Soạn Văn Bài 2: Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam

0
425

Soạn văn bài 2: khái quát văn học dân gian Việt Nam. Các bạn xem để tìm hiểu và cũng cố kiến thức, ôn tập hiệu quả nhất.

Bài 2.​​ KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ​​ thuật ngôn từ​​ truyền miệng được hình thành, tồn tại, phát triển nhà tập thể​​ và gắn bó mật thiết với các hoạt​​ động khác nhau trong đời sống cộng đồng.

​​ I. ĐC TRƯNG CƠ BN CA VĂN HC DÂN GIAN

Cũng là sáng tác nghệ​​ thuật ngôn từ, nhưng văn học dân gian khác với văn học viết bởi các đặc trưng sau:​​ 

1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ​​ thuật ngôn từ​​ truyền miệng (tính truyền miệng)

- Văn học dân gian ra đời, tồn tại và phát triển nhà truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết.

- Văn học viết được cố​​ định trên trang sách, dưới hình thức chữ​​ viết, còn văn học dân gian lại lưu truyền bằng miệng trong đời sống nhân dân, từ​​ người này sang người khác, từ​​ thế​​ hệ​​ này qua thế​​ hệ​​ khác, từ​​ địa phương này đến địa phương khác.​​ 

2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể​​ (tính tập thể)

- Văn học viết là sáng tác của những tác giả​​ cụ​​ thể, được ghi rõ họ​​ tên trên sách. Văn học dân gian là kết quả​​ của quá trình sáng tác tập thể​​ của quần chúng nhân dân. Khái niệm tập thể​​ trong văn học dân gian đồng nghĩa với vô danh, có nghĩa là không có tác giả​​ (hoặc không thể​​ xác định được tác giả​​ là ai cả).

- Quá trình sáng tác tập thể​​ diễn ra như sau: Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể​​ tiếp nhận; sau đó, những người khác (có thể​​ thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế​​ hệ​​ khác nhau) tham gia sửa chữa, bổ​​ sung làm cho tác phẩm biến đổi so với ban đầu, và được hoàn thiện hơn về​​ nội dung cũng như hình thức nghệ​​ thuật đạt đến mức​​ ổn định.

- Văn học dân gian được sáng tác tập thể​​ và trở​​ thành tài sản chung của tập thể.​​ 

3. Văn học dân gian gắn bó và phục​​ vụ​​ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành)

- Phần lớn các tác phẩm văn học dân gian được nảy sinh, truyền tụng trong các sinh hoạt cộng đồng như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè đình đám,... tạo nhịp điệu​​ để​​ phối hợp hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc. Nó gắn bó với sinh hoạt cộng đồng.

- Trong nhiều trường hợp, văn học dân gian cũng gắn liền với sinh hoạt cá nhân: người chèo thuyền hát những bài ca sông nước, người mẹ​​ ru con bằng những bài​​ hát ru,...

- Văn học dân gian không bị​​ bó hẹp trong phạm vi phản ánh các hoạt động cụ​​ thể​​ của con người mà thường mở​​ rộng ra những vấn đề​​ của đời sống tự​​ nhiên và xã hội liên quan đến cộng đồng, dân tộc, thậm chí toàn nhân loại.​​ 

II. HỆ​​ THỐNG THỂ​​ LOẠI CỦA​​ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

- Cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế​​ giới, văn học dân gian Việt Nam có những thể​​ loại chung và những thể​​ loại riêng, hợp thành một hệ​​ thống. Mỗi thể​​ loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức​​ riêng.

- Khung thể​​ loại của văn học dân gian Việt Nam bao gồm 12 thể​​ loại sau đây: thần thoại, sử​​ thi, truyền thuyết, cổ​​ tích, ngụ​​ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.​​ 

III. NHỮNG GIÁ TRỊ​​ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM​​ 

1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về​​ đời sống các dân tộc

- Văn học dân gian là trí khôn của nhân dân. Tri thức trong văn học dân gian rất phong phú, đa dạng thuộc đủ​​ mọi lĩnh vực của đời sống tự​​ nhiên, xã hội và con người.

- Tri thức​​ dân gian thể​​ hiện trình độ​​ và quan điểm nhận thức của nhân dân, vì vậy có sự​​ khác biệt so với nhận thức của giai cấp thống trị​​ cùng thời, đặc biệt là về​​ các vấn đề​​ lịch sử, xã hội.

- Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc​​ kết lại.​​ 

2. Văn học dân gian có giá trị​​ giáo dục sâu sắc về​​ đạo lí làm người

​​ - Quan trọng nhất là truyền thống nhân đạo của dân tộc mà văn học dân gian đã thể​​ hiện sâu sắc và nhất quán trong các thể​​ loại.

- Văn học dân gian góp phần hình thành cho các​​ thế​​ hệ​​ đời sau những phẩm chất tốt đẹp về​​ tinh thần yêu nước, lòng vị​​ tha, óc thực tiễn, tinh thần đấu tranh chống cái xấu trong xã hội,..​​ 

3. Văn học dân gian có giá trị​​ thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

- Văn học dân gian là kết tinh nghệ​​ thuật ngôn từ​​ của nhân dân. Đó là một loại hình nghệ​​ thuật đậm đà bản sắc Việt Nam, tạo được những đỉnh cao như là những mẫu mực trong văn học nghệ​​ thuật. Mỗi thể​​ loại đều có cái hay, cái đẹp riêng, đem lại những rung động​​ thẩm mĩ trong người đọc.

- Không chỉ​​ hấp dẫn mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, văn học dân gian còn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở​​ của văn học viết. Nhiều nhà văn, nhà thơ đã tìm đến văn học dân gian để​​ học tập.​​ 

LUYỆN TẬP

Gợi ý cách làm:​​ 

- Đọc kĩ định nghĩa​​ từng thể​​ loại văn học dân gian trong SGK (mục II) - Thống kê những điểm giống nhau giữa các thể​​ loại.​​ 

- Tìm ra những điểm khác nhau giữa các thể​​ loại.

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

(Tiếp theo)​​ 

II. LUYN TP​​ (gi ý gii các bài tp trong SGK)

​​ Bài tập 1

Đây là hình thức giao tiếp mang màu sắc văn chương. Sáng tác và thưởng thức văn chương cũng là một hoạt động giao tiếp. Các nhân tố​​ giao tiếp thể​​ hiện trong câu ca dao như sau:

- Nhân vật giao tiếp là những thanh niên nam nữ​​ trẻ​​ tuổi, được thể​​ hiện qua​​ các từ​​ anh và nàng.

- Hoàn cảnh giao tiếp là một đêm trăng thanh, thích hợp với việc bộc bạch tình cảm yêu đương.

- Mượn chuyện tre non đủ​​ lá đan sàng, nhân vật anh bày tỏ​​ ước muốn kết duyên với người con gái (nhân vật nàng).

- Cách nói của anh phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp: có sắc thái văn chương, gợi cảm, tế​​ nhị, dễ​​ đi vào lòng người con gái.

Bài tập 2

Khác với bài trên, đây là cuộc giao tiếp trong đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

- Trong cuộc giao tiếp đó, các nhân vật giao tiếp (À Cổ​​ và người ông) đã thực hiện các hành động giao tiếp như sau: chào (Cháu chào ông​​ ạ!), chào lại đáp lời (À Cổ​​ hả?), khen (Lớn tướng rồi nhỉ?), hỏi (Bố​​ cháu có gửi pin đài lên cho ông không?), trả​​ lời (Thưa ông, có​​ ạ!).

- Trong lời của ông già, cả​​ ba​​ câu đều có hình thức của câu hỏi, nhưng chỉ​​ có cấu thứ​​ ba là nhằm mục đích hỏi thực sự​​ và A Cổ​​ cũng chỉ​​ trả​​ lời đúng vào câu hỏi này. Còn hai câu trên là nhằm mục đích khác (chào đáp lại và khen), vì vậy A Cổ​​ không trả​​ lời cho hai câu này.

- Lời nói của nhân vật đã bộc lộ​​ rõ tình cảm, thái độ​​ và quan hệ​​ của hai ông cháu. Các từ​​ xưng hô (ông, cháu), các từ​​ tình thái (thưa,​​ ​​ - trong lời A Cổ​​ và hả, nhỉ​​ - trong lời ông già) đã bộc lộ​​ thái độ​​ kính mến của A Cổ​​ đối với người ông và tình cảm yêu quý của ông đối​​ với cháu.​​ 

Bài tập 3

Đọc kĩ bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ​​ Xuân Hương và tự​​ trả​​ lời các câu hỏi trong SGK.

Bài tập 4

Bài tập nhằm rèn luyện năng lực giao tiếp dưới dạng tiết,​​ ​​ đây là một dạng văn bản thông tin (một thông báo ngắn) để​​ giao tiếp với các​​ bạn học sinh toàn trường về​​ một vấn đề​​ cập nhật trong cuộc sống. Vận dụng những điều đã học về​​ thông báo​​ ​​ trung học cơ sở, em hãy tự​​ viết ra bản thông báo này với các yêu cầu sau: ngắn gọn, rõ, cụ​​ thể, đúng thể​​ thức; hướng tới đối tượng giao tiếp là các bạn học sinh; với nội dung giao tiếp là hoạt động làm sạch môi trường trong hoàn cảnh hưởng​​ ứng Ngày Môi trường thế​​ giới.​​ 

Bài tập 5

Dựa vào những gợi ý trong SGK, em hãy phân tích các nhân tố​​ giao tiếp được thể​​ hiện qua bức thư Bác Hồ​​ gửi học sinh cả​​ nước​​ nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945.

Gợi ý:

- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ, với tư cách Chủ​​ tịch nước viết thư cho học sinh cả​​ nước - thế​​ hệ​​ chủ​​ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập.

- Tình huống (hoàn cảnh giao tiếp): Đất nước vừa giành được độc lập,​​ học sinh được học tập trong một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

- Nội dung và mục đích: Chúc mừng học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, xác định nhiệm vụ​​ nặng nề​​ nhưng vẻ​​ vang của học sinh trong thời kì lịch sử​​ mới.

- Lời lẽ​​ trong thư: Thể​​ hiện tình cảm yêu thương, tin tưởng của người Bác kính yêu đối với đàn cháu nhỏ.

VĂN BẢN

​​ Cần nắm được khái niệm về​​ văn bản, các đặc điểm cơ bản của văn bản và các loại văn bản.​​ 

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM

1. Thí dụ: Câu tục ngữ​​ “Gần mực thì​​ đen, gần đèn thì sáng.” - Bài ca dao “Thân em như hạt mưa rào... hạt ra ruộng cày.”

- Bài “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19-12-1946 của Chủ​​ tịch Hồ​​ Chí Minh.

2. Các em trả​​ lời 5 câu hỏi trong sách giáo khoa và rút ra những điểm sau đây:

|Văn bản​​ là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường bao gồm nhiều câu và có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào một chủ​​ đề​​ và triển khai chủ​​ đề​​ đó một cách trọn vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự​​ liên kết chặt chẽ, đồng thời cả​​ văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Mỗi văn bản có dấu hiệu hình thức biểu hiện tính hoàn chỉnh về​​ nội dung: thường mở​​ đầu bằng một nhan đề​​ và có dấu hiệu kết thúc thích hợp với từng loại văn bản.​​ 

II. CÁC​​ LOI VĂN BN

1. Nhận xét ba văn bản nêu​​ ​​ mục I.1. trên đây, ta thấy:

- Văn bản 1 và 2 đề​​ cập đến những vấn đề​​ trong cuộc sống xã hội của con người, dùng từ​​ ngữ​​ thông thường trong đời sống nhưng là từ​​ ngữ​​ có hình​​ ảnh, gợi cảm: đó là văn bản nghệ​​ thuật.

- Văn bản 3 đề​​ cập đến một vấn đề​​ hệ​​ trọng của quốc gia dân tộc, thể​​ hiện trực tiếp bằng lí lẽ, lập luận; bên cạnh từ​​ ngữ​​ thông thường còn dùng nhiều từ​​ ngữ​​ thuộc lĩnh vực chính trị: đó là văn bản chính luận.

2. Ngoài hai loại văn bản trên đây, còn có nhiều loại văn bản khác như: thư, nhật kí; sách giáo khoa, tài liệu học tập, công trình nghiên cứu; đơn từ, biên bản, thông báo; bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn,... Các văn bản đó đều được viết theo các phong cách ngôn ngữ​​ khác nhau do phạm vi sử​​ dụng, mục đích giao tiếp, lớp từ​​ ngữ​​ riêng, cách kết cấu và trình bày đều không giống nhau (các em có thể​​ nêu một số​​ văn bản để​​ minh họa).

3. Từ​​ những điều nhận xét trên đây, có thể​​ rút ra kết luận về​​ các văn bản như sau:

​​ mức độ​​ khái quát nhất, người ta phân biệt các loại văn bản: - Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ​​ sinh hoạt (thư, nhật kí,...)

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ​​ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, bài báo khoa học, luận văn, luận án,...).

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ​​ hành chính (đơn, biên bản, nghị​​ quyết, luật,...).

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ​​ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,...).

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ​​ báo chí (bản tin, bài phóng sự,​​ bài phỏng vấn,...).

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ​​ nghệ​​ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,...).​​ 

III.​​ THC HÀNH - LUYN TP​​ 

• Bài tập bổ​​ sung

1. Đọc lại văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ​​ tịch Hồ​​ Chí Minh và chứng minh rằng đây là​​ một văn bản đã thể​​ hiện đầy đủ​​ và đẹp đẽ​​ nhất các đặc điểm cơ bản của một văn bản.

2. Tìm thí dụ​​ về​​ các loại văn bản đã học (mỗi loại cho một thí dụ​​ có xuất xứ​​ rõ ràng).

VIẾT BÀI LÀM VĂN số​​ 1

(Bài làm​​ ​​ nhà) ​​ Bài làm văn số​​ 1 là bài viết đầu tiên, nhằm ôn​​ lại những kiểu bài đã học​​ ​​ trung học cơ sở. Đề​​ bài sẽ​​ là kiểu bài nêu cảm nghĩ trước một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn chương).

Sách giáo khoa đã hướng dẫn rất cụ​​ thể​​ và tỉ​​ mỉ, có cả​​ gợi ý đề​​ bài và gợi ý cách làm bài để​​ các em suy nghĩ, chuẩn bị​​ cho bài làm được tốt. Các em cần đọc kĩ bài hướng dẫn trong sách giáo khoa để​​ vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp vào bài làm của mình. Nên đọc và suy nghĩ về​​ cách viết trong hai bài đọc thêm: một bài nêu cảm nghĩ trước một hiện tượng đời sống (Cha​​ thân yêu nhất của con) và một bài nêu cảm nghĩ về​​ một tác phẩm văn chương (Lấp lánh hồn ta mặn gió khơi).

 

Bài trướcSoạn Văn Bài 1. Tổng Quan Văn Học Việt Nam
Bài tiếp theoSoạn Văn Bài 3: Chiến Thắng Mtao Mxây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây