Đề Thi Hoá 10 Học Kì 1 Trường THPT Trường Chinh TP Hồ Chí Minh Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
194

Đề thi Hoá 10 học kì 1 Trường THPT Trường Chinh TP Hồ Chí Minh có lời giải và đáp án chi tiết gồm có lý thuyết và bài tập. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Phần I: Lý Thuyết

Câu 1 (TH): Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa.

a. Al + HNO→ Al(NO3)3 + N2O + H2O

b. NH3 + O→ N+ H2O

Câu 2 (VD): Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau, cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

a. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 12.

b. Nguyên tử nguyên tốY và T (ZY< ZT) ở cùng chu kì, thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện dương trong nguyên tử Y và X là 25.

Phần II: Bài Tập

Câu 3 (TH): Thực hiện các yêu cầu sau (không cần giải thích)

a. Cho các nguyên tố: P, N, F, O. Hãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính phi kim.

b. Sắp xếp các chất sau: Mg(OH)2, Al(OH)3, KOH, NaOH theo chiều tăng dần tính bazơ.

Câu 4 (TH):

a. Viết công thức electron, công thức cấu tạo của CO2.

b. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử KCl.Viết phương trình phản ứng biểu diễn sự di chuyển electron.

Câu 5 (VD): Một nguyên tố R có hóa trị cao nhất với oxi bằng 3 lần hóa trị của R trong hợp chất khí với hiđro. Trong oxit cao nhất có chứa 40% nguyên tố R về khối lượng. Định tên R.

Câu 6 (VD): Khi cho 3,9 gam kali tác dụng hết với 52,2 gam nước thì thu được khí H2 và dung dịch A.Tính C% chất tan trong dung dịch A.

Câu 7 (VD): Tổng số hạt mang điện trong anion $MO_x^{2 – }$ là 78 hạt. Biết rằng M là nguyên tố thuộc nhóm A và x là số nguyên dương, lẻ. Xác định công thức của ion trên.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

*Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

*Cách xác định chất khử, chất oxi hóa:

– Chất nhường e là chất khử (chất bị oxi hóa)

– Chất nhận e là chất oxi  hóa (chất bị khử)

Giải chi tiết:

a. $\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {8x}\limits^{} }\\{\mathop {3x}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{\mathop {Al}\limits^0 – 3e \to \;\mathop {Al}\limits^{ + 3} }\\{2\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ + 5} + 8e \to \mathop {{\rm{ }}N}\limits_2^{ + 1} O}\end{array}} \right.$

→ PTHH: 8Al + 30 HNO3 →8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

Chất khử: Al

Chất oxi hóa: HNO3

b. $\begin{array}{*{20}{c}}{\mathop {2x}\limits^{} }\\{\mathop {3x}\limits^{} }\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{l}}{2\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ – 3} – 6e \to \mathop {{\rm{ }}N}\limits_2^0 }\\{\mathop {{\rm{ }}O}\limits_2^0 + 4e \to 2\mathop {{\rm{ }}O}\limits^{ – 2} }\end{array}} \right.$

→ PTHH: 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

Chất khử: NH3

Chất oxi hóa: O2

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

*Cách viết cấu hình e nguyên tử:

– Xác định số e nguyên tử

– Viết sự phân bố các e theo các mức năng lượng: các e được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s …) và tuân theo quy tắc: phân lớp s chứa tối đa 2e, phân lớp p chứa tối đa 6e, phân lớp d chứa tối đa 10e, phân lớp f chứa tối đa 14e.

– Viết cấu hình e hoàn chỉnh (sắp xếp các phân lớp từ trong ra ngoài).

*Cách xác định một nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm:

Các nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng (ns2np6) và nguyên tử He (1s2) là khí hiếm

– Các nguyên tử có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng là kim loại (trừ H, He, B)

– Các nguyên tử  có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng là phi kim

– Các nguyên tử có 4e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim

Giải chi tiết:

a. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 12 có các trường hợp sau:

1s2s2p3s3p6→ khí hiếm

1s2s2p3s3p4s1→ kim loại

1s2s2p3s3p64s2→ kim loại

b. Nguyên tử nguyên tốY và T ở cùng chu kì, thuộc 2 ô liên tiếp (ZY< ZT), có tổng số hạt mang điện dương là 25.

ZY + ZT = 25

ZT – ZY = 1

→ ZY  = 12 →1s2s2p3s2→ kim loại do có 2e lớp ngoài cùng

→ ZT  = 13 →1s2s2p3s23p3→ kim loại do có 3e lớp ngoài cùng

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

– B1: Xác định vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

– B2: Dựa vào quy luật biến đổi để sắp xếp các nguyên tố theo yêu cầu của đề bài

Giải chi tiết:

a. Vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

Nhóm VA Nhóm VIA Nhóm VIIA
Chu kì 2 N O F
Chu kì 3 P

Quy luật biến đổi tính phi kim:

– Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng dần => N < O < F

– Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính phi kim giảm dần => P < N

Vậy các nguyên tố theo chiều giảm dần tính phi kim: F, O, N, P

b. Vị trí tương đối của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

Nhóm IA Nhóm IIA Nhóm IIIA
Chu kì 3 Na Mg Al
Chu kì 4 K

Quy luật biến đổi lực bazo:

– Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazo giảm dần

=> NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3

– Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính bazo tăng dần => KOH > NaOH

Vậy các chất sau theo chiều tăng dần tính bazo: Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH,KOH

Câu 4: Đáp án

a. Công thức electron, công thức cấu tạo của CO2.

O :: C :: O                O = C = O

b. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử KCl, viết phương trình phản ứng biểu diễn sự di chuyển electron.

K → K+1e

Cl  +  1e → Cl

K+  +  Cl → KCl

2K + Cl→  2KCl

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

Tổng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro và hóa trị của nguyên tố đó trong oxit cao nhất bằng 8.

Giải chi tiết:

Gọi n là hóa trị của R trong hợp chất với hidro, m là hóa trị của R trong oxit cao nhất.

Ta có:  $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{n + m = 8}\\{n = \frac{m}{3}}\end{array}} \right. \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{n = 2}\\{m = 6}\end{array}} \right.$

Công thức của oxit cao nhất là: RO3

%mR = 40%→ %mO =60%

Ta có: $\frac{{16.3}}{{{M_R} + 16.3}}.100\% = 60\% \to {M_R} = 32$

Vậy R là lưu huỳnh, kí hiệu: S

Câu 6: Đáp án

Phương pháp giải:

Viết PTHH và tính toán theo PTHH

Giải chi tiết:

PTHH:    2K+ 2H2O →  2KOH  + H2

0,1     0,1        0,05

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

dd sau pư = mK + mH2O – mH2 = 3,9 + 52,2 – 0,05.2 = 56 (g)

$C{\% _{ddKOH}} = \frac{{{m_{KOH}}}}{{{m_{dd{\kern 1pt} sau{\kern 1pt} pu}}}}.100\% = \frac{{0,1.56}}{{56}}.100\% = 10\% $

Câu 7: Đáp án

Phương pháp giải:

Từ số hạt mang điện của ion đa nguyên tử ta lập được mối liên hệ:

2Z+ 2xZ= 76

Biện luận với các trường hợp:

+ x = 1         + x = 2          + x = 3

Giải chi tiết:

$M{O_x} + 2{\rm{e}} \to MO_x^{2 – }$

2Z+ 2xZ= 76 => 2ZM + 2x.8 = 76 hay 2ZM + 16x = 76

x = 1 →  Z= 30 (loại vì viết cấu hình e thấy nguyên tố thuộc nhóm B)

x = 3 →  Z= 14: Silic →  $Si{\rm{O}}_3^{2 – }$

x = 5 →  Z< 0 (loại)

Vậy công thức của ion là $Si{\rm{O}}_3^{2 – }$

Bài trướcĐề Thi Hoá 10 Học Kì 1 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân -Vĩnh Phúc Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Hoá 10 Học Kì 1 Trường THPT Nguyễn Trãi- TP Đà Nẵng Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây