Đề Thi Học Kỳ 2 Lịch Sử 11-Đề 8

0
331

Đề Thi Học Kỳ 2 Lịch Sử 11-Đề 8

Câu 1: ( 4 điểm)  Nêu  nội dung khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp?.Với chính sách khai thác đó đã có tác động gì đối với nước ta?. Lập bảng so sánh về cơ cấu kinh tế – xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất theo mẫu:

NỘI DUNG  SO SÁNH TRƯỚC CUỘC KHAI THÁC TRONG CUỘC KHAI THÁC
Cơ cấu kinh tế

 

Cơ cấu xã hội

 

 

Câu 2: ( 4 điểm)  Những hiểu biết của em về Phan Bội Châu và Xu hướng bạo động?. Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động và muốn nhờ vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh pháp, vì sao phong trào Đông Du thất bại ?. ( 4 điểm)

Câu 3: ( 2 điểm) Em biết gì về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành, nêu quá trình ra đi tìm đường cứu nước  và hoạt động của Người từ 1911-1918 ?.

======== HẾT ========

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM

 

Câu Nội dung chính cần trả lời Điểm
Câu 1 4.0
– Nội dung khai thác: 1.75
+ Nông nghiệp:Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất ,lập đồn điền 0.25
+ Công nghiệp:đẩy mạnh khai thác mỏ (mỏ than), một số nghành công nghiệp dịch vụ,CN chế biến và sản xuất vật liệu ra đời 0.75
+ GTVT: XD các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu, cảng để phục vụ khai thác và mục đích quân sự 0.5
+ TN: pháp nắm đọc quyền 0.25
– Tác động: 1.25
+ Tiêu cực: tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nông nghiệp vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu, nông dân bị cướp đoạt rđ và sức lao động tàn nhẫn, cn phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu cn nặng 0.75
+ Tích cực: Có sự du nhập một số yếu tố kt TBCN và phương thức sx TBCN vào nước ta, đem lại những tiến bộ cho nền kt VN 0.5
   NỘI DUNG  SO SÁNH TRƯỚC CUỘC KHAI THÁC TRONG CUỘC KHAI THÁC
Cơ cấu kinh tế

 

       Chủ yếu là nông nhgiệp, công, thương nghiệp kém phát triển Công, thương nghiệp, giao thông vận tải bước đầu phát triển nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
Cơ cấu xã hội

 

       Hai giai cấp chính: Địa chủ phong kiến và nông dân. Bên cạnh 2 giai cấp cũ còn xuất hiện các giai cấp,tầng lớp mới: Công nhân, tư sản, tiểu tư sản
1.0
Câu 2

4điểm

4.0
-Là người lãnh đạo phong trào Đông du 0.25
– Mục tiêu: Xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, có kinh tế phát triển, chính trị tiến bộ… 0.5
– Chủ trương: giành độc lập bằng phương pháp bạo động, nhưng với cách thức tổ chức, huy động lực lượng khác trước. 0.5
– Hoạt động:

+ 5/1904 thành lập hội duy tân ở Quảng Nam với mục tiêu chống Pháp, giành độc lập, xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Hội chủ trương tổ chức phong trào Đông du đưa thanh niên VN sang học tập ở NB

+Từ 8/1908, Chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước. Phong trào Đông du tan rã.

+ 6/1912 thành lập Việt nam quang phục hội với tôn chỉ: ‘ đánh đuổi giặc pháp, khôi phục nước VN, thành lập nước cộng hoà dân quốc VN”

+ 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt.

1.75

 

0.75

 

 

0.25

 

0.5

0.25

 

– Chủ trương bạo động vì:

+ Nợ máu phải trả bằng máu….

+ Phát huy truyền thống đánh giặc của ông cha…..

0.25
– Muốn nhờ Nhật Bản giúp đỡ vì: NB là nước đồng văn, đồng chủng, đồng châu có nghĩa là cùng châu Á, cùng người da vàng và cùng nền văn hoá phương đông nên có thể nhờ vả được… 0.5
Phong trào Đông du thất bại vì: Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai, không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được. Do các thế lực đế quốc Nhật- Pháp cấu kết với nhau để trục xuất những thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật 0.25
Câu3 2.0
– Nguyễn Tất  Thành lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung Sinh 19/5/1890  trong một gia đình trí thức yêu nước, tại Kim Liên- Nam Đàn Nghệ An 0.5
– Qúa trình ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động cứu nước:

+ 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng tìm đường cứu nước.

+ 1911 – 1917, Người bôn ba qua nhiều nước và nhận thấy ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

+ 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng VN; tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng CM tháng Mười Nga 1917

1.5

 

 

 

 

 

 

Bài trướcĐề Thi Học Kỳ 2 Môn Lịch Sử Lớp 11-Đề 7
Bài tiếp theoĐề Thi HK 2 Môn Lịch Sử Lớp 11-Đề 9

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây