Đề Thi Hoá 10 Học Kì 1 Sở GD & ĐT Tỉnh Quảng Nam Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
172

Đề thi Hoá 10 học kì 1 Sở GD & ĐT Tỉnh Quảng Nam có lời giải và đáp án chi tiết gồm 15 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (TH): Số oxi hoá của clo trong HClO3 

A. +7 B. +6 C. +3 D. +5

Câu 2 (TH): Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,90. Cho rằng brom có hai đồng vị, trong đó 79Br chiếm 50,69% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là

A. 80. B. 79. C. 81. D. 82.

Câu 3 (NB): Trong phản ứng oxi hóa  khử, chất khử là chất

A. nhường proton. B. nhận electron. C. nhường electron. D. nhận proton.

Câu 4 (NB): Phân lớp electron d chứa số electron tối đa là

A. 18. B. 6. C. 2. D. 10.

Câu 5 (NB): Cộng hóa trị của N trong phân tử N2 

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 6 (TH): Cho 4,6 gam kim loại natri phản ứng hoàn toàn với lượng nước dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.

Câu 7 (NB): Hạt mang điện tích âm cấu tạo nên nguyên tử là

A. proton. B. hạt nhân. C. nơtron. D. electron.

Câu 8 (TH): Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Cho các phát biểu sau:

(a) X là phi kim.                  (b) Oxit cao nhất của X là XO3.

(c) X là nguyên tố s.            (d) Hợp chất khí với hiđro của X là H2X.

Số phát biểu đúng là

A. B. C. D. 1

Câu 9 (NB): Một nguyên tử kim loại vàng có 79 proton, 118 nơtron. Số electron của nguyên tử đó là

A. 197. B. 79. C. 39. D. 118.

Câu 10 (TH): Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VA. Cấu hình electron nguyên tử của X ở trạng thái cơ bản là

A. 1s22s22p63s23p5B. 1s22s22p5C. 1s22s22p6D. 1s22s22p3.

Câu 11 (TH): Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phi kim mạnh nhất là flo.         B. Phi kim yếu nhất là oxi.

C. Kim loại mạnh nhất là liti.  D. Kim loại yếu nhất là xesi.

Câu 12 (TH): Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa  khử?

A. 2KClO3 → 2KCl + 3O2 B. 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

C. AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 D. CaCO3 → CaO + CO2

Câu 13 (VD): Ion X2- có tổng số hạt p, n, e là 26, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Nguyên tử Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Liên kết của X với Y là liên kết cộng hóa trị.

B. Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VIA.

C. Hợp chất khí của Y với hiđro chứa 5,88% khối lượng hiđro.

D. Oxit cao nhất của Y chứa 40% khối lượng oxi.

Câu 14 (VDC): Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong 4 nguyên tố: 13Al, 12Mg,  19K, 20Ca.

Bán kính nguyên tử của chúng được ghi trong bảng sau:

Nguyên tố X Y Z T
Bán kính nguyên tử (pm) 194 118 243 145

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. T là 12Mg B. Y là 19C. X là 13Al D. Z là 20Ca

Câu 15 (NB): Liên kết hóa học được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu gọi là

A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết ion.

C. liên kết kim loại. D. liên kết hiđro.

B. TỰ LUẬN

Câu 16 (TH): Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 24. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện.

a. Viết kí hiệu nguyên tử của X (Dạng $_Z^AX$).

b. Viết cấu hình electron nguyên tử của X. Cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

Câu 17 (VD): Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa  khử sau theo phương pháp thăng bằng electron (yêu cầu thực hiện đủ 4 bước).

a) C + FeO → CO+ Fe

b) KNO3 + H2SO4 + Cu → CuSO4 + NO + H2O + K2SO4

Câu 18 (TH): Sử dụng bảng HTTH, hãy điền các thông tin vào trong bảng sau:

Yêu cầu Trả lời
Xác định hiệu độ âm điện giữa Mg và Cl.
Xác định loại liên kết trong MgCl2
Xác định điện hóa trị của Mg trong MgCl2
Xác định điện hóa trị của Cl trong MgCl2

Câu 19 (VDC): Đun nóng 14,3 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg trong không khí thu được a gam hỗn hợp Y gồm các kim loại và các oxit. Hoà tan hoàn toàn lượng hỗn hợp Y trên trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z được 49,8 gam muối khan. Giá trị của a là

Đáp án

1-D 2-C 3-C 4-D 5-B 6-B 7-D 8-C 9-B 10-D
11-A 12-A 13-D 14-A 15-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố dựa vào các quy tắc sau:

Quy tắc 1: Số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất bằng 0.

Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của H bằng +1, trừ 1 số trường hợp như hiđrua, kim loại (NaH, CaH2 ….). Số oxi hóa của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2, …).

Quy tắc 3: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.

Quy tắc 4: Trong 1 phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0.

Giải chi tiết:

Số oxi hoá của clo trong HClO3 là + 5.

Câu 2: Đáp án C

Phương pháp giải:

Dùng công thức tính nguyên tử khối trung bình để tìm số khối của đồng vị còn lại.

Công thức tính NTK trung bình:

$\bar A = \frac{{{x_1}.{A_1} + … + {x_n}{A_n}}}{{100}}$ với x1, …, xn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị A1, …, An

Giải chi tiết:

Gọi số khối của đồng vị còn lại là B.

%Số nguyên tử của đồng vị B là 100% – 50,69% = 49,31%.

Công thức tính nguyên tử khối trung bình của brom là: ${\bar A_{B{\rm{r}}}} = \frac{{79.50,69 + B.49,31}}{{100}} = 79,90$

Giải phương trình trên ta tìm được B = 81

Câu 3: Đáp án C

Phương pháp giải:

Ghi nhớ: “Khử – cho; o – nhận” tức là:

– Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất cho e

– Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận e

Giải chi tiết:

Trong phản ứng oxi hóa  khử, chất khử là chất nhường electron.

Câu 4: Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào số electron tối đa trong mỗi phân lớp electron:

Phân lớp s có chứa tối đa 2 electron.

Phân lớp p có chứa tối đa 6 electron.

Phân lớp d có chứa tối đa 10 electron.

Phân lớp f có chứa tối đa 14 electron.

Giải chi tiết:

Phân lớp electron d chứa số electron tối đa là 10 e.

Câu 5: Đáp án B

Phương pháp giải:

Viết công thức cấu tạo của phân tử N2 để xác định cộng hóa trị của N trong N2.

Giải chi tiết:

Công thức cấu tạo của phân tử N2 là N≡N

Vậy cộng hóa trị của N trong N2 là 3.

Câu 6: Đáp án B

Phương pháp giải:

PTHH: Na + H2O → NaOH + ½ H2

Ta có: nNa = 0,2 mol suy ra nH2 = ½ nNa, từ đó ta tính được V = VH2 = 22,4. nH2 (lít)

Giải chi tiết:

PTHH: Na + H2O → NaOH + ½ H2

Ta có: nNa = 0,2 mol suy ra nH2 = ½ nNa = ½. 0,2 = 0,1 mol

Vậy V = VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

Câu 7: Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần nguyên tử gồm:

+ Lớp vỏ tạo bởi các electron (mang điện tích âm)

+ Hạt nhân gồm proton (mang điện tích dương) và nơtron (không mang điện)

Giải chi tiết:

Hạt mang điện tích âm cấu tạo nên nguyên tử là electron.

Câu 8: Đáp án C

Phương pháp giải:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4 nên X thuộc nhóm VIA.

Từ đó ta tìm được các phát biểu đúng.

Giải chi tiết:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4 nên X thuộc nhóm VIA.

Vậy:

– X có 6e lớp ngoài cùng nên X là phi kim → Phát biểu (a) đúng.

– Oxit cao nhất của X là XO3 → Phát biểu (b) đúng.

– X là nguyên tố p vì có e cuối cùng điền vào phân lớp p → Phát biểu (c) không đúng.

– Hóa trị trong hợp chất khí với hidro của X là 2. Vậy công thức hợp chất khí với hidro của X là H2X.

→ Phát biểu (d) đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Câu 9: Đáp án B

Phương pháp giải:

Trong nguyên tử, số proton = số electron.

Giải chi tiết:

Trong nguyên tử, số proton = số electron.

Vậy số electron của nguyên tử vàng bằng 79.

Câu 10: Đáp án D

Phương pháp giải:

Từ vị trí suy ra đặc điểm nguyên tử X, từ đó xác định được cấu hình electron nguyên tử của X.

Với các nguyên tố nhóm A thì:

+ Số thứ tự chu kì = số lớp e

+ Số thứ tự nhóm = số e lớp ngoài cùng

Giải chi tiết:

Theo đề bài, nguyên tố X thuộc chu kì 2 nên X có 2 lớp electron, X thuộc nhóm VA nên X có 5 electron ở lớp ngoài cùng

→ Cấu hình electron nguyên tử của X ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p3.

Câu 11: Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong 1 chu kì và trong 1 nhóm A để tìm phát biểu đúng.

Quy luật biến đổi tính kim loại/phi kim:

– Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

– Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Giải chi tiết:

Phi kim mạnh nhất là flo.

Câu 12: Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự cho – nhận e (hay có sự thay đổi số oxi hóa).

Giải chi tiết:

Xét phản ứng $2K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{\rm{ }}O}\limits_3^{ – 2} \to 2K\mathop {Cl}\limits^{ – 1} + 3\mathop {{\rm{ }}O}\limits_2^0 $ có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố O và nguyên tố Cl nên là phản ứng oxi hóa khử.

Còn các phản ứng còn lại không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố nên không phải phản ứng oxi hóa khử.

Câu 13: Đáp án D

Phương pháp giải:

Giả sử trong nguyên tử X: số p = số e = Z và số n = N

X + 2e → X2-

→ Số hạt trong ion X2- là: Số p = Z; Số e = Z + 2; Số n = N

Theo đề bài:

+ Ion X2- có tổng số hạt p, n, e là 26 → Z + Z + 2 + N = 26

+ Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 → Z + Z + 2 – N = 10

Giải hệ trên ta được Z và N. Nguyên tử X có số hạt mang điện là 2Z.

Nguyên tử Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16 nên số hạt mang điện của nguyên tử Y là 2Z + 16.

Suy ra số hạt proton = số hạt electron của nguyên tử Y

Từ đó ta xét từng phát biểu để tìm phát biểu sai.

Giải chi tiết:

Giả sử trong nguyên tử X: số p = số e = Z và số n = N

X + 2e → X2-

→ Số hạt trong ion X2- là: Số p = Z; Số e = Z + 2; Số n = N

Theo đề bài:

+ Ion X2- có tổng số hạt p, n, e là 26 → Z + Z + 2 + N = 26

+ Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 → Z + Z + 2 – N = 10

Giải hệ trên ta được Z = 8 và N = 8 → X là oxi.

Nguyên tử X có số hạt mang điện là 2Z = 16.

Nguyên tử Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16 nên số hạt mang điện của nguyên tử Y là 16 + 16 = 32

Suy ra số hạt proton = số hạt electron của nguyên tử Y bằng 32 : 2 = 16.

Vậy nguyên tố Y là nguyên tố lưu huỳnh.

Phát biểu A. Liên kết của X với Y là liên kết cộng hóa trị là phát biểu đúng.

Phát biểu B. Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm VIA đúng vì X có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p4. X thuộc chu kì 2 vì có 2 lớp electron, nhóm VIA vì có 6 e ở lớp ngoài cùng.

Phát biểu C. Hợp chất khí của Y với hiđro chứa 5,88% khối lượng hiđro đúng vì công thức hợp chất khí với H của S là H2S.

Ta có %mH = 2.100%/34 = 5,88%

Phát biểu D. Oxit cao nhất của Y chứa 40% khối lượng oxi là phát biểu sai vì công thức oxit cao nhất của Y là SO3 có %mO = 60%

Câu 14: Đáp án A

Phương pháp giải:

Từ số hiệu nguyên tử, viết cấu hình electron nguyên tử để xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đó dựa vào quy luật biến đổi bán kính nguyên tử trong 1 chu kì và trong 1 nhóm A để xác định X, Y, Z, T là các nguyên tố nào.

+ Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần.

+ Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng dần

Giải chi tiết:

Cấu hình electron và vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:

13Al: 1s22s22p33s23p1              → Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA

12Mg: 1s22s22p33s2                  → Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA

19K: 1s22s22p33s23p64s1          → K thuộc chu kì 4, nhóm IA

20Ca: 1s22s22p33s23p64s2         → Ca thuộc chu kì 4, nhóm IIA

Ta có bảng tuần hoàn rút gọn như sau:

Nhóm IA Nhóm IIA Nhóm IIIA
Chu kì 3 Mg Al
Chu kì 4 K Ca

– Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử giảm dần. Do đó:

+ Với chu kì 3: bán kính nguyên tử của Mg > Al (1)

+ Với chu kì 4: bán kính nguyên tử của K > Ca (2)

– Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng dần nên trong nhóm IIA thì bán kính nguyên tử của Ca > Mg (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra bán kính nguyên tử của  K > Ca > Mg > Al.

Đối chiếu với số liệu về bán kính nguyên tử ta thấy: Z > X > T > Y

→ Z là K,  X là Ca, T là Mg và Y là Al.

Vậy phát biểu đúng là A.

Câu 15: Đáp án B

Liên kết hóa học được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu gọi là liên kết ion.

Câu 16: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Từ đề bài ta có các phương trình: p + n + e = 24; p = e; p = n

Giải hệ trên ta tìm được p, n, e.

b) Từ số e trong nguyên tử X để viết cấu hình electron nguyên tử:

+ Xác định số electron của nguyên tử.

+ Các e được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo quy tắc: phân lớp s chứa tối đa 2 e; phân lớp p chứa tối đa 6 e; phân lớp d chứa tối đa 10 e; phân lớp f chứa tối đa 14 e.

+ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thức tự của các lớp electron.

Từ số electron ở lớp ngoài cùng để xác định X là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Giải chi tiết:

a. – Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 24 => p + n + e = 24 (1)

– Trong hạt nhân, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện => p = n (2)

– Mà trong 1 nguyên tử ta luôn có: p = e (3)

Từ (1) (2) (3) => p = e = n = 8

=> A = p + n = 16 => $_8^{16}O$

b. Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p4.

→ X là phi kim vì có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 17: Đáp án

Phương pháp giải:

Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình.

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Giải chi tiết:

a)Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình

$\mathop {{\rm{ }}C}\limits^0 + \mathop {Fe}\limits^{ + 2} O \to \mathop {{\rm{ }}C}\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop {Fe}\limits^0 $

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình

Quá trình oxi hóa: C → C+4 + 4e

Quá trình khử: Fe+2 + 2e → Fe

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận

$\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {x1}\limits^{} }\\{\mathop {x2}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {{\rm{ }}C}\limits^0 \mathop { \to C}\limits^{{\rm{ + 4}}} {\rm{ + 4e}}}\\{\mathop {Fe}\limits^{ + 2} {\rm{ + 2e}} \to \mathop {Fe}\limits^0 }\end{array}} \right.$

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học

C + 2FeO → CO+ 2Fe

b) Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình

$K\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} {O_3} + {H_2}S{O_4} + \mathop {Cu}\limits^0 \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4} + \mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 2} O + {H_2}O + {K_2}S{O_4}$

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình

Quá trình oxi hóa: Cu → Cu+2 + 2e

Quá trình khử: N+5 + 3e → N+2

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận

$\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {x3}\limits^{} }\\{\mathop {x2}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {Cu}\limits^0 \mathop { \to Cu}\limits^{{\rm{ + 2}}} {\rm{ + 2e}}}\\{\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} {\rm{ + 3e}} \to \mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.$

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học

2KNO3 + 4H2SO4 + 3Cu → 3CuSO4 + 2NO + 4H2O + K2SO4

Câu 18: Đáp án

Phương pháp giải:

Tính hiệu độ âm điện giữa Mg và Cl.

Từ hiệu độ âm điện để xác định loại liên kết trong MgCl2.

Hiệu độ âm điện (Δχ):

0 ≤ (Δχ) < 0,4 → Liên kết CHT không cực

0,4 ≤ (Δχ) < 1,7 → Liên kết CHT có cực

(Δχ) ≥ 1,7 → Liên kết ion

Từ sự hình thành ion của Mg và Cl để xác định điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2.

Giải chi tiết:

Yêu cầu Trả lời
Xác định hiệu độ âm điện giữa Mg và Cl. ${\Delta _\chi } = 3,16 – 1,31 = 1,85$
Xác định loại liên kết trong MgCl2 Liên kêt ion
Xác định điện hóa trị của Mg trong MgCl2 2+
Xác định điện hóa trị của Cl trong MgCl2 1-

Câu 19: Đáp án

Phương pháp giải:

Dùng bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng để xác định a = mkim loại + mO

Giải chi tiết:

nH2 = 0,2 mol

Ta có: mCl = m muối – mKL = 49,8 – 14,3 = 35,5 gam → nCl = 1 mol

BTNT “Cl”: nHCl = nCl = 1 mol

BTNT “H”: nHCl = 2nH2 + 2nH2O → 1 = 2.0,2 + 2.nH2O → nH2O = 0,3 mol

BTNT “O”: nO = nH2O = 0,3 mol

Vậy a = mKL + mO = 14,3 + 0,3.16 = 19,1 (g)

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Hoá 10 Học Kì 1 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân -Vĩnh Phúc Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây