Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 7 Trường THCS Đoàn Thị Điểm Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
161

Đề thi học kì 1 Vật Lý 7 Trường THCS Đoàn Thị Điểm Hà Nội có đáp án, trắc nghiệm và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM

TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ THI HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (NB): Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 2 (NB): Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy B. Cái gương

C. Mặt trời D. Bóng đèn đang bật

Câu 3 (NB): Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:

A. Luôn truyền theo đường gấp khúc

B. Luôn truyền theo đường thẳng

C. Luôn truyền theo đường cong

D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Câu 4 (TH): Góc phản xạ luôn:

A. Lớn hơn góc tới B. Nhỏ hơn góc tới C. Bằng góc tới. D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới

Câu 5 (TH): Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị

A. 600 B. 40C. 30D. 200

Câu 6 (NB): Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật

B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật

C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật

D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 7 (NB): Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương:

A. 14 cm B. 8cm C. 16 cm D. 20cm

Câu 8 (TH): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.

B. Ảnh thật, hứng được trên màn

C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.

D. Ảnh thật, không hứng được trên màn

Câu 9 (TH): Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:

A. ảnh ảo lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật

C. ảnh thật lớn hơn vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật

Câu 10 (TH): Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?

A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn

B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật

C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng

D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước

Câu 11 (TH): Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:

A. Dây đàn B. Hộp đàn

C. Ngón tay gảy đàn D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn

Câu 12 (TH): Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu?

A. Để tạo kiểu dáng cho đàn

B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra

C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn

D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

Câu 13 (TH): Nguồn âm của cây sáo trúc là:

A. Các lỗ sáo B. Miệng người thổi sáo

C. Lớp không khí trong ống sáo D. Lớp không khí ngoài ống sáo

Câu 14 (TH): Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là:

A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp

B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh

C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng

D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được

Câu 15 (TH): Khi nói một vật dao động với tần số 70Hz có nghĩa là:

A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động. B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động.

C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động. D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.

Câu 16 (TH): Ta nghe được những âm có tần số

A. từ 200 Hz đến 20.000 Hz B. từ 20 Hz đến 20.000 Hz.

C. từ 2 Hz đến 2000 Hz. D. từ 2 Hz đến 20.000 Hz.

Câu 17 (NB): Âm phản xạ là:

A. Âm dội lại khi gặp vật chắn B. Âm đi xuyên qua vật chắn

C. Âm đi vòng qua vật chắn D. Các loại âm trên

Câu 18 (TH): Chọn đáp án đúng :

A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn

B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra

C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15 giây

D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây

Câu 19 (NB): Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp B. Đệm cao su C. Rèm nhung D. Cửa kính

Câu 20 (TH): Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng sấm rền

B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài

C. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy

D. Tiếng sóng biển ầm ầm

Câu 21 (TH): Đánh dấu (Đ) vào câu trả lời đúng, và (S) vào câu trả lời sai:

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí
2. Nước không truyền được âm
3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí
4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su

Câu 22 (TH): Chọn từ thích hợp trong những từ sau để vào chỗ trống:

(tần số, biên độ dao động, Hz, dB, trầm, bổng, to, nhỏ)

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là……………………………….

2. Đơn vị đo độ to của âm là…………………….

3. Âm càng…………………………thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng………………………….thì biên độ dao động càng nhỏ.

II – TỰ LUẬN

Câu 23 (VD): a, Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng.

b, Tại sao ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm chúng thường báo cho nhau bằng cách dậm chân xuống đất.

Câu 24 (VDC): a, Một bạn đứng vỗ tay trước miệng một cái giếng sâu cạn nước. Sau 0,7 s kể từ lúc vỗ tay thì bạn ấy nghe thấy tiếng vang. Hỏi giếng sâu bao nhiêu mét? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

b, Một người bạn của con đang muốn ghi âm một bài hát. Nhưng căn phòng khá rộng, và có tiếng vang khiến lời hát nghe không được rõ. Con sẽ khuyên bạn làm như thế nào để có thể làm giảm được tiếng vang trong căn phòng?

Đáp án

1-C 2-B 3-B 4-C 5-A 6-C 7-C 8-A 9-D 10-D
11-A 12-B 13-C 14-B 15-D 16-B 17-A 18-D 19-D 20-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt ta.

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp giải:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

Giải chi tiết:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, ví dụ: Mặt trời, ngọn đèn…

Gương không tự mình phát ra ánh sáng nên không phải là nguồn sáng

Câu 3: Đáp án B

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 4: Đáp án C

Góc phản xạ luôn bằng góc tới.

Câu 5: Đáp án A

Phương pháp giải:

Định luật phản xạ ánh sáng

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới

Giải chi tiết:

Góc phản xạ luôn bằng góc tới. Góc tới bằng 600 thì góc phản xạ bằng 600.

Câu 6: Đáp án C

Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật.

Câu 7: Đáp án C

Phương pháp giải:

+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

Giải chi tiết:

Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

Ngọn nến đặt vuông góc trước gương phẳng và cách gương 16cm, do đó ảnh của ngọn nến cũng cách gương 16cm.

Câu 8: Đáp án A

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn

Câu 9: Đáp án D

Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu 10: Đáp án D

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước.

Câu 11: Đáp án A

Vật dao động phát ra âm thanh. Bộ phận phát ra âm thanh ở các loại đàn có dây là dây đàn.

Câu 12: Đáp án B

Hộp đàn có tác dụng khuếch đại âm thanh do dây đàn phát ra, gọi là hộp cổng hưởng.

Câu 13: Đáp án C

Nguồn âm là các vật dao động phát ra âm thanh. Bộ phận dao động tạo ra âm thanh ở sáo trúc là lớp không khí trong ống sáo.

Câu 14: Đáp án B

Vận tốc âm thanh nhỏ hơn vận tốc ánh sáng, nên ta thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm.

Câu 15: Đáp án D

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong 1 giây. Tần số 70 Hz tức là trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động.

Câu 16: Đáp án B

Tai người nghe được các âm thanh có tần số 20 Hz đến 20 000 Hz.

Câu 17: Đáp án A

Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp vật chắn

Câu 18: Đáp án D

Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây

Câu 19: Đáp án D

Vật có bề mặt phẳng, nhẵn, cứng thì phản xạ âm tốt. Cửa kính phản xạ âm tốt

Câu 20: Đáp án B

Âm thanh to, kéo dài là âm gây ô nhiễm tiếng ồn như Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.

Câu 21:

Phương pháp giải:

Âm thanh truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí. Vận tốc âm thanh lớn nhất trong chất rắn, đến chất lỏng, nhỏ nhất trong chất khí. Vật có bề mặt phẳng, nhẵn, cứng thì phản xạ âm tốt, vật mềm, xốp phản xạ âm kém.

Giải chi tiết:

1. Âm thanh chỉ truyền được trong chất khí: S

2. Nước không truyền được âm: S

3. Âm truyền trong gỗ nhanh hơn trong không khí: Đ

4. Một miếng gỗ phản xạ âm tốt hơn đệm cao su: Đ

Câu 22:

1. Độ lệch xa nhất so với vị trí cân bằng gọi là biên độ dao động

2. Đơn vị đo độ to của âm là dB

3. Âm càng, to thì biên độ dao động càng lớn.

4. Âm càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.

Câu 23:

Phương pháp giải:

a) Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, có độ lớn bằng vật, cách gương 1 khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

b) Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí.

Giải chi tiết:

b) Vì vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí. Nên khi dậm chân xuống đất, cả đàn sẽ nhận được tín hiệu nhanh hơn.

Câu 24:

Phương pháp giải:

a) Áp dụng công thức S = v.t.

Khi người nói vọng xuống giếng, thì âm thanh gặp đáy giếng thì phản xạ lại, vì vậy quãng đường âm thanh đi được gấp đôi độ sâu của giếng.

b) Cách giảm tiếng vang trong phòng:

– Treo rèm nhung

– Trải thảm

– Trang trí tường bằng các họa tiết mềm, sần sùi, gồ ghề.

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

t = 0,7s

v = 340m/s

s = ?

Bài giải:

a) Độ sâu của giếng là: $$S = \frac{{v.t}}{2} = \frac{{340.0,7}}{2} = 119$$ (m)

b) Cách cách có thể làm để làm giảm tiếng vang trong phòng:

– Treo rèm nhung

– Trải thảm

– Trang trí tường bằng các họa tiết mềm, sần sùi, gồ ghề.

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 7 Phòng GD&ĐT Quận 7 TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Kiểm Tra Học Kì 1 Toán 7 Phòng GD&ĐT Huyện Sơn Dương-Tỉnh Tuyên Quang Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây