Đề Thi HK 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11- Đề 11

0
596

Đề Thi HK 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11- Đề 11

I/ Phần Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: chắc hẳn con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thật thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.”

(Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Câu 1: (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2: (1,0 điểm): Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?

Câu 3: (2,5 điểm):

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân? (1,5 điểm)

II/ Phần tạo lập văn bản (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)? Qua đó, nêu ra quan niệm sống cho bản thân?

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD 2007)

Đề 2:

I/ Phần Đọc – hiểu văn bản (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

(Trích “Hạt giống tâm hồn”)

Câu 1: (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Câu 2: (1,0 điểm): Tìm và phân tích nghĩa tình thái trong đoạn văn trên?

Câu 3: (2,5 điểm):

a, Em hãy nêu nội dung của đoạn văn trên? (1,0 điểm)

b, Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra bài học cho bản thân? (1,5 điểm)

II/ Phần tạo lập văn bản (6,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)? Qua đó, nêu ra quan niệm sống cho bản thân?

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Ngữ văn 11, tập hai, NXBGD 2007)

—————-HẾT—————–

I. HƯỚNG DẪN CHẤM              

ĐỀ/ CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT – HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Đề 1 Phần đọc- hiểu  
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự. 0,5 điểm
Câu 2: Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

Chắc hẳn: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp.

– Thật thảm thiết : khẳng định tính chân thực của sự việc.

 

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3: a, Nội dung của đoạn văn trên: sự già yếu, vô dụng của con lừa bị ông chủ bỏ rơi nhưng sau đó lừa đã biết vươn lên hoàn cảnh và số phận khắc nghiệt để vực dậy trong cuộc sống.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống dù trong hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, cần phải biết vươn lên và vượt qua, đừng bao giờ đầu hàng để tiến tới thành công.

1,0 điểm

 

 

1,5 điểm

Đề 2 Phần đọc- hiểu  
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản : Tự sự. 0,5 điểm
Câu 2: Tìm và phân tích nghĩa tình thái có trong đoạn văn:

Định: đánh giá sự việc chưa xảy ra.

Phải: khẳng định tính tất yếu của sự việc.

Thật sự: khẳng định tính chân thực của sự việc.

1,0 điểm
Câu 3: a, Nội dung của đoạn văn trên:

– Câu chuyện về hai hạt lúa:

+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.

+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.

b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

1,5 điểm

Chung Phần tạo lập văn bản  
  a, Yêu cầu về kĩ năng:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo một số yêu cầu về kĩ năng:

– Biết viết một bài văn nghị luận văn học (phân tích một bài thơ).

– Biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận.

– Lập luận thuyết phục, luận điểm rõ ràng, phong phú, đúng đắn. Diễn đạt có cảm xúc.

– Trình bày chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 
  b, Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng sau đây là vài gợi ý:

* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

* Thân bài: Phân tích nội dung:        

Khổ 1 : Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết:

+ Câu đầu: là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.

+ Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng nỗi niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.

Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa.

+ Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả; “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt.

+ Hai câu sau tả dòng Hương trong đêm trăng lung linh,huyền ảo, vừa thực vừa thơ  mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.

Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ

+ Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách đường xa.

+ Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời.

– Nghệ thuật: trí tưởng tượng phong phú, nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ…; hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

*Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề.

– Quan niệm sống cho bản thân: yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước; cần biết quý trọng từng giây từng phút trong cuộc đời…

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

1,0 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

1,0 điểm

 

 

 

Bài trướcĐề Thi HK 2 Môn Ngữ Văn Lớp 11- Đề 10
Bài tiếp theoĐề Thi HK 2 Môn Sử Lớp 11-Đề 1

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây