Đề Thi Sinh 12 Học Kì 1 Trường THPT Ngô Quyền- Hải Phòng Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
155

Đề thi Sinh 12 học kì 1 Trường THPT Ngô Quyền- Hải Phòng có đáp án và lời giải chi tiết gồm 24 câu trắc nghiệm và tự luận. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: SINH HỌC – Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (TH): Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?

A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.

B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.

C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.

D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.

Câu 2 (NB): Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) đựơc xác định bằng

A. tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

B. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác bố mẹ.

C. tổng tỉ lệ của hai lọai giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.

D. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống bố mẹ.

Câu 3 (TH): Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ – xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

A.  XBX× XbY.  B. XBX× XBY.  C. XbX× XBY.  D. XBX× XbY.

Câu 4 (VDC): Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) $\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}$ trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ

A. 18,75%. B. 56,25 % C. 38,94%. D. 30,25%.

Câu 5 (NB): Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là

A. phân li tính trạng. B. chọn lọc tự nhiên. C. di truyền. D. biến dị.

Câu 6 (NB): Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi

A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện.

C. loài mới xuất hiện.         D. họ mới xuất hiện.

Câu 7 (TH): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại ?

(1). Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của loài.

(2). Giao phối không ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

(3). Giao phối ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm cho đột biến được phát tán trong quần thể, tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

(4). Đột biến không được xem là nhân tố tiến hóa vì phần lớn đột biến trong tự nhiên gây hại cho thể đột biến.

(5). CLTN được xem là nhân tố tiến hóa vì nhân tố này làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

A. B. C. D. 1

Câu 8 (NB): Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là

A.  thoái hóa giống.  B. ưu thế lai.  C. bất thụ. D. siêu trội.

Câu 9 (TH): Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do

A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.

B. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.

C. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.

D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định

Câu 10 (NB): Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

A. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.

B. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.

C. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

D. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.

Câu 11 (TH): Ở phép lai XAXa$\frac{{BD}}{{bd}}$ × XaY$\frac{{bd}}{{bd}}$, nếu có hoán vị gen ở cả hai giới, mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con là:

A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.     B. 16 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

C. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.   D. 16 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.

Câu 12 (VD): Cho biết các bước của một quy trình như sau:

1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.

4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:

A. 1 → 3 → 2 → 4.   B. 3 → 2 → 1 → 4.   C. 3 → 1 → 2 → 4.   D. 1 → 2 → 3 → 4.

Câu 13 (NB): Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là

A. gây đột biến gen. B. gây đột biến dị bội.

C. gây đột biến cấu trúc NST. D. gây đột biến đa bội.

Câu 14 (NB): Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp

A. lai xa va đa bội hóa. B. giao phối cận huyết.

C. lai khác dòng. D. tự thụ phấn.

Câu 15 (TH): Kiểu gen của hợp tử và f là bao nhiêu nếu khi giảm phân tạo giao tử ab = 30%?

A. $\frac{{Ab}}{{aB}},f = 20\% $ B. $\frac{{AB}}{{ab}},f = 20\% $ C. $\frac{{Ab}}{{aB}},f = 40\% $ D. $\frac{{AB}}{{ab}},f = 40\% $

Câu 16 (NB): Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là

A. Protein.  B. ADN vòng.  C. ARN ngoài nhân.  D. ADN thẳng.

Câu 17 (NB): Nguyên nhân phát sinh thường biến là

A. do rối loạn sinh lý, sinh hoá nội bào.  B. do tác động của tác nhân hoá học.

C. do tác động trực tiếp của điều kiện sống.  D. do tác động của tác nhân vật lí.

Câu 18 (NB): Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.

Câu 19 (NB): Ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt được gọi là

A. hiện tượng lại giống.  B. hiện tượng lại tổ.

C. cơ quan thoái hóa. D. di tích còn lại từ sự phát triền trong bào thai.

Câu 20 (NB): Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

A. quần thể giao phối có lựa chọn.  B. quần thể ngẫu phối.

C. quần thể tự phối.   D. quần thể tự phối và ngẫu phối.

Câu 21 (TH): Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là

A. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.

B. tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.

C. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.

D. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.

Câu 22 (NB): Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là

A. cá thể.   B. quần thể.  C. giao tử.  D. nhiễm sắc thể.

Câu 23 (TH): Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?

A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.

B. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận.

C. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận.

D. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho.

Câu 24 (TH): Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.

C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung.

Câu 25 (VD): Quần thể tự phối có cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa

a/ Xác định tần số mỗi alen trong quần thể.

b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể qua 3 thế hệ tự phối.

Câu 26 (VD): Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa

a/ Xác định cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể trên.

b/ Giả sử trong quá trình giao phối kiểu gen đồng hợp lặn không có khả năng sinh sản.

Đáp án

1. B 2. A 3. D 4. C 5. B 6. C 7. D 8. B 9. A 10. A
11. D 12. C 13. D 14. D 15. D 16. B 17. C 18. A 19. C 20. C
21. B 22. B 23. A 24. A

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.

Câu 2: Đáp án A

Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) đựơc xác định bằng tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hoán vị.

Câu 3: Đáp án D

Người con gái bị mù màu sẽ có kiểu gen XbXb → cả bố và mẹ đều phải có alen b trong kiểu gen.

Câu 4: Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB – = 0,25 – aabb

Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Giải chi tiết:

AB/ab × AB/ab

Có fB/b = 20%

→ giao tử ab = 0,4

→ kiểu hình aabb = 0,4 × 0,4 = 0,16

→ kiểu hình A-B- = 0,5 + 0,16 = 0,66

DE/de × DE/de

Có fE/e = 40%

→ giao tử de = 0,3

→ kiểu hình ddee = 0,3 × 0,3 = 0,09

→ kiểu hình D-E- = 0,5 + 0,09 = 0,59

Vậy kiểu hình A-bbD-ee = 0,09 x 0,16 = 0,3894 = 38,94%

Câu 5: Đáp án B

Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là chọn lọc tự nhiên.

Câu 6: Đáp án C

Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

Câu 7: Đáp án D

(1) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quâdn thể.

(2) sai, giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vì làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) sai, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hoá vì không làm thay đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể.

(4) sai, đột biến là nhân tố tiến hoá vì làm thay đổi thành phần kiểu gen, tần số alen của quần thể.

(5) đúng.

Câu 8: Đáp án B

Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là ưu thế lai.

Câu 9: Đáp án A

Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.

Câu 10: Đáp án A

Tần số tương đối của một alen được tính bằng tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.

Câu 11: Đáp án D

XAXa × XaY → 4 loại kiểu gen: 4 loại kiểu hình

$\frac{{BD}}{{bd}}$ × $\frac{{bd}}{{bd}}$ → 4 loại kiểu gen; 4 loại kiểu hình.

Câu 12: Đáp án C

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là: 3 → 1 → 2 → 4

Câu 13: Đáp án D

Conxixin được sử dụng để gây đột biến đa bội vì chất này ngăn cản hình thành thoi vô sắc.

Câu 14: Đáp án D

Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp tự thụ phấn.

Câu 15: Đáp án D

ab = 30% →cơ thể phải là dị hợp 2 cặp gen, ab là giao tử liên kết = (1-f)/2

Câu 16: Đáp án B

Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân là ADN vòng (trong ti thể, lạp thể)

Câu 17: Đáp án C

Nguyên nhân phát sinh thường biến là: do tác động trực tiếp của điều kiện sống.

Câu 18: Đáp án A

Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là đột biến.

Câu 19: Đáp án C

Ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt được gọi là cơ quan thoái hóa.

Câu 20: Đáp án C

Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở quần thể tự phối.

Câu 21: Đáp án B

Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.

Câu 22: Đáp án B

Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là quần thể.

Câu 23: Đáp án A

Phân tử ADN tái tổ hợp: ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho

Câu 24: Đáp án A

Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấy tạo giống nhau nhưng hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác xa nhau.

Cơ quan tương đồng phản ánh tiến hoá phân li.

Câu 25: Đáp án

Phương pháp giải:

Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa  sau  n thế hệ tự thụ phấn có  cấu trúc di truyền

$x + \frac{{y(1 – 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 – 1/{2^n})}}{2}aa$

Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa

Tần số alen pA $ = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 – {p_A}$

Giải chi tiết:

Quần thể tự phối cú cấu trúc ban đầu P: 0,36AA; 0,48Aa; 0,16aa

a/ Tần số alen A: pA= 0,36+0,48/2=0,6

Tần số alen a: qa= 0,16+0,48/2=0,4

b/ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể trờn qua 3 thế hệ tự phối.

Tần số kiểu gen dị hợp Aa = (1/2)3.0,48=0,06

Tần số kiểu gen đồng hợp AA = 0,36+(0,48-0,06)/2=0,57

Tần số kiểu gen đồng hợp aa = 0,16+(0,48-0,06)/2=0,37

→Cấu trúc di truyền quần thể tự phối ở F3: 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa

Câu 26: Đáp án

Xác định cấu trúc di truyền của quần thể giao phối ngẫu nhiên ở thế hệ F1.

Quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc ban đầu P: 0,4AA; 0,4Aa; 0,2aa

a/ Tần số alen A: pA= 0,4+0,4/2=0,6

Tần số alen a: qa= 0,2+0,4/2=0,4

Cấu trúc di truyền cân bằng của quần thể là. (0,6)2AA+2.0,6.0,4Aa+ (0,4)2aa=1

→0,36 AA+0,48Aa+ 0,16aa=1

b/ Kiểu gen aa không có khả năng sinh sản →cấu trúc quần thể P: 0,5AA: 0,5Aa

→ tần số alen mới (pA=0,5+0,5/2=0,75, qa= 0,25)

Quần thể giao phối ngẫu nhiên ở F1có cấu trúc: (0,75)2AA+2.0,75.0,25Aa+ (0,25)2aa=1

→0,5625 AA+0,3750Aa+ 0,0625aa=1

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Sinh 12 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Bắc Ninh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Sinh 12 Trường THPT Yên Lạc 2- Vĩnh Phúc Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây