Đề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
205

Đề thi học kì 1 Hoá 10 Trường THPT Nguyễn Trãi- Ba Đình Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết gồm 20 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1 (NB): Số hạt nơtron có trong 1 nguyên tử $_{35}^{81}Br$ là:

A. 46 B. 35 C. 11 D. 81

Câu 2 (TH): Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là RO3. Nguyên tử R có 3 lớp electron. Vậy R là nguyên tố nào sau đây?

A. Selen (Z=34). B. Nhôm (Z=13). C. Clo (Z=17). D. Lưu huỳnh (Z=16).

Câu 3 (TH): Cấu hình electron của anion X2- là 1s22s22p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. 1s22s12p6B. 1s22s22p4C. 1s22s22p3D. 1s22s22p63s2.

Câu 4 (VD): Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là

A. 35 B. 46 C. 81 D. 79

Câu 5 (NB): Nói về cấu tạo lớp vỏ electron của nguyên tử, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron. B. Phân lớp d chứa tối đa 5 electron.

C. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron. D. Lớp thứ ba chứa tối đa 18 electron.

Câu 6 (TH): Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?

A. HCl. B. Br2C. NH3D. NaCl.

Câu 7 (TH): Hạt nhân nguyên tử nguyên tố R có 9 hạt nơtron, số khối là 17. Nguyên tử R có số lớp electron là:

A. B. C. D. 5

Câu 8 (VD): Công thức oxit cao nhất của một nguyên tố là X2O5. Trong hợp chất khí của X với hiđro có 17,65% (về khối lượng) là hiđro. Nguyên tử khối của X là

A. 7. B. 10. C. 14. D. 31.

Câu 9 (NB): Một loại nguyên tử clo có 17 proton, 17 electron và 20 nơtron. Cấu hình eletron của nguyên tử clo là

A. 1s22s22p63s13p6B. 1s22s22p63s23p6C. 1s22s22p63s23p5D. 1s22s22p63s23p64s2.

Câu 10 (NB): Li là kim loại nhẹ nhất. Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật hàng không. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố liti ở chu kỳ 2, nhóm IA. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố liti là

A. 3. B. 4. C. 7. D. 5.

Câu 11 (NB): Trong hợp chất RbCl, điện hóa trị của nguyên tố Rb (nhóm IA) là

A. 1+ B. 7- C. 1- D. 7+

Câu 12 (NB): Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p3. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R lần lượt là

A. R2O5 và RH3B. RO2 và RH4C. RO3 và RH2D. RO2 và RH2 .

Câu 13 (VD): Trong tự nhiên, nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất (có số khối là 37) chiếm 25% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Số khối của đồng vị thứ hai là

A. 36. B. 34. C. 17. D. 35.

Câu 14 (VD): Cho 0,897 gam một kim loại kiềm R tác dụng hoàn toàn với nước, thu được 436,8 ml khí H2 (đktc). Kim loại R là (Cho: H = 1; Li = 7; O = 16; Na = 23; K = 39; Rb = 85)

A. Rb. B. Na. C. K. D. Li.

Câu 15 (TH): Nguyên tố Si ở nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Trong phân tử oxit cao nhất của Si, phần trăm khối lượng của oxi là (Cho: O = 16; Si = 28)

A. 63,64%.  B. 36,36%.  C. 46,67%.  D. 53,33%.

Câu 16 (VD): Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Zn và 0,1 mol Al tác dụng vừa đủ với hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2, thu được hỗn hợp chất rắn Y (chỉ gồm oxit và muối). Trong thí nghiệm trên, các chất trong X đã

A. nhường 0,5 mol electron.         B. nhường 0,7 mol electron.

C. nhận 0,7 mol electron. D. nhận 0,5 mol electron.

Câu 17 (VD): Dãy gồm các nguyên tố S (Z=16), O (Z=8), F (Z=9), sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện từ trái sang phải là

A. S, F, O. B. F, O, S. C. O, S, F. D. S, O, F.

Câu 18 (VD): Cho phương trình hóa học: aCu + bHNO3  cCu(NO3)2 + dNO2 + eH2O (a, b, c, d, e là hệ số của các chất trong phương trình hóa học). Tỉ lệ a : b là

A. 4 : 1. B. 2:1. C. 1:2. D. 1:4.

Câu 19 (TH): Trong các loại protein của cơ thể sống đều chứa nguyên tố nitơ. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nitơ là 7. Trong bảng tuần hoàn, nitơ ở vị trí

A. số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA. B. số thứ tự 14, chu kì 2, nhóm VIIA.

C. số thứ tự 7, chu kì 2, nhóm VA. D. số thứ tự 7, chu kì 2, nhóm IIIA.

Câu 20 (NB): Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử nguyên tố khí hiếm?

A. 1s22s22p63s23p3B. 1s22s22p63s23p6C. 1s22s22p63s23p1D. 1s22s22p63s23p5.

II. TỰ LUẬN

Câu 21 (VD): Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hoá – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử: Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)+ SO2 + H2O

Câu 22 (VD): Nguyên tố clo có số hiệu nguyên tử là 17.

a) Viết cấu hình e của nguyên tử clo và xác định vị trí của clo trong bảng tuần hoàn (giải thích).

b) Điền thông tin vào bảng sau:

Nguyên tố Hóa trị cao nhất với oxi Hóa trị với hiđro Công thức oxit cao nhất Công thức hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất Công thức hợp chất với hiđro

c) Viết công thức electron, công thức cấu tạo phân tử hợp chất của clo với hiđro.

d) Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liên kết ion khi Cl2 tác dụng với kim loại K (nhóm IA).

Câu 23 (VD): Cho 9,6 gam kim loại M (nhóm IIA) phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí hiđro (ở đktc).

a) Tìm kim loại M.

b) Mặt khác, cũng lượng kim loại trên cho phản ứng hoàn toàn với HNO3 dư, thu được a mol hỗn hợp sản phẩm khử N+5 gồm hai khí NO và NO2. Biết số mol của hai khí NO và NO2 bằng nhau. Tính a.

Cho nguyên tử khối: H = 1; Be = 9; Mg = 24; Cl = 35,5; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137.

Đáp án

1-A 2-D 3-B 4-C 5-B 6-B 7-A 8-C 9-C 10-A
11-A 12-A 13-D 14-B 15-D 16-C 17-D 18-D 19-C 20-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Phương pháp giải:

Kí hiệu nguyên tử $_Z^AX$

+ Z là số hiệu nguyên tử và Z = số p = số e

+ A là số khối và A = Z + N

Giải chi tiết:

Ta có: N = A – Z = 81 – 35 = 46

Câu 2: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Từ oxit cao nhất của R suy ra R thuộc nhóm VIA → Số e lớp ngoài cùng.

– Kết hợp với số lớp e suy ra cấu hình e của R.

Giải chi tiết:

Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là RO3 suy ra R thuộc nhóm VIA → R có 6e lớp ngoài cùng

Mà R có 3 lớp e nên cấu hình e của R là 1s22s22p63s23p4.

→ Z = 16 → R là lưu huỳnh.

Câu 3: Đáp án B

Phương pháp giải:

Ta có: X + 2e → X2-

Từ cấu hình electron của X2- suy ra cấu hình electron của X.

Giải chi tiết:

Ta có: X + 2e → X2-

Từ cấu hình electron của X2- là 1s22s22p6 suy ra cấu hình electron của X là là 1s22s22p4.

Câu 4: Đáp án C

Phương pháp giải:

Gọi số hạt proton (số hạt electron) trong nguyên tử X là Z, số hạt notron trong nguyên tử X là N.

+ Tổng hạt của X: p + e + n = 2Z + N

+ Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n): p + e – n = 2Z – N

Lập hệ phương trình giải tìm được Z, N → A = Z + N

Giải chi tiết:

Gọi số hạt proton (số hạt electron) trong nguyên tử X là Z, số hạt notron trong nguyên tử X là N.

+ Tổng hạt của X: p + e + n = 2Z + N = 116 (1)

+ Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n): p + e – n = 2Z – N = 24 (2)

Giải hệ ta được Z = 35 và N = 46.

→ Số khối của hạt nhân nguyên tử X là: A = Z + N = 81.

Câu 5: Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào quy tắc số electron tối đa trong phân lớp và lớp electron:

+ Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron.

+ Phân lớp s có tối đa 2 electron, phân lớp p có tối đa 6 electron, phân lớp d có tối đa 10 electron, phân lớp f có tối đa 14 electron.

Giải chi tiết:

Dựa vào quy tắc số electron tối đa trong phân lớp và lớp electron:

+ Lớp thứ n có tối đa 2n2 electron.

+ Phân lớp s có tối đa 2 electron, phân lớp p có tối đa 6 electron, phân lớp d có tối đa 10 electron, phân lớp f có tối đa 14 electron.

– Xét A: Lớp thứ hai có chứa tối đa 2.22 = 8 electron → Phát biểu A đúng.

– Xét B: Phân lớp p có tối đa 6 electron → Phát biểu C đúng.

– Xét C: Phân lớp d chứa tối đa 10 electron →Phát biểu B sai.

– Xét D: Lớp thứ ba có chứa tối đa 2.32 = 18 electron → Phát biểu D đúng.

Câu 6: Đáp án B

Phương pháp giải:

Phân tử đơn chất có liên kết cộng hóa trị không cực.

Giải chi tiết:

Phân tử đơn chất có liên kết cộng hóa trị không cực. Vậy phân tử Br2 có liên kết cộng hóa trị không cực.

Câu 7: Đáp án A

Phương pháp giải:

Từ N, A → Z → Cấu hình e → Số lớp e

Giải chi tiết:

Ta có: Z = A – N = 17 – 9 = 8

Cấu hình e: 1s22s22p4 → R có 2 lớp electron.

Câu 8: Đáp án C

Phương pháp giải:

Từ công thức oxit cao nhất của nguyên tố X suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn.

Từ phần trăm khối lượng của H trong hợp chất khí với hiđro để xác định nguyên tử khối của X.

Giải chi tiết:

X2O5 → X thuộc nhóm VA → XH3

Trong XH3 ta có: $\% {m_H} = \frac{3}{{{M_X} + 3}}.100\% = 17,65\% $ → MX = 14

Câu 9: Đáp án C

Phương pháp giải:

Cách viết cấu hình e nguyên tử:

+ Xác định số electron của nguyên tử.

+ Các e được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử  và tuân theo quy tắc: phân lớp s chứa tối đa 2 e; phân lớp p chứa tối đa 6 e; phân lớp d chứa tối đa 10 e; phân lớp f chứa tối đa 14 e.

+ Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thức tự của các lớp electron.

Giải chi tiết:

Nguyên tử clo có 17 electron → Cấu hình eletron nguyên tử clo là: 1s22s22p63s23p5.

Câu 10: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Từ vị trí của liti trong bảng tuần hoàn viết cấu hình electron nguyên tử của liti.

– Từ cấu hình electron nguyên tử xác định được số hiệu nguyên tử của liti.

Giải chi tiết:

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Li ở chu kỳ 2, nhóm IA → Li có 2 lớp electron và có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình e của Li là 1s22s1 → Z = 3

Câu 11: Đáp án A

Phương pháp giải:

Điện hóa trị bằng với điện tích của ion (viết số trước, dấu sau).

Giải chi tiết:

Trong hợp chất RbCl, điện hóa trị của nguyên tố Rb (nhóm IA) là 1+.

Câu 12: Đáp án A

Phương pháp giải:

Nguyên tố R thuộc nhóm nA thì:

+ Hóa trị cao nhất với oxi của R là n

+ Hóa trị trong hợp chất khí với H là 8-n

Từ đó xác định được công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R.

Giải chi tiết:

Từ cấu hình e của R ta thấy R có 5e lớp ngoài cùng và e cuối cùng điền vào phân lớp p → R thuộc nhóm VA

→ CT oxit cao nhất là R2O5 và CT hợp chất khí với H là RH3

Câu 13: Đáp án D

Phương pháp giải:

Công thức tính NTK trung bình:

$\bar A = \frac{{{x_1}.{A_1} + … + {x_n}{A_n}}}{{100}}$ với x1, …, xn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị A1, …, An

Giải chi tiết:

% số nguyên tử của đồng vị thứ hai là 100% – 25% = 75%.

Gọi số khối của đồng vị thứ hai là A2.

NTK trung bình của X: ${\bar A_X} = \frac{{37.25 + {A_2}.75}}{{100}} = 35,5$ → A2 = 35

Câu 14: Đáp án B

Phương pháp giải:

Kim loại kiềm R phản ứng với nước: R + H2O → ROH + ½ H2

Từ số mol H2 → số mol R → MR

Giải chi tiết:

Ta có: nH2 = 0,4368 : 22,4 = 0,0195 mol

PTHH: R + H2O → ROH + ½ H2

Theo PTHH: nR = 2nH2 = 0,039 mol

→ MR = mR : nR = 0,897 : 0,039 = 23 → R là Na.

Câu 15: Đáp án D

Phương pháp giải:

Nguyên tố thuộc nhóm nA → Hóa trị trong oxit cao nhất là n → CT của oxit cao nhất.

Giải chi tiết:

Si thuộc nhóm IVA → Hóa trị trong oxit cao nhất là IV → Oxit là SiO2.

→ %mO = $\frac{{16.2.100\% }}{{28 + 16.2}}$ = 53,33%

Câu 16: Đáp án C

Phương pháp giải:

+ Viết QT cho e của KL → n e cho

+ Áp dụng định luật bảo toàn e để xác định nhận định đúng

Giải chi tiết:

Quá trình nhường electron của Zn và Al là:

Zn → Zn2+ + 2e

0,2 →           0,4 mol

Al → Al3+ + 3e

0,1 →           0,3 mol

→ n e cho = 0,3 + 0,4 = 0,7 mol

Theo định luật bảo toàn electron: ne cho = ne nhận = 0,7 mol.

Vậy trong thí nghiệm trên, các chất trong X đã nhận 0,7 mol electron.

Câu 17: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Từ Z → Vị trí của các nguyên tố

– Quy luật biến đổi độ âm điện:

+ Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.

+ Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử tăng dần.

Giải chi tiết:

S (Z=16): 1s22s22p63s23p4 → S thuộc ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.

O (Z=8): 1s22s22p→ O thuộc ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.

F (Z=9): 1s22s22p→ F thuộc ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.

Ta có vị trí của các nguyên tố S, O, F như sau:

 Nhóm

Chu kì

Nhóm VIA Nhóm VIIA
Chu kì 2 O F
Chu kì 3 S

+ Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện tăng dần

→ Độ âm điện O < F (1)

+ Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện giảm dần

→ Độ âm điện của S < O (2)

Kết hợp (1) và (2) → Độ âm điện S < O < F

Câu 18: Đáp án D

Phương pháp giải:

Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Giải chi tiết:

$\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {x1}\limits^{} }\\{\mathop {x2}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {Cu}\limits^0 \mathop { \to Cu}\limits^{{\rm{ + 2}}} {\rm{ + 2e}}}\\{\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{{\rm{ + 5}}} {\rm{ + 1e}} \to \mathop {\rm{S}}\limits^{ + 4} }\end{array}} \right.$

→ PTHH: Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

→ a : b = 1 : 4

Câu 19: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Từ Z → Cấu hình e

– Từ cấu hình e → Vị trí của nguyên tố trong BTH

+ Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử

+ Số thứ tự chu kì = số lớp electron

+ Số thứ tự nhóm A = số electron hóa trị.

Giải chi tiết:

N có Z = 7 → Cấu hình e là 1s22s22p3.

→ Vị trí của N trong BTH các nguyên tố hóa học:

+ Ô số 7 (do Z = 7)

+ Chu kì 2 (do có 2 lớp electron)

+ Nhóm VA (vì có 5 electron hóa trị và là nguyên tố p)

Câu 20: Đáp án B

Phương pháp giải:

Nguyên tử nguyên tố khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng (trường hợp ngoại lệ He có 2 electron ở lớp ngoài cùng).

Giải chi tiết:

Nguyên tử có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên là cấu hình hình electron của khí hiếm.

Câu 21: Đáp án

Phương pháp giải:

Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron:

1. Xác định số oxi hóa của những nguyên tố có số oxi hóa thay đổi.

2. Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

3. Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hóa nhận.

4. Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng. Hoàn thành phương trình hóa học.

Giải chi tiết:

Ta có: Fe có số oxi hóa tăng từ 0 lên +3 → Fe là chất khử

S có số oxi hóa giảm từ +6 xuống +4 → H2SO4 là chất oxi hóa

$\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {x2}\limits^{} }\\{\mathop {x3}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {Fe}\limits^0 \mathop { \to Fe}\limits^{{\rm{ + 3}}} {\rm{ + 3e}}}\\{\mathop {\rm{S}}\limits^{{\rm{ + 6}}} {\rm{ + 2e}} \to \mathop {\rm{S}}\limits^{ + 4} }\end{array}} \right.$

→ PTHH: 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

Câu 22: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Viết cấu hình e của nguyên tử clo và xác định vị trí của clo trong bảng tuần hoàn:

Số thứ tự ô = Số hiệu nguyên tử

Số thứ tự chu kì = Số lớp electron

Số thứ tự nhóm = Số electron hóa trị

b) Nguyên tố R thuộc nhóm nA thì:

+ Hóa trị cao nhất với oxi của R là n

+ Hóa trị trong hợp chất khí với H là 8-n

Từ đó viết được công thức oxit cao nhất, công thức hiđroxit và công thức hợp chất khí với hiđro.

c) Dựa vào số electron ở lớp ngoài cùng của clo để viết công thức electron, công thức cấu tạo phân tử hợp chất của clo với hiđro.

d) Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liên kết ion khi Cl2 tác dụng với kim loại K (nhóm IA).

Giải chi tiết:

a) Cấu hình e là 1s22s22p63s23p5

Vị trí: + Ô số 17 vì Z = 17

+ Nhóm VIIA vì là nguyên tố p, nguyên tử có 7 e ở lớp ngoài cùng.

+ Chu kì 3 vì nguyên tử có 3 lớp e.

b) Nguyên tố Cl thuộc nhóm VIIA thì:

+ Hóa trị cao nhất với oxi của Cl là 7

+ Hóa trị trong hợp chất khí với H là 1

Vậy ta có bảng sau:

Nguyên tố Hóa trị cao nhất với oxi Hóa trị với hiđro Công thức oxit cao nhất Công thức hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất Công thức hợp chất với hiđro
Cl 7 1 Cl2O7 HclO4 HCl

c) Công thức electron và CTCT của HCl:

Công thức electron CTCT
H – Cl

d) Phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liên kết ion khi Cl2 tác dụng với kim loại K (nhóm IA):

Câu 23: Đáp án

Phương pháp giải:

a) M + 2HCl → MCl2 + H2

Ta có: nM = nH2. Từ đó tính được MM = m : n và xác định được tên kim loại M.

b) Viết các quá trình cho nhận e và áp dụng định luật bảo toàn electron để tính a.

Giải chi tiết:

a) Ta có: nH2 = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol

PTHH: M + 2HCl → MCl2 + H2

Theo PTHH: nM = nH2 = 0,4 mol

→ MM = 9,6 : 0,4 = 24 (g/mol). Vậy M là Mg.

b) Ta có các quá trình cho electron và nhận electron như sau:

Đặt nNO = nNO2 = 0,5a mol

Mg → Mg2+ + 2e

0,4                  0,8 mol

N+5 + 1e → N+4

0,5a ← 0,5a mol

N+5 + 3e → N+2

1,5a ← 0,5a mol

Theo định luật bảo toàn electron: ne cho = ne nhận → 0,8 = 0,5a + 1,5a → a = 0,4 mol

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Đầm Dơi Cà Mau Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây