Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 7 Phòng GD&ĐT Quận 7 TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
163

Đề thi học kì 1 Vật Lý 7 Phòng GD&ĐT Quận 7 TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 a) Hình 1 mô tả hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực? Muốn quan sát được hiện tượng này, ta cần đứng ở vị trí nào trên Trái Đất?

Hình 1

b) Để xảy ra hiện tượng ở câu a thì vị trí của Mặt trăng và Trái Đất phải như thế nào?

Câu 2: Ở chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương như hình 2.

a) Gương đó là loại gương nào?

b) Gương đó giúp ích gì cho người lái xe? Tại sao?

Câu 3: Vật A thực hiện được  dao động trong giây, vật B thực hiện được  dao động trong  giây.

a) Tính tần số dao động của hai vật trên.

b) Âm do vật nào phát ra cao hơn? Vật nào dao động chậm hơn?

Câu 4: Hãy cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm trong các trường hợp dưới đây?

a) Đàn ghi-ta đang đánh.

b) Cây sao đang thổi.

c) Thầy giáo đang giảng bài.

d) Cái trống đang đánh.

Câu 5: Một người cao $1,6m$ đứng cách gương phẳng $0,8m$ như hình 3. Để đơn giản khi vẽ hình, ta có thể vẽ người đó bằng mũi tên AB với A là đỉnh đầu, B là chân còn O là mắt của người đó như hình 4.

a) Chiều cao ảnh của người đó trong gương và khoảng cách từ người đó đến ảnh của mình là bao nhiêu?

b) Em hãy vẽ tia sáng từ chân của người đó đến gương sao cho tia phản xạ truyền vào mắt người đó.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về nhật thực – nguyệt thực SGK VL7 trang 10

Giải chi tiết:

a) Hình 1 mô tả hiện tượng nhật thực.

Muốn quan sát được hiện tượng này ta cần đứng ỏ chỗ bóng tối (để quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần) hoặc đứng chỗ bóng nửa tối (để quan sát hiện tượng nhật thực một phần).

b) Để xảy ra hiện tượng ở câu a thì  Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất phải thẳng hàng (Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất)

Câu 2: Đáp án

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về các loại gương

Giải chi tiết:

Gương đó là gương cầu lồi

Câu 3: Đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về gương cầu

Giải chi tiết:

Gương cầu lồi đó giúp cho người lái xe quan sát được các phương tiện, người di chuyển và các vật cản bị che khuất ở trên đường dẫn đến tránh được các tai nạn.

Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng.

Câu 4: Đáp án

Phương pháp giải:

a) Tần số là số dao đọng trong một giây.

b) Vận dụng lí thuyết độ cao của âm

Giải chi tiết:

a)+ Tần số dao động của vật A: $\frac{{1800}}{6} = 300Hz$

+ Tần số dao động của vật B: $\frac{{140}}{2} = 70Hz$

b) Âm do vật A phát ra cao hơn do tần số của vật A lớn hơn vật B.

Vật B dao động chậm hơn do tần số của vật B nhỏ hơn vật A.

Câu 5: Đáp án

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về nguồn âm

Giải chi tiết:

Bộ phân dao động phát ra âm trong các trường hợp là:

a) Dây đàn ghi-ta dao động khi ta đánh

b) Không khí dao động trong ống sáo

c) Thanh quản của thầy giáo dao động phát ra âm

d) Mặt trống dao động khi bị đánh

Câu 6: Đáp án

Phương pháp giải:

Vận dụng ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Giải chi tiết:

a) Chiều cao của người đó trong gương bằng $1,6m$

Khoảng cách từ người đó đến ảnh của mình là $0,8.2 = 1,6m$

b)

Bài trướcĐề Kiểm Tra Học Kì 1 Toán 7 Phòng GD&ĐT Quận 10 TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 7 Trường THCS Đoàn Thị Điểm Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây