Đề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
181

Đề thi học kì 1 Hoá 10 Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết gồm có lý thuyết và bài tập. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Phần I: Lý thuyết

Câu 1 (TH): Cho biết số hiệu nguyên tử của K (Z=19), S (Z=16), Ar (Z=18), Fe (Z=26).

a) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và ion: K, S, Ar, Fe, K+, S2-, Fe2+, Fe3+.

b) Từ cấu hình electron xác định tính chất hóa học tiêu biểu và vị trí của K, S, Ar, Fe trong bảng tuần hoàn.

Câu 2 (TH): Cho biết số hiệu nguyên tử của: Na (Z=11), O (Z=8), Al (Z=13), N (Z=7), S (Z=16), H (Z=1), Cl (Z=17), C (Z=6).

a) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất: N2, NH3, CO2, SO2, HNO3.

b) Xác định cộng hóa trị, điện hóa trị của các nguyên tố: Na, S, Al, O, C, H, Cl trong các phân tử hợp chất: Na2S, Al2O3, CS2, H2S, SCl2.

Phần II: Bài tập

Câu 3 (TH): Chỉ dùng quỳ tím nêu phương pháp phân biệt các lọ dung dịch không dán nhãn:  NaNO3, Ba(NO3)2, Ba(OH)2, HCl, NaOH, H2SO4.

Câu 4 (TH): Lập các phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Cho biết vai trò của các chất trong phản ứng:

a) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O

b) HCl + KMnO4 → MnCl2 + KCl + H2O + Cl2

c) HNO3 + P → H3PO4 + NO2 + H2O

d) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Câu 5 (VD): Cho 10,2 gam hỗn hợp Mg, Al tan hết trong dung dịch axit HCl nồng độ 14,6% thu được 11,2 lít khí hiđro (đktc).

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tính khối lượng dung dịch axit HCl đã tham gia phản ứng.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải: Từ số hiệu nguyên tử Z ta viết được cấu hình electron, từ cấu hình electron ta suy ra cấu hình ion.

Cách viết cấu hình electron:

1. Xác định số electron của nguyên tử.

2. Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc sau: phân lớp s chứa tối đa 2e; phân lớp p chứa tối đa 6e; phân lớp d chứa tối đa 10e; phân lớp f chứa tối đa 14e.

3. Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (1s 2s 2p 3s 3p  3d 4s 4p…).

Cách xác định một nguyên tố là kim loại/phi kim/khí hiếm dựa vào cấu hình electron:

Xác định số e lớp ngoài cùng:

+ Nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng (trừ H, He và B) => kim loại

+ Nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng => phi kim

+ Nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng => kim loại hoặc phi kim

+ Nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng và He (1s2) => khí hiếm

Cách xác định vị trí của một nguyên tố khi biết Z:

1. Viết cấu hình e của nguyên tố

2. Từ cấu hình suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

*Chu kì: số lớp = số thứ tự chu kì

*Nhóm:- Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp s, p => nhóm A

Số e lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm

– Nếu e cuối cùng được điền vào phân lớp d, f => nhóm B

Gọi n là tổng số e hóa trị của nguyên tố (n = số e lớp ngoài cùng + số e phân lớp sát ngoài cùng)

+ n < 8 => nhóm nB

+ 8 ≤ n ≤ 10 => nhóm VIIB

+ n > 10 => nhóm (n-10)B

Giải chi tiết:

a) Viết cấu hình electron của các nguyên tử và ion: K, S, Ar, Fe, K+, S2-, Fe2+, Fe3+.

K (Z=19): 1s22s22p63s23p64s1

S (Z=16): 1s22s22p63s23p4

Ar (Z=18): 1s22s22p63s23p6

Fe (Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2

K+:1s22s22p63s23p6

S2-: 1s22s22p63s23p6

Fe2+:1s22s22p63s23p63d6

Fe3+:1s22s22p63s23p63d5

b)*Tính chất tiêu biểu:

+ K là kim loại (do có 1 e ở lớp ngoài cùng).

+ S là phi kim (do có 6 e ở lớp ngoài cùng).

+ Ar là khí hiếm (do có 8 e ở lớp ngoài cùng).

+ Fe là kim loại (do là nguyên tố họ d).

*Vị trí trong BTH:

+ K thuộc ô số 19 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 19), chu kì 4 (vì có 4 lớp electron), nhóm IA (vì có 1 e ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng điền vào phân lớp s).

+ S thuộc ô số 16 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 16), chu kì 3 (vì có 3 lớp electron), nhóm VIA (vì có 6 e ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng điền vào phân lớp p).

+ Ar thuộc ô số 18 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 18), chu kì 3 (vì có 3 lớp electron), nhóm VIIIA (vì có 8 e ở lớp ngoài cùng và electron cuối cùng điền vào phân lớp p).

+ Fe thuộc ô số 26 (vì có số hiệu nguyên tử bằng 26), chu kì 4 (vì có 4 lớp electron), nhóm VIIIB (vì có 8 e hóa trị và electron cuối cùng điền vào phân lớp d).

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Dựa vào số hiệu nguyên tử suy ra cấu hình electron của các  nguyên tử từ đó viết được công thức electron của các chất để các nguyên tử đều đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

b)+ Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.

+ Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.

Giải chi tiết:

a) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất:

Chất Công thức electron Công thức cấu tạo
N2 $N \equiv N$
NH3 $\begin{array}{l}H – N – H\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,|\\\,\,\,\,\,\,\,\,H\end{array}$
CO2 $O = C = O$
SO2
HNO3 $\begin{array}{l}H – O – N = O\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \downarrow \\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,O\end{array}$

b) Trong hợp chất Na2S, điện hóa trị của Na bằng 1+; điện hóa trị của S bằng 2-.

Trong hợp chất Al­2O3, điện hóa trị của Al bằng 3+, điện hóa trị của O bằng 2-.

Trong hợp chất CS2, cộng hóa trị của C bằng 4, cộng hóa trị của S bằng 2.

Trong hợp chất H2S, cộng hóa trị của S bằng 2, cộng hóa trị của H bằng 1.

Trong hợp chất SCl2, cộng hóa trị của S bằng 2, cộng hóa trị của Cl bằng 1.

Câu 3: Đáp án

– Lấy các mẫu thử ra các ống nghiệm và đánh số thứ tự.

– Cho quỳ tím vào các ống nghiệm trên:

+ Ống nghiệm nào quỳ tím hóa đỏ thì đó là HCl và H2SO4 (nhóm 1)

+ Ống nghiệm nào quỳ tím hóa xanh thì đó là Ba(OH)2 và NaOH (nhóm 2)

+ Ống nghiệm nào quỳ tím không đổi màu thì đó là NaNO3, Ba(NO3)2 (nhóm 3).

– Lấy các chất ở nhóm 1 đổ lần lượt vào các chất ở nhóm 2. Nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng thì chứng tỏ chất đã lấy ở nhóm 1 là H2SO4 và chất đã lấy ở nhóm 2 là Ba(OH)2. Còn lại không có hiện tượng gì là HCl ở nhóm 1 và NaOH ở nhóm 2.

PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O

– Cho dung dịch H2SO4 vừa nhận biết được cho vào 2 dung dịch ở nhóm 3.

Dung dịch nào làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Ba(NO3)2, còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3.

PTHH: H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 ↓ + 2HNO3

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử:

– Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

– Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

– Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

– Đặt hệ số của các chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác.

Giải chi tiết:

a) ${\rm{3}}\mathop {{\rm{Mg}}}\limits^0 {\rm{ + 8H}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 5} {{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {\rm{3}}\mathop {Mg\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)}\limits_{\rm{2}}^{{\rm{ + 2 + 5}}} {\rm{ + 4}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O + 2}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 2} {\rm{O}}$

$\left. {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {x3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }\limits^{} }\\{\mathop {x2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }\limits^{} }\end{array}} \right|\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Mg}\limits^{\rm{0}} \mathop { \to Mg}\limits^{{\rm{ + 2}}} {\rm{ + 2e}}}\\{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{N}}}\limits^{{\rm{ + 5}}} {\rm{ + 3e}} \to \mathop {\rm{N}}\limits^{{\rm{ + 2}}} }\end{array}} \right.$

b) $16H\mathop {Cl}\limits^{ – 1} + {\rm{2}}K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} \to {\rm{2}}KCl + {\rm{2}}\mathop {Mn}\limits^{ + 2} C{l_2} + {\rm{5}}\mathop {Cl}\limits_2^0 {\mkern 1mu} + {\rm{8}}{H_2}O$

x2x5∣∣∣∣∣

$\left. {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {x2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }\limits^{} }\\{\mathop {x5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }\limits^{} }\end{array}} \right|\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Mn}\limits^{ + 7} {\rm{ + 5e}} \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} }\\{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{2Cl}}}\limits^{ – 1} \to \mathop {{\rm{C}}{{\rm{l}}_2}}\limits^0 {\rm{ + 2e}}}\end{array}} \right.$

c) ${\rm{P + 5HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{P}}{{\rm{O}}_4}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O + 5N}}{{\rm{O}}_2}$x1x5∣∣∣∣∣

$\left. {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {x1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }\limits^{} }\\{\mathop {x5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }\limits^{} }\end{array}} \right|\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{P}}}\limits^{\rm{0}} \mathop { \to {\rm{P}}}\limits^{{\rm{ + 5}}} {\rm{ + 5e}}}\\{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{N}}}\limits^{{\rm{ + 5}}} {\rm{ + 1e}} \to \mathop {\rm{N}}\limits^{ + 4} }\end{array}} \right.$

d) $10\mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4} + {\rm{2}}K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + {\rm{8}}{H_2}S{O_4} \to 5\mathop {Fe}\limits_2^{ + 3} {\left( {S{O_4}} \right)_3} + {\rm{2}}\mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4} + {K_2}S{O_4} + {\rm{8}}{H_2}O$

$\left. {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {x{5_{}}}\limits^{} }\\{\mathop {x2}\limits^{} }\end{array}} \right|\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 2F{e_{}}}\limits^{ + 2} \mathop { \to Fe}\limits_2^{{\rm{ + 3}}} {\rm{ + 2e}}}\\{\mathop {{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Mn}\limits^{{\rm{ + 7}}} {\rm{ + 5e}} \to \mathop {Mn}\limits^{ + 2} }\end{array}} \right.$

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

– Viết phương trình hóa học.

– Đặt ẩn số mol Mg và Al lần lượt là x, y mol sau đó lập hệ phương trình về khối lượng Mg, Al và số mol H2.

Giải chi tiết:

a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2

Đặt nMg = x mol; nAl = y mol.

Ta có: mhỗn hợp = mMg + mAl = 24x + 27y = 10,2 gam và nH2 = x + 3/2 y = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol

Giải hệ trên ta có x = 0,2 và y = 0,2 → mMg = 4,8 (g) và mAl = 5,4 (g)

b) Ta có: nHCl = 2.nH2 = 2.0,5 = 1 mol → mHCl = 1.36,5 = 36,5 (g)

→ mdd HCl 14,6% = 36,5.100/14,6 = 250 (gam)

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Đông Anh Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Việt Đức Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây