Đề Thi HK 2 Ngữ Văn Lớp 11- Đề 4

0
353

Đề Thi HK 2 Ngữ Văn Lớp 11- Đề 4

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời theo câu hỏi:

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh)

  1. Anh/chị hãy xác định nội dung chính của đoạn văn trên.
  2. Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng thành công trong đoạn văn? Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó.
  3. Cảm nhận về đoạn văn, một học sinh đã viết như sau:

 Qua đoạn văn đã cho ta thấy niềm yêu quý tha thiết đất nước và lòng căm thù dặc sâu sắc của Bác

Theo anh/chị, với cách viết như vậy, bạn học sinh đã mắc những lỗi nào? Hãy nêu cách chữa.

Câu 2: (3 điểm)

Ngạn ngữ có câu: “Gieo thói quen, gặt tính cách”. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.

Câu 3: (4 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

(Vội vàng – Xuân Diệu)

………… Hết …………

– Học sinh không được sử dụng bất kỳ loại tài liệu nào.

– Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN                                            MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

Câu 1:  (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng 1 điểm.

  1. Nội dung chính: Thực dân Pháp gây ra nhiều tội ác đối với phong trào yêu nước của nhân dân ta.
  2. Biện pháp nghệ thuật: Lặp từ, lặp cấu trúc tạo nên những câu văn đồng dạng, liên tiếp tăng tiến dồn dập; vừa có tác dụng nhấn mạnh ý vừa tạo nhịp điệu, âm hưởng…
  3. Xác định lỗi: Ngữ pháp: câu thiếu chủ ngữ; sai chính tả.

– Chữa lỗi: + Ngữ pháp: bỏ “qua” hoặc bỏ “đã cho” thêm dấu phẩy,…

+ Lỗi chính tả: “dặc” -> giặc

 Đoạn văn đã cho ta thấy niềm yêu quý tha thiết đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của Bác.

Lưu ý: Hs có thể có nhiều cách chữa lỗi, miễn là đúng ngữ pháp gv linh động khi chấm.

Câu 2:

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.

  1. Yêu cầu về nội dung:
  • Nêu được vấn đề nghị luận (0,5)
  • Giải thích: (0,5) + Thói quen: những biểu hiện bề ngoài trong ứng xử được lặp đi lặp lại…

+ Tính cách: đặc điểm tâm lí ổn định dựa trên các biểu hiện bề ngoài và nội tâm bên trong,…

+ Gieo – gặt chỉ quan hệ nhân quả

=> Ý cả câu: đề cập đến mối quan hệ nhân quả giữa thói quen (biểu hiện nhất thời, bề ngoài) với tính cách (biểu hiện chiều sâu ổn định bên trong) của con người.

– Bàn luận: (1,5)  + Thói quen tốt… (dẫn chứng)

+ Thói quen xấu… (dẫn chứng)

+ Mối quan hệ giữa thói quen và tính cách… (dẫn chứng)

– Bài học và liên hệ bản thân: (0,5)   + Nhận rõ mối quan hệ, chi phối…

+ Hình thành, rèn luyện thói quen tốt,…

+ Hạn chế, khắc phục, loại bỏ thói quen xấu…

Câu 3:

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học

– Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc.

2. Yêu cầu về nội dung:

*  Vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5)

* Cảm nhận:(3,0)

– Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống:

+Gần gủi, thân quen…; Tươi đẹp, tràn đầy sức sống…; Tình tứ, quyến rũ…

+Thiên nhiên được diễn tả bằng những hình ảnh mới lạ; ngôn ngữ gợi cảm,… biện pháp tu từ…

– Cái tôi trữ tình: + Là cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ, đầy lòng ham sống: cách nhìn đời trẻ trung,…; tình cảm vừa tha thiết, rạo rực,…vừa vội vàng, quyến luyến…

+ Được thể hiện bằng giọng điệu say mê, nhịp điệu gấp gáp,…

* Đánh giá: (0,5)

* Lưu ý: – Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục, nắm vững kỉ năng làm bài mới cho điểm tối đa.

– Trân trọng những bài làm sáng tạo.

 

 

Bài trướcĐề Thi Học Kỳ 2 Môn Ngữ Văn 11- Đề 3
Bài tiếp theoĐề Thi HK 2 Ngữ Văn 11- Đề 5

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây