi xuân của em

+ Nhờ vào tình máu mủ chị em

+ Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

ð  Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị.

* Tâm trạng đau đớn khi trao duyên : tình cảm lấn át lí trí, trao duyên chứ không trao tình

ð  b3. Nghệ thuật:   ( 0,5 điểm)

+ Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

*Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KB Đánh giá

-Đoạn trích là minh chứng cho tài và tình của Nguyễn Du qua kiệt tác Truyện Kiều:

+ Nguyễn Du đã “hóa thạch” nỗi đau con người trong một cảnh ngộ đầy bi kịch bằng “con mắt nhìn thấu sáu cõi, bằng tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân)

+ Đoạn trích khẳng định một thi tài – Người đã đưa tiếng Việt lên đỉnh cao của ngôn ngữ văn học.

0,5
Bài trướcĐề Thi HK 2 Ngữ Văn 10-Đề 7
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kỳ 2 Ngữ Văn 10-Đề 9

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây