Đề Thi Học Kì 1 Hoá 8 Phòng GD&ĐT Kim Bôi Hoà Bình Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
153

Đề thi học kì 1 Hoá 8 Phòng GD&ĐT Kim Bôi Hoà Bình có đáp án, trắc nghiệm và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

PHÒNG GD&ĐT HOÀ BÌNH

HUYỆN KIM BÔI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Những nguyên tố tạo nên Canxi cacbonat có trong vỏ trứng là:

A. Ba, C, O     B. Ca, C, O     C. K, C, O    D. C,  P, O

Câu 2 (TH): Phân tử khối của Axit sunfuric H2SO4   là:

A. 89 đvC      B. 94 đvC     C. 98 đvC      D. 49 đvC

Câu 3 (TH): Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:

A. Tàn đỏ tắt.     B. Tàn đỏ nổ to.    C. Tàn đỏ giữ nguyên.      D. Tàn đỏ bùng sáng.

Câu 4 (TH): Công thức hoá học của Sắt (III) oxit  Fe2O 3 , thành phần % theo khối lượng của Fe là:

A. 70%      B. 60%                    C. 50%        D. 40%

Câu 5 (VD): Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

KClO3  →  KCl    +   O2

FeCl2   +  AgNO3  →  Fe(NO3)2   +   AgCl

Fe    +   HCl   → FeCl2  +  H2

Al   +   Cu(NO3)2  →  Al(NO3)3   +  Cu

Câu 6 (VD): a) Tính khối lượng của:  0,75 mol  Al2O3  ;  11,2 lít khí CO2  (ở đktc).

b) Tìm số mol của:  14 gam Fe ;   32 gam khí SO2

c) Tìm thể tích của: 11 gam khí CO2  (ở đktc); 4 gam khí H2  (ở đktc).

Câu 7 (VD): Cho 26 gam Zn phản ứng hoàn toàn với axit HCl sau phản ứng thu được muối

Kẽm clorua ( ZnCl2) và khí H2  (ở đktc).

a) Viết PTPƯ xảy ra?

b) Tính thể tích khí Hsinh ra?

c) Tính khối lượng axit HCl đã phản ứng?

Câu 8 (VDC): Phân huỷ 86,8 gam HgO một thời gian ở nhiệt độ cao sau phản ứng thu được 60,3 gam Hg và 3,36 lít khí O(ở đktc). Tìm khối lượng Osinh ra và khối lượng HgO không  bị phân huỷ?

Đáp án

1-B 2-C 3-D 4-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Canxi cacbonat có công thức hóa học là: CaCO3 => được tạo nên từ các nguyên tố: Ca, C, O

Câu 2: Đáp án C

MH2SO4 = 2.1 + 32 + 16.4 = 98 (g/mol) hay 98 đvC

Câu 3: Đáp án D

2KMnO4 K2MnO4 + O

Do phản ứng nhiệt phân sinh ra khí O2 vì vạy khi đưa tàn đóm đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng tàn đóm bùng sáng.

Câu 4: Đáp án A

$\% {m_{Fe}} = \frac{{2.56}}{{2.56 + 16.3}}.100\% = 70\% $

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

Chọn hệ số thích hợp điền trước các công thức hóa học sao cho tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau

Giải chi tiết:

Viết đúng mỗi PTHH, cân bằng đúng cho 0,5 điểm. Nếu viết sai hoặc cân bằng sai trừ 0,25 điểm.

2KClO3 →  2KCl   +   O2

FeCl2   +  2AgNO3  →   Fe(NO3)2   +   2AgCl↓

Fe    +   2HCl   →  FeCl2  +  H2

2Al   +   3Cu(NO3)2 →  2Al(NO3)3  +  3Cu↓

Câu 6: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Công thức: m = n.M

n = V/22,4

b) Công thức chuyển đổi số mol: n = m : M

c) Công thức: n = m : M

V = n. 22,4

Giải chi tiết:

a) mAl2O3 = 0,75.102 = 76,5 (g)                             (0,5 điểm)

${n_{C{O_2}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5{\mkern 1mu} (mol) = > {m_{C{O_2}}} = 0,5.44 = 22{\mkern 1mu} (g)$ (0,5 điểm)

b) ${n_{Fe}} = \frac{{14}}{{56}} = 0,25{\mkern 1mu} (mol)$    (0,5 điểm)

${n_{{O_2}}} = \frac{{32}}{{64}} = 0,5{\mkern 1mu} (mol)$     (0,5 điểm)

c) ${n_{C{O_2}}} = \frac{{11}}{{44}} = 0,25{\mkern 1mu} (mol){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = > {\mkern 1mu} {V_{C{O_{2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }}}}(dktc) = 0,25.22,4 = 5,6{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} (l)$  (0,5 điểm)

${n_{{H_2}}} = \frac{4}{2} = 2{\mkern 1mu} (mol) = > {\mkern 1mu} {V_{{H_2}}}(dktc) = 2.22,4 = 44,8{\mkern 1mu} (l)$                 (0,5 điểm)

Câu 7: Đáp án

Phương pháp giải:

a) PTPƯ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

b) Đổi số mol Zn, tính toán số mol H2 theo số mol Zn

c) dựa vào ptpư tính toán số mol HCl theo số mol Zn

Giải chi tiết:

a) PTPƯ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑               (0,5 điểm)

b) ${n_{Zn}} = \frac{{26}}{{65}} = 0,4{\mkern 1mu} (mol)$                     (0,5 điểm)

Theo PTPƯ: nH2 = nZn =0,4 (mol) => VH2( đktc) = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)              (0,5 điểm)

c) Theo PTPƯ: nHCl = 2nZn = 2.0,4 = 0,8 (mol) => mHCl = 0,8.36,5 = 29,2 (g) (0,5 điểm)

Câu 8: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Đổi số mol O2 theo công thức: nO2 = VO2/22,4 =? => mO2 = nO2. MO2 = ?

áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mHgO phân hủy = mHg + mO2 = ?

Khối lượng HgO không bị phân hủy là: mHgO dư = 86,8 – mHgO phân hủy = ? (g)

Giải chi tiết:

${n_{{O_2}}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15{\mkern 1mu} (mol) = > {m_{{O_2}}} = 0,15.32 = 4,8{\mkern 1mu} (g)$  (0,25 điểm)

2HgO → 2Hg + O2↑                                           (0,25 điểm)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mHgO phân hủy = mHg + mO2 = 60,3 + 4,8 = 65,1 (g)  (0,25 điểm)

Khối lượng HgO không bị phân hủy là:

mHgO dư = 86,8 – 65,1 = 21,7 (g)                                (0,25 điểm)

Bài trướcĐề Thi Hoá 8 Học Kì 1 Trường THCS Thuỷ Châu Hương Thuỷ Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Hoá 9 Học Kì 1 Trường THCS Trần Quốc Toản Bình Tân Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây