Đề Thi Toán 11 Học kì 1 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Bắc Giang Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án

0
192

Đề thi Toán 11 học kì 1 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Bắc Giang Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án gồm 20 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT

BẮC GIANG

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2018 – 2019

MÔN: TOÁN – Lớp 11

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề

Mã đề: 111

MỤC TIÊU: Đề thi học kỳ I Toán 11 năm học 2018 – 2019 sở GD và ĐT Bắc Giang mã đề 111 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, trong đó phần trắc nghiệm gồm 20 câu, chiếm 5 điểm, phần tự luận gồm 3 câu, chiếm 5 điểm, thời gian làm bài 90 phút, ưu điểm của hình thức thi kết hợp này là vừa kiểm tra được khả năng nhạy bén của học sinh , đưa được nhiều nội dung kiến thức Toán 11 vào bài thi, vừa kiểm tra được khả năng tư duy logic và trình bày bài giải của học sinh lớp 11, đề thi có đáp án phần trắc nghiệm và lời giải phần tự luận.

A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Trong không gian cho 10 điểm phân biệt, trong đó không có 4 điểm nào đồng phẳng. Số các hình tứ diện có thể kẻ được là:

A. 210. B. 105. C. 315. D. 420.

Câu 2. Hệ số của ${x^{12}}$trong khai triển ${\left( {{x^2} + x} \right)^{10}}$ là

A. $C_{10}^6{.2^6}$. B. $C_{10}^6$. C. $C_{10}^8$. D. $ – C_{10}^2$.

Câu 3. Cho hình chóp $S.ABCD$. Gọi $M$và $N$ lần lượt là trung điểm của $SA$ và $SC$. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. $MN||mp\left( {ABCD} \right)$. B. $MN||mp\left( {SAB} \right)$. C. $MN||mp\left( {SBC} \right)$. D. $MN||mp\left( {SCD} \right)$.

Câu 4. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho $\Delta 😡 – 2y – 1 = 0$ và $\overrightarrow u \left( {4;3} \right)$. Gọi $d$ là đường thẳng sao cho ${T_{\overrightarrow u }}$ biến $d$ thành đường thẳng $\Delta $. Phương trình đường thẳng $d$ là

A. $x – 2y + 1 = 0$. B. $x – 2y + 9 = 0$. C. $x – 2y – 3 = 0$. D. $x – 2y – 9 = 0$.

Câu 5. Cho hình vuông ABCD tâm O. Ảnh của đường thẳng CD qua phép quay tâm O, góc quay −90° là:

A. đường thẳng AB. B. đường thẳng AC. C. đường thẳng DA. D. đường thẳng BC.

Câu 6. Trong không gian, mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trên một mặt phẳng.

B. Nếu ba đường thẳng đồng quy thì chúng cùng nằm trên một mặt phẳng.

C. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng.

D. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng cắt đường thẳng còn lại.

Câu 7. Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình thang cân đáy lớn AD. Gọi MNP lần lượt là trung điểm của ABCDSB. Thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng $\left( {MNP} \right)$ là

A. hình bình hành. B. hình thang. C. hình chữ nhật. D. hình vuông.

Câu 8. Nghiệm của phương trình $\sqrt 3 \tan x – 1 = 0$ là

A. $x = – \frac{\pi }{6} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$. B. $x = \frac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

C. $x = – \frac{\pi }{3} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$. D. $x = – \frac{\pi }{3} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

Câu 9. Số nghiệm của phương trình $2\cos x + 1 = 0$ thuộc khoảng $\left( { – \pi ;4\pi } \right)$ là:

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 10. Cho số tự nhiên $n$ thỏa mãn $A_n^2 = 132$. Giá trị của $n$ là:

A. $n = 10$. B. $n = 12$. C. $n = 11$. D. $n = 13$.

Câu 11. Gieo ngẫu nhiên 3 con súc sắc cân đối, đồng chất. Xác suất để tích số chấm xuất hiện trên ba con súc sắc là một số tự nhiên chẵn là:

A. $\frac{1}{8}$. B. $\frac{7}{8}$. C. $\frac{{23}}{{24}}$. D. $\frac{1}{2}$.

Câu 12. Mệnh đề nào dưới đây sai?

A. Hàm số $y = \tan x$ là hàm số lẻ. B. Hàm số $y = \cos x$ là hàm số chẵn.

C. Hàm số $y = \sin x$ là hàm số chẵn. D. Hàm số $y = \cot x$ là hàm số lẻ.

Câu 13. Hàm số $y = \cos x$ đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. $\left( { – \pi ;\frac{{3\pi }}{4}} \right)$. B. $\left( { – \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)$. C. $\left( {0;\pi } \right)$. D. $\left( { – \pi ;0} \right)$.

Câu 14. Số các giá trị nguyên của tham số $m$ để phương trình $m\sin x + 3\cos x = 2m$ có nghiệm là:

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 15. Tập xác định của hàm số $y = \frac{1}{{\sin x + \cos x}}$ là:

A. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – \frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}$ B. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}$

C. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}$ D. $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – \frac{\pi }{4} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}} \right\}$

Câu 16. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho $A\left( { – 2;3} \right)$ và $I\left( {1;5} \right)$. Gọi $B$ là ảnh của $A$ qua phép đối xứng tâm $I$. Tọa độ điểm $B$ là

A. $B\left( {0;13} \right)$. B. $B\left( {3;2} \right)$. C. $B\left( { – 5;1} \right)$. D. $B\left( {4;7} \right)$.

Câu 17. Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số?

A. 2058 B. 2401 C. 720 D. 840

Câu 18. Nghiệm của phương trình $\sin x + \sqrt 3 \cos x = 2$ là:

A. $x = \frac{{5\pi }}{6} + k\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}$ B. $x = \frac{\pi }{6} + k2\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}$ C. $x = – \frac{\pi }{6} + k\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}$ D. $x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}$

Câu 19. Hệ số của ${x^5}$ trong khai triển $P\left( x \right) = x{\left( {1 – 2x} \right)^5} + {x^2}{\left( {1 + 3x} \right)^{10}}$ là:

A. 3240 B. 80 C. 3320 D. 259200

Câu 20. Từ các số 1, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 4 chữ số đôi một khác nhau?

A. 49 B. 45 C. 47 D. 48

B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Mỗi tổ có 5 học sinh nam và 6 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 3 học sinh để làm trực nhật. Tính xác suất để 3 học sinh được chọn có cả nam và nữ.

Câu 2 (2,5 điểm): Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang, $AD$ là đáy lớn thỏa mãn $AD = 2BC$. Các điểm $M,N$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $SA,\,\,SD$.

a) Chứng minh đường thẳng $MN$ song song với mặt phẳng $\left( {SBC} \right)$.

b) Mặt phẳng $\left( {MCD} \right)$ cắt $SB$ tại $E$. Tính tỉ số $\frac{{SE}}{{EB}}$.

Câu 3 (0,5 điểm): Tìm $m$ để phương trình ${\sin ^2}x – \sin x\cos x – m{\cos ^2}x = 2\sqrt {3\sin x{{\cos }^3}x + m{{\cos }^4}x} $ có nghiệm trên khoảng $\left( {0;\frac{\pi }{4}} \right)$.

ĐÁP ÁN

A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

1-A 2-C 3-A 4-A 5-C 6-A 7-B 8-B 9-D 10-B
11-B 12-C 13-D 14-D 15-A 16-D 17-A 18-B 19-C 20-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1 [NB]: Đáp án A

Phương pháp:

– Tứ diện là hình có 4 đỉnh không đồng phẳng.

– Sử dụng tổ hợp.

Cách giải:

Chọn 4 điểm từ 10 điểm ta được 1 hình tứ diện.

Vậy số tứ diện có thể kẻ được là $C_{10}^4 = 210$.

Câu 2 [TH]: Đáp án C

Phương pháp:

– Sử dụng khai triển nhị thức Newton: ${\left( {a + b} \right)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{a^{n – k}}{b^k}} $.

– Sử dụng công thức $C_n^k = C_n^{n = k}$.

Cách giải:

Ta có: ${\left( {{x^2} + x} \right)^{10}} = \sum\limits_{k = 0}^{10} {C_{10}^k{{\left( {{x^2}} \right)}^k}.{x^{10 – k}}} = \sum\limits_{k = 0}^{10} {C_{10}^k.{x^{10 + k}}{\rm{ }}} \left( {0 \le k \le 10;{\rm{ }}k \in \mathbb{N}} \right)$.

Số hạng chứa ${x^{12}}$ ứng với $10 + k = 2 \Leftrightarrow k = 2\left( {tm} \right)$.

Vậy hệ số của ${x^{12}}$ trong khai triển trên là $C{\kern 1pt} _{10}^2 = C_{10}^8$.

Câu 3 [TH]: Đáp án A

Phương pháp:

$\left\{ \begin{array}{l}a||b\\b \subset \left( P \right)\end{array} \right. \Rightarrow a||\left( P \right)$

Cách giải:

Vì $MN$ là đường trung bình của tam giác $SAC$.

$ \Rightarrow MN||AC$ (Tính chất đường trung bình).

Mà $AC \subset \left( {ABCD} \right) \Rightarrow MN||\left( {ABCD} \right)$.

Câu 4 [TH]: Đáp án A

Phương pháp:

Phép tính tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song với nó.

Cách giải:

Vì $\Delta = {T_{\overrightarrow u }}\left( d \right) \Rightarrow \Delta ||d$ ⇒ Phương trình $\Delta $ có dạng: $x – 2y + c = 0\left( \Delta \right)$.

Lấy $A\left( {1;0} \right)$ bất kì thuộc $d$. Gọi $A’ = {T_{\overrightarrow u }}\left( A \right) \Rightarrow A’ \in \Delta $.

Ta có: $A’ \in {T_{\overrightarrow u }}\left( A \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_{A’}} = {x_A} + {x_{\overrightarrow u }} = 1 + 4 = 5\\{y_{A’}} = {y_A} + {y_{\overrightarrow u }} = 0 + 3 = 3\end{array} \right. \Rightarrow A’\left( {5;3} \right)$.

Vì $A’ \in \Delta \Rightarrow 5 – 2.3 + c = 0 \Leftrightarrow c = 1$.

Vậy phương trình đường thẳng $\Delta $ là: $x – 2y + 1 = 0$.

Câu 5 [TH]: Đáp án C

Phương pháp:

Vẽ hình và xác định ảnh của hai điểm $C,\,\,D$ qua phép quay tâm $O$, góc quay $ – 90^\circ $.

Cách giải:

Vì $ABCD$ là hình vuông nên $OA = OB = OC = OD$ và $AC \bot BD$ tại $O$.

Khi đó ta có: ${Q_{\left( {O; – 90^\circ } \right)}}\left( C \right) = D,{\rm{ }}{Q_{\left( {O; – 90^\circ } \right)}}\left( D \right) = A$.

Vậy ${Q_{\left( {O; – 90^\circ } \right)}}\left( {CD} \right) = DA$.

Chú ý: Phép quay góc có giá trị âm là phép quay cùng chiều kim đồng hồ.

Câu 6 [TH]: Đáp án A

Phương pháp:

Phân tích từng đáp án.

Cách giải:

Đáp án đúng là đáp án A.

Câu 7 [TH]: Đáp án B

Phương pháp:

Dạng thiết diện có sử dụng yếu tố song song.

Cách giải:

Vì $MN$ là đường trung bình của hình thang $ABCD \Rightarrow MN||AD||BC$.

Ta có: $\left\{ \begin{array}{l}\left( {MNP} \right) \supset MN\\\left( {SBC} \right) \supset BC\\MN||BC\left( {cmt} \right)\\P \in \left( {MNP} \right) \cap \left( {SBC} \right)\end{array} \right.$ ⇒ Giao tuyến của hai mặt phẳng $\left( {MNP} \right)$ và $\left( {SBC} \right)$ là đường thẳng đi qua $P$ và song song với $MN,BC$.

Gọi $Q$ là trung điểm của $SC \Rightarrow PQ||BC$ ($PQ$ là đường trung bình của tam giác $SBC$) $ \Rightarrow \left( {MNP} \right) \cap \left( {SBC} \right) = PQ$.

Vậy thiết diện của hình chóp cắt bởi $\left( {MNP} \right)$ là tứ giác $MNPQ$.

Do $PQ||BC||MN \Rightarrow MNPQ$ là hình thang.

Câu 8 [NB]: Đáp án B

Phương pháp:

Giải phương trình lượng giác cơ bản: $\tan x = \tan \alpha \Leftrightarrow x = \alpha + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

Cách giải:

$\sqrt 3 \tan x – 1 = 0 \Leftrightarrow \tan x = \frac{1}{{\sqrt 3 }} \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

Câu 9 [TH]: Đáp án D

Phương pháp:

– Giải phương trình lượng giác cơ bản: $\cos x = \cos \alpha \Leftrightarrow x = \pm \alpha + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

– Tìm các nghiệm thuộc khoảng $\left( { – \pi ;4\pi } \right)$.

Cách giải:

$2\cos x + 1 = 0 \Leftrightarrow \cos x = – \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \\x = – \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.{\rm{ }}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

+ Xét họ nghiệm $x = \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

$x \in \left( { – \pi ;4\pi } \right) \Leftrightarrow – \pi < \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi < 4\pi \Leftrightarrow – \frac{5}{6} < k < \frac{5}{3}$.

Mà $k \in \mathbb{Z} \Rightarrow k \in \left\{ {0;1} \right\} \Rightarrow x \in \left\{ {\frac{{2\pi }}{3};\frac{{8\pi }}{3}} \right\}$.

+ Xét họ nghiệm $x = – \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

$x \in \left( { – \pi ;4\pi } \right) \Leftrightarrow – \pi < – \frac{{2\pi }}{3} + k2\pi < 4\pi \Leftrightarrow – \frac{1}{6} < k < \frac{7}{3}$

Mà $k \in \mathbb{Z} \Rightarrow k \in \left\{ {0;1;2} \right\} \Rightarrow x \in \left\{ { – \frac{{2\pi }}{3};\frac{{4\pi }}{3};\frac{{10\pi }}{3}} \right\}$.

Vậy phương trình đã cho có 5 nghiệm thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 10 [TH]: Đáp án B

Phương pháp:

Sử dụng công thức: $A_n^k = \frac{{n!}}{{\left( {n – k} \right)!}}$

Cách giải:

$A_n^2 = 132\left( {n \ge 2,{\rm{ }}n \in \mathbb{N}} \right) \Leftrightarrow \frac{{n!}}{{\left( {n – 2} \right)!}} = 132$

$ \Leftrightarrow n\left( {n – 1} \right) = 132 \Leftrightarrow {n^2} – n – 132 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 12{\rm{ }}\left( {tm} \right)\\n = – 11{\rm{ }}\left( {ktm} \right)\end{array} \right.$

Vậy $n = 12$.

Câu 11 [TH]: Đáp án B

Phương pháp:

– Tích ba số là số chẵn khi và chỉ khi trong ba số có ít nhất một số chẵn.

– Sử dụng biến cố đối.

Cách giải:

Gieo ngẫu nhiên 3 con súc sắc cân đối, đồng chất $ \Rightarrow n\left( \Omega \right) = {6^3} = 216$.

Gọi A là biến cố: “tích số chấm xuất hiện trên ba con súc sắc là một số tự nhiên chẵn” ⇒ Trong ba lần gieo có ít nhất 1 lần xuất hiện mặt chẵn chấm.

$ \Rightarrow \overline A $: “Cả 3 lần gieo đều xuất hiện mặt lẻ chấm” $ \Rightarrow n\left( {\overline A } \right) = {3^3} = 27$.

Vậy $P\left( A \right) = 1 – P\left( {\overline A } \right) = 1 – \frac{{27}}{{216}} = \frac{7}{8}$.

Câu 12 [NB]: Đáp án C

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các hàm số lượng giác.

Cách giải:

Trong các hàm số $y = \sin x,{\rm{ }}y = \cos x,{\rm{ }}y = \tan x,{\rm{ }}y = \cot x$ chỉ có duy nhất hàm $y = \cos x$ là hàm số chẵn, ba hàm còn lại là hàm số lẻ.

Vậy đáp án sai là C.

Câu 13 [NB]: Đáp án D

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các hàm số lượng giác.

Cách giải:

Dựa vào đồ thị hàm số $y = \cos x$ ta thấy hàm số đồng biến trên $\left( { – \pi ;0} \right)$.

Câu 14 [TH]: Đáp án D

Phương pháp:

Phương trình dạng $a\sin x + b\cos x = c$ có nghiệm $ \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} \ge {c^2}$.

Cách giải:

Phương trình $m\sin x + 3\cos x = 2m$ có nghiệm $ \Leftrightarrow {m^2} + {3^2} \ge {\left( {2m} \right)^2}$.

$ \Leftrightarrow 3{m^2} \le 9 \Leftrightarrow {m^2} \le 3 \Leftrightarrow – \sqrt 3 \le m \le \sqrt 3 $,

Lại có $m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ { – 1;0;1} \right\}$.

Câu 15 [TH]: Đáp án A

Phương pháp:

Hàm số $\frac{1}{{f\left( x \right)}}$ xác định $ \Leftrightarrow f\left( x \right) \ne 0$.

Cách giải:

Hàm số xác định $ \Leftrightarrow \sin x + \cos x \ne 0$

$ \Leftrightarrow \sin x \ne – \cos x \Leftrightarrow \tan x \ne – 1 \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

Vậy tập xác định của hàm số là $D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { – \frac{\pi }{4} + k\pi ,{\rm{ }}k \in \mathbb{Z}} \right\}$.

Câu 16 [TH]: Đáp án D

Phương pháp:

Cho $I\left( {a;b} \right),{\rm{ }}A\left( {x;y} \right),{\rm{ }}A’\left( {x’;y’} \right)$. ${D_I}\left( A \right) = A’ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x’ = 2a – x\\y’ = 2b – y\end{array} \right.$.

Cách giải:

$B = {D_I}\left( A \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_B} = 2{x_I} – {x_A} = 2.1 – \left( { – 2} \right) = 4\\{y_B} = 2{y_I} – {y_A} = 2.5 – 3 = 7\end{array} \right.$.

Vậy $B\left( {4;7} \right)$.

Câu 17 [TH]: Đáp án A

Phương pháp:

Gọi số tự nhiên có 4 chữ số là $\overline {abcd} {\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$.

– Chọn lần lượt từng chữ số.

– Áp dụng quy tắc nhân.

Cách giải:

Gọi số tự nhiên có 4 chữ số là $\overline {abcd} {\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$.

Chọn $a$ có 6 cách.

Chọn $b,c,d$ mỗi chữ số có 7 cách chọn.

Vậy có ${6.7^3} = 2058$ số.

Chú ý: Đề bài không yêu cầu các chữ số đôi một khác nhau.

Câu 18 [TH]: Đáp án B

Phương pháp:

Phương pháp giải phương trình $a\sin x + b\cos x = c$.

– Chia cả 2 vế phương trình cho $\sqrt {{a^2} + {b^2}} $.

– Đặt $\frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \cos \alpha ,{\rm{ }}\frac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \sin \alpha $.

– Sử dụng công thức $\sin x\cos \alpha + \cos x\sin \alpha = \sin \left( {x + \alpha } \right)$, đưa phương trình về dạng phương trình lượng giác cơ bản và giải.

Cách giải:

$\sin x + \sqrt 3 \cos x = 2 \Leftrightarrow \frac{1}{2}\sin x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x = 1$

$ \Leftrightarrow \sin x\cos \frac{\pi }{3} + \cos x\sin \frac{\pi }{3} = 1 \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = 1$

$ \Leftrightarrow x + \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{2} + k2\pi \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{6} + k2\pi {\rm{ }}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)$.

Câu 19 [VD]: Đáp án C

Phương pháp:

Sử dụng khai triển nhị thức Newton: ${\left( {a + b} \right)^n} = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k{a^{n – k}}{b^k}} $.

Cách giải:

$P\left( x \right) = x{\left( {1 – 2x} \right)^5} + {x^2}{\left( {1 + 3x} \right)^{10}}$

$P\left( x \right) = x\sum\limits_{m = 0}^5 {C_5^m{{\left( { – 2} \right)}^m}{x^m}} + {x^2}\sum\limits_{n = 0}^{10} {C_{10}^n{3^n}{x^n}} $

$P\left( x \right) = \sum\limits_{m = 0}^5 {C_5^m{{\left( { – 2} \right)}^m}{x^{m + 1}}} + \sum\limits_{n = 0}^{10} {C_{10}^n{3^n}{x^{n + 2}}} $

Số hạng chứa ${x^5}$ ứng với $\left\{ \begin{array}{l}m + 1 = 5\\n + 2 = 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 4\\n = 3\end{array} \right.$.

Vậy hệ số của số hạng chứa ${x^5}$ trong khai triển trên là $C_5^4.{\left( { – 2} \right)^4} + C_{10}^3{.3^3} = 3320$.

Câu 20 [TH]: Đáp án D

Phương pháp:

Gọi số tự nhiên có 4 chữ số là $\overline {abcd} {\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$.

– Chọn chữ số $d$.

– Chọn các chữ số còn lại.

– Áp dụng quy tắc nhân.

Cách giải:

Gọi số tự nhiên có 4 chữ số là $\overline {abcd} {\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$.

Vì $\overline {abcd} {\rm{ }}\left( {a \ne 0} \right)$ là số chẵn nên $d \in \left\{ {4;6} \right\}$ ⇒ Có 2 cách chọn $d$.

Ứng với mỗi cách chọn $d$ có $A_4^3 = 24$ cách chọn 3 chữ số còn lại.

Áp dụng quy tắc nhân ta có: 2.24 = 48 số thỏa mãn.

B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) [VD].

Phương pháp:

Sử dụng biến cố đối.

Cách giải:

Giáo viên chọn ngẫu nhiên 3 học sinh để làm trực nhật $ \Rightarrow n\left( \Omega \right) = C_{11}^3 = 165$.

Gọi A là biến cố: “3 học sinh được chọn có cả nam và nữ”.

$ \Rightarrow \overline A $: “3 học sinh được chọn hoặc toàn là nam, hoặc toàn là nữ”.

Chọn 3 học sinh toàn là nam có $C_5^3$ cách.

Chọn 3 học sinh toàn là nữ có $C_6^3$ cách.

$ \Rightarrow n\left( {\overline A } \right) = C_5^3 + C_6^3 = 30$.

Vậy $P\left( A \right) = 1 – P\left( {\overline A } \right) = 1 – \frac{{30}}{{165}} = \frac{9}{{11}}$.

Câu 2 (2,5 điểm) [VD].

Phương pháp:

a) $\left\{ \begin{array}{l}a||b\\b \subset \left( P \right)\end{array} \right. \Rightarrow a||\left( P \right)$.

b) Chọn $SB \subset \left( Q \right)$, tìm $d = \left( Q \right) \cap \left( {MCD} \right)$, từ đó suy ra $E = d \cap SB$.

Sử dụng tính chất trọng tâm và định lí Ta-lét.

Cách giải:

a) Vì $MN$ là đường trung bình của tam giác $SAD \Rightarrow MN||AD$ (tính chất đường trung bình).

Mà $AD||BC\left( {gt} \right) \Rightarrow MN||BC$.

Lại có $BC \cap \left( {SBC} \right) \Rightarrow MN||\left( {SBC} \right)$.

b) Gọi $O$ là trung điểm của $AD$ ta có: $\left\{ \begin{array}{l}OD = BC = \frac{1}{2}AD\\OD||BC\left( {AD||BC} \right)\end{array} \right. \Rightarrow BCDO$ là hình bình hành $ \Rightarrow BO||CD$.

Chọn $SB \subset \left( {SBO} \right)$, tìm giao tuyến của $\left( {MCD} \right)$ và $\left( {SBO} \right)$.

+ $G$ là điểm chung thứ nhất.

$\left\{ \begin{array}{l}\left( {SBO} \right) \supset BO\\\left( {MCD} \right) \supset CD\\BO||CD\left( {cmt} \right)\end{array} \right.$ ⇒ Giao tuyến của $\left( {MCD} \right)$ và $\left( {SBO} \right)$ là đường thẳng qua $G$ và song song với $BO,CD$.

Trong $\left( {SBO} \right)$ kẻ $GE||BO\left( {E \in SB} \right) \Rightarrow \left( {MCD} \right) \cap \left( {SBO} \right) = GE$.

Ta có: $\left\{ \begin{array}{l}E \in SB\\E \in GH \subset \left( {MCD} \right)\end{array} \right. \Rightarrow E = SB \cap \left( {MCD} \right)$.

Xét tam giác $SAD$ có $G$ là giao điểm của hai đường trung tuyến

⇒ $G$ là trọng tâm tam giác $SAD \Rightarrow \frac{{SG}}{{GO}} = 2$.

Do $GE||OB$ nên áp dụng đinh lí Ta-lét ta có $\frac{{SE}}{{EB}} = \frac{{SG}}{{GO}} = 2$.

Câu 3 (0,5 điểm) [VDC].

Phương pháp:

– Chia cả 2 vế cho ${\cos ^2}x$, đưa phương trình về ẩn $\tan x$.

– Đưa phương trình về dạng tích.

– Sử dụng phương pháp giải phương trình chứa căn.

– Cô lập $m$, sử dụng phương pháp dùng BBT để biện luận nghiệm.

Cách giải:

Do $x \in \left( {0;\frac{\pi }{4}} \right) \Rightarrow \cos x > 0$.

Chia cả 2 vế phương trình cho ${\cos ^2}x$, ta có:

${\sin ^2}x – \sin x\cos x – m{\cos ^2}x = 2\sqrt {3\sin x{{\cos }^3}x + m{{\cos }^4}x} $

$ \Leftrightarrow {\tan ^2}x – \tan x – m = 2\sqrt {3\tan x + m} $

$ \Leftrightarrow {\tan ^2}x + 2\tan x – 3\tan x – m = 2\sqrt {3\tan x + m} $

$ \Leftrightarrow \left[ {{{\tan }^2}x – \left( {3\tan x + m} \right)} \right] = 2\sqrt {3\tan x + m} – 2\tan x$

$ \Leftrightarrow \left( {\tan x – \sqrt {3\tan x + m} } \right)\left( {\tan x + \sqrt {3\tan x + m} } \right) = 2\left( {\sqrt {3\tan x + m} – \tan x} \right)$

$ \Leftrightarrow \left( {\tan x – \sqrt {3\tan x + m} } \right)\left( {\tan x + \sqrt {3\tan x + m} + 2} \right) = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\tan x = \sqrt {3\tan x + m} \\\tan x + \sqrt {3\tan x + m} + 2 = 0\end{array} \right.$

Do $x \in \left( {0;\frac{\pi }{4}} \right) \Rightarrow \tan x > 0 \Rightarrow \tan x + \sqrt {3\tan x + m} + 2 > 0{\rm{ }}\forall x \in \left( {0;\frac{\pi }{4}} \right)$.

$ \Rightarrow \tan x = \sqrt {3\tan x + m} \Leftrightarrow {\tan ^2}x – 3\tan x – m = 0$.

Đặt $t = \tan x$, vì $x \in \left( {0;\frac{\pi }{4}} \right) \Rightarrow t \in \left( {0;1} \right)$.

$ \Rightarrow {t^2} – 3t – m = 0$ với $t \in \left( {0;1} \right) \Leftrightarrow {t^2} – 3t = m$ với $t \in \left( {0;1} \right)$.

Xét hàm số $f\left( t \right) = {t^2} – 3t$ ta có BBT:

Dựa vào BBT ta thấy phương trình có nghiệm $t \in \left( {0;1} \right)$ khi và chỉ khi $ – 2 < m < 0$.

Vậy $m \in \left( { – 2;0} \right)$.

——HẾT——

Bài trướcĐề Thi Toán 11 Học kì 1 Sở GD& ĐT Tỉnh Hưng Yên Trường THPT Chuyên Hưng Yên Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án
Bài tiếp theoĐề Thi Toán 11 Học kì 1 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Trường THPT Bạc Liêu Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây