Đề Thi HK 2 Vật Lý Lớp 12 Có Đáp Án -Đề 8

0
301

Đề Thi HK 2 Vật Lý Lớp 12 Có Đáp Án -Đề 8

Câu 1: Để chữa được bệnh ung thư gần da, người có thể sử dụng bức xạ điện từ nào sau đây?:    A. Tia X       B. Tia tử ngoại       C. Tia hồng ngoại       D. Tia âm cực
Câu 2: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN vuông góc với các vân giao thoa, MN = 2 cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là
A. 0,7 µm       B. 0,5 µm        C. 0,6 µm        D. 0,4 µm
Câu 3: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng trong không khí, hai khe Young cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa hứng được trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4µm đến 0,75µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng quang phổ bậc 1 ngay sát vân sáng trung tâm là
A. 0,6mm.        B. 0,85mm.         C. 0,35mm.        D. 0,7mm.
Câu 4: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng mặt trời trong thí nghiệm của Newton là do
A. chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.
B. chùm ánh sáng mặt trời đã bị nhiễu xạ khi đi qua lăng kính.
C. bề mặt của lăng kính trong thí nghiệm không chuẩn.
D. góc chiết quang của lăng kính chưa đủ lớn.
Câu 5: Người ta ứng dụng các tính chất của tia hồng ngoại trong thực tế để
A. diệt khuẩn, tiệt trùng thực phẩm                        B. chữa bệnh còi xương.
C. phát hiện vết xước trên bề mặt sản phẩm đúc.    D. ống nhòm hồng ngoại
Câu 6: Trong điều trị ung thự, bệnh nhân được chiếu xạ với 1 liều xác định từ một nguồn phóng xạ. Liều lượng chiếu xạ được định nghĩa bằng tích số nguyên tử phóng xạ và khoảng thời gian chiếu xạ. Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia gamma để tiêu diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là ∆t = 20 phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải đến bệnh viên để khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã là 4 tháng và bệnh nhân vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu với cùng một lượng tia gamma như lần đầu?:       A. 28,2 phút         B. 24,2 phút           C. 40 phút           D. 20 phút
Câu 7: Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân cho biết mD = 2,0136u, mp = 1,0073u, mn = 1,0087u và 1u = 931,5 MeV/c2.
A. 2,2356 MeV.          B. 1,1178 MeV.          C. 1,8025 MeV.          D. 4,4702 MeV.
Câu 8: Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,15μm vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,30 μm. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34JJ.s; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện có giá trị bằng
A. 6,625.10-18 J.       B. 13,25.10-19 J.        C. 6,625.10-20 J.         D. 6,625.10-19 J.
Câu 9: Gọi λα và λβ và lần lượt là bước sóng của 2 vạch khi electron chuyển từ quĩ đạo M về quĩ đạo L và từ quĩ đạo N về quĩ đạo L (dãy Banme). Gọi λ1 là bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen (ứng với electron chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo M). Hệ thức liên hệ giữa λα , λβ , λ1 là:

Câu 10: Cho phản ứng hạt nhân: H + X → He + n + 17,6 (MeV). Cho NA = 6,023.1023 mol–1, năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 3 gam Hêli là:
A. 74,509.1023MeV       B. 79,504.1023MeV       C. 282,63.1023MeV.     D. 39,752.1023MeV.
Câu 11: Quang phổ thấy được của nguồn sáng nào sau đây có 4 vạch đỏ, lam, chàm, tím?
A. Đèn hơi hiđrô ở áp suất thấp.     B. Mặt trời.
C. Đèn ống.                                  D. Đèn LED.
Câu 12: Năng lượng liên kết là :
A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.
B. Năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn.
C. Năng lượng liên kết các êlectron và hạt nhân nguyên tử.
D. Năng lượng tỏa ra khi các nuclôn liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.
Câu 13: Một đèn Laser có công suất phát sáng 1 W phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,7 μm. Cho h = 6,625.10-34 Js, c = 3.108 m/s. Số phôtôn của đèn phát ra trong 30 giây là:    A. 1,06.1020 .       B. 1,06.1018.        C. 3,52.1020 .       D. 3,52.1018 .

A. cosφ< -0,875      B. cosφ < – 0,75       C. cosφ > 0,875       D. cosφ > 0,75
Câu 15: Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng -1,507 eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng -3,400 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng là (Biết h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108 m/s, 1eV = 1,6.10-19 J)
A. 0,0974 μm.       B. 0,486μm.        C. 0,434 μm.        D. 0,6562μm.
Câu 16: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe là 0,5 mm và từ hai khe đến màn là 2 m; ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng là 450 nm. M và N là hai đểm nằm ở hai bên vân trung tâm, cách vân trung tâm cách đoạn 5,4 mm và 9 mm. Hỏi trên đoạn MN đó có bao nhiêu vân sáng?      A. 8       B. 9       C. 10       D. 7
Câu 17: Xét một phản ứng hạt nhân:. Biết khối lượng của các hạt nhân mH = 2,0135u ; mHe = 3,0149u ; mn = 1,0087u ; 1u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng trên toả hay thu bao nhiêu năng lượng?

A. Thu vào 3,1671 MeV.         B. Tỏa ra 3,1671 MeV.
C. Tỏa ra 7,4990 MeV.           D. Thu vào 7,4990 MeV.
Câu 18: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng trong không khí, bước sóng ánh sáng làm thí nghiệm là 0,5μm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 2m. Khoảng cách 6 vân sáng liên tiếp là 5mm. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là
A. 2mm.       B. 1mm.       C. 10mm.       D. 0,1mm.
Câu 19: Một biển báo giao thông được sơn bằng loại sơn phát quang màu vàng. Biển báo sẽ phát quang khi ánh sáng chiếu vào là ánh sáng:   A. cam     B. đỏ    C. lam    D. đỏ, cam
Câu 20: Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn
A. động lượng      B. điện tích       C. năng lượng toàn phần      D. khối lượng
Câu 21: Hai khe Young cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,6μm. Các vân giao thoa hứng được trên màn cách hai khe 2m. Tại M cách vân trung tâm 1,6mm có:   A. vân sáng bậc 5.     B. vân tối thứ 4.     C. vân tối thứ 5.      D. vân sáng bậc 4.
Câu 22: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. ánh sáng bức các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
B. dòng điện chạy qua chất bán dẫn làm nó phát quang.
C. ánh sáng giải phóng các electron liên kết thành electron tự do và lỗ trống trong kim loại.
D. ánh sáng giải phóng các electron liên kết thành electron tự do và lỗ trống trong khối bán dẫn.
Câu 23: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại bức xạ λ1 = 0,56 μm và λ2 với 0,67 μm < λ2 < 0,74 m thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λ2 và λ3 , với λ3 =7/2 λ2, khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác ?
A. 19.       B. 25        C. 23        D. 21
Câu 24: Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng, biết khoảng cách từ 2 khe đến màn là D = 2,5 m, khoảng cách giữa 2 khe là a = 1 mm, bước sóng dùng trong thí nghiệm là λ = 0,6 μm. Bề rộng vùng giao thoa đo được L = 16 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là:    A. 11 vân      B. 9 vân      C. 10 vân      D. 8 vân
Câu 25: Phát biểu nào sau đây khi nói về tia ∝ không đúng?
A. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia ∝ bị lệch về phía bản âm tụ điện
B. Tia ∝ phóng ra từ hạt nhân với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng
C. Tia ∝ thực chất là hạt nhân nguyên tử hêli
D. Khi đi trong không khí, tia ∝ làm ion hoá không khí làm mất dần năng lượng.
Câu 26: Trong phản ứng hạt nhân:
A. electron          B. hạt β+          C. hạt ∝         D. nơtron
Câu 27: Ống Rơnghen có hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 12000V, phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là λ. Để có tia X cứng hơn, có bước sóng ngắn nhất là λ’ ngắn hơn bước sóng ngắn nhất λ 1,5 lần, thì hiệu điện thế giữa anôt và catôt phải là
A. U = 24000V            B. U = 18000V           C. U = 12000V           D. U = 16000V
Câu 28: Khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì:
A. tần số không đổi, vận tốc tăng lên        B. bước sóng giảm đi, tần số tăng lên
C. vận tốc giảm đi, bước sóng giảm đi       D. vận tốc tăng lên, tần số giảm đi
Câu 29: Định luật phóng xạ được biểu diễn bằng hàm mũ nào dưới đây:

Câu 30: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4μm đến 0,76μm. Những bức xạ cho vân sáng tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,76μm là
A. λ1 = 0,6800 μm, λ2 = 0,5600 μm, λ3 = 0,4342 μm
B. λ1 = 0,6800 μm, λ2 = 0,5600 μm, λ3 = 0,4400 μm
C. λ1 = 0,6280 μm, λ2 = 0,5760 μm, λ3 = 0,4420 μm
D. λ1 = 0,608 μm, λ2 = 0,5066 μm, λ3 = 0,4342 μm
Câu 31: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có khối lượng mo, chu kì bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 19 ngày khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại là 2,24 g. Khối lượng mo là:    A. 17,92 g.       B. 8,96 g.       C. 71,68 g.       D. 35,84 g.
Câu 32: Chiếu một ánh sáng đơn sắc vào bề mặt một tấm đồng có giới hạn quang điện 0,3μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy nếu ánh sáng có bước sóng:
A. 0,2μm.       B. 0,3μm.       C. 0,1μm.       D. 0,4μm.
Câu 33: Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng
A. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.
B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm.
C. Thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.
D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.
Câu 34: Chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để:
A. một nửa số hạt nhân của chất phóng xạ biến thành chất khác
B. hiện tượng phóng xạ lặp lại như cũ
C. hiện tượng phóng xạ bắt đầu xảy ra
D. khối lượng hạt nhân con sinh ra bằng một nửa khối lượng hạt nhân mẹ bị phân rã.
Câu 35: Một bức xạ hoàn toàn đơn sắc là bức xạ:
A. gồm các phôtôn có năng lượng giống nhau      B. có vận tốc xác định trong chân không
C. chỉ thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy                  D. không bị lệch khi đi qua lăng kính
Câu 36: Đồng vị là chất phóng xạ β- với chu kì bán rã T = 5,33 năm, ban đầu có một lượng có khối lượng mo. Sau 2 năm, lượng trên bị phân rã bao nhiêu %?
A. 30,2%.       B. 12,2%.       C. 22,9%.       D. 42,7%.
Câu 37: Ban đầu có một lượng chất phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t = 4T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác và số hạt nhân chất phóng xạ X còn lại là
A. 15.        B. 16.        C.15/16 .       D.1/15 .
Câu 38: Tia tử ngoại và tia X khác nhau ở điểm nào?
A. không lệch trong điện trường, từ trường.         B. có tác dụng ion hoá không khí.
C. tần số.                                                         D. có thể làm phát quang một số chất.
Câu 39: Một vật được nung nóng tới nhiệt độ 5000°C sẽ có thể phát ra những bức xạ nào?
A. hồng ngoại, tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy.       B. hồng ngoại, tử ngoại, tia X
C. hồng ngoại, tử ngoại                                     D. tử ngoại
Câu 40: Điều nào sau đây là sự khác biệt giữa lân quang và huỳnh quang
A. Màu sắc của ánh sáng phát quang                  B. Dạng năng lượng kích thích
C. Thời gian phát quang                                     D. Bước sóng ánh sáng kích thích

———– HẾT ———-

ĐÁP ÁN

Câu 1 A
2 B
3 C
4 A
5 D
6 A
7 B
8 D
9 D
10 B
11 A
12 D
13 A
14 B
15 D
16 B
17 B
18 B
19 C
20 D
21 D
22 D
23 D
24 A
25 B
26 C
27 B
28 C
29 C
30 D
31 C
32 D
33 B
34 A
35 A
36 C
37 A
38 C
39 A
40 C
Bài trướcĐề Thi Học Kỳ 2 Vật Lý Lớp 12 Có Đáp Án -Đề 7
Bài tiếp theoĐề Thi HK 2 Vật Lý 12 Có Đáp Án -Đề 9

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây